Đồ nghề của đội "săn ma" cũng khá đơn giản, chỉ có những băng ghi âm, máy ảnh hồng ngoại, máy đo từ trường và 1 hộp "bắt ma". Đôi khi, họ cũng sử dụng bộ kết nối Xbox để kiểm tra xem có "cái gì" đứng cạnh họ hay không.
Chia sẻ với tờ News.com.au trong ngày 6/11/2015, Peta Banks không ngần ngại cho biết, trước đây, nhóm của cô thường đến nhà riêng theo yêu cầu của chủ nhà.
Nhưng sau đó, họ đã dừng việc này bởi nhiều khi họ không tìm thấy gì. Họ cho rằng chủ nhà thường hay bị “thần hồn nát thần tính”.
Nơi họ tìm đến chính là những căn nhà bỏ hoang, bệnh viện, nhà tù hay các trại tị nạn. Vì đó là nơi được cho là yêu thích của các "bóng ma" - theo những người mê tín.
Một trong những nơi ám ảnh họ trong cuộc săn chính là khu nhà K Block – nơi từng là bệnh viện, nay bị bỏ hoang ở Anh.
Cho đến giờ, Peta Banks vẫn còn ám ảnh với một cuộc rượt đuổi tại ngôi nhà kỳ bí này. Dọc hành lang của ngôi nhà, 4 tình nguyện viên và Peta Banks đều cảm thấy mùi ám khí bốc lên.
Một lúc sau khi bước vào căn nhà, quá nửa trong số họ cảm thấy ngứa ran và cảm nhận 1 luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Khi họ đang trao đổi và lên kế hoạch cho công việc thì bất ngờ chiếc bàn cạnh họ nổ tung.
Rồi những tiếng nổ lớn ở khắp nơi vang lên, mọi thứ bị thổi bay. Peta Banks cố gắng bật đèn lên nhưng vô vọng. Mọi thứ trở nên hỗn loạn, những tiếng gào rú phát ra khắp nơi.
Ngay sau đó, bóng đèn trên 1 cái bàn kế bên bỗng nhiên bật tắt liên tục. Lúc này, Peta Banks và các bạn nhanh chóng lấy đồ nghề ra ghi lại nhưng các thiết bị tự nhiên đều trục trặc.
Cảm nhận 1 thứ gì đó đang đứng cạnh mình, Peta Banks cố gắng nhanh chóng lấy máy ảnh hồng ngoại. Sau đó, cô phát hiện ra 1 cái bóng giống đàn ông đang tiến đến gần cô. Peta Banks lo sợ hét ầm lên và bảo mọi người hãy nhanh chóng kiểm tra.
Cả 4 tình nguyện viên đều bất ngờ. Đột nhiên, 1 tình nguyện viên nam cảm thấy bị thứ gì đó tấn công. Anh ta bị kéo đi mà không ai giữ lại được.
Peta và những tình nguyện viên khác phải chạy theo. Họ phải dùng mọi sức lực để kéo bạn mình và giúp anh tỉnh lại.
Ngay sau đó, Peta Banks và những người bạn tìm đường ra khỏi căn nhà kỳ bí nhưng họ như lạc vào 1 mê cung.
Phải mất hơn 2 tiếng đi lạc, cuối cùng, họ mới tìm được đường ra. Peta Banks cho biết chưa bao giờ cô và các tình nguyện viên cảm thấy sợ đến vậy.
Peta Banks đứng ngoài hành lang tòa nhà bỏ hoang Parramatta Gaol trong một cuộc
"săn ma".
Một lần khác, trong cuộc săn tại một ngân hàng bỏ hoang có tên là Paramatta, Peta Banks và nhóm tình nguyện đều bị trêu đùa.
Người bị giựt tóc mạnh, người bị cào cấu, người bị đánh… Khi đưa máy ảnh hồng ngoại lên thì những cơn gió mạnh như lốc xoáy thổi lên. Phải vất vả lắm họ mới giữ được máy ảnh bởi gió quá mạnh.
Peta Banks chia sẻ, ám ảnh lớn nhất của cô và các bạn chính là việc nghe những băng đã được ghi âm từ những ngôi nhà hoang và phân tích chúng. Bởi lúc đó, cô và các bạn đều sởn gai ốc khi nghe những âm thanh kỳ dị phát ra.
Tuy nhiên, qua rất nhiều nghiên cứu thì các nhà khoa học trên thế giới thì những hiện tượng kì lạ này hoàn toàn lý giải được, phủ nhận mọi quan điểm mê tín dị đoan hoang đường.
Các hiện tượng mà nhiều người tưởng là "ma" thật ra là hệ quả của một hoặc vài hiện tượng sau:
1. Sự kích thích điện của não bộ. Rất nhiều người tin rằng họ từng nhìn thấy bóng người lướt qua tầm mắt rồi lập tức biến mất. Họ tin đó là ma quỷ hay linh hồn người quá cố.
Tuy nhiên các nhà khoa học Thụy Sĩ lại tin rằng não bộ bị kích thích gây ra hiện tượng như vậy.
Để minh chứng cho điều này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kích thích điện não vùng đỉnh thái dương trái của một bệnh nhân nữ mắc bệnh động kinh. Hiện tượng sau đó thật kỳ lạ, bệnh nhân nói có bóng người ngồi phía sau bắt chước từng cử động của cô.
2.Sự tác động của vô thức. Những năm 1840-1850, bàn cầu cơ là trò chơi tâm linh rất phổ biến của nhiều nước trên thế giới. Bàn cầu cơ bao gồm một bảng chứ cái, chữ số và hai từ “có” hoặc “không”.
Những người tham gia sẽ cùng nhau đặt tay lên một mảnh gỗ trên bảng và yêu cầu linh hồn (có thể là người thân đã qua đời) trả lời câu hỏi nào đó. "Linh hồn" sẽ di chuyển mảnh gỗ từ chữ này qua chữ khác. Nó cũng giống như hình thức “bói chén” ở Việt Nam.
Song, thực tế được các nhà khoa học chứng minh, việc mảnh gỗ di chuyển là do hiệu ứng vô thức, sức mạnh cơ bắp của những người tham gia mà không phải do linh hồn nào tạo ra.
3. Sóng hạ âm. Con người nghe được âm thanh trong khoảng tần số từ 20 đến 20.000 Hz. Những tiếng ồn có tần số nhỏ hơn 20 Hz được gọi là sóng hạ âm, nó hình thành từ các cơn bão, gió, thậm chí trong nhiều thiết bị hàng ngày.
Khi sóng hạ âm dao động ở tần số 19 Hz, gần bằng với tần số cử động nhãn cầu trên mắt con người (khoảng 20Hz) sẽ gây nên hiện tượng cộng hưởng, khiến con người nhìn thấy hình ảnh ma không có thực.
Nó cũng là nguyên nhân khiến con người nghe thấy tiếng gió gào thét dọc hành lang hoặc tiếng bước chân rùng rợn trong ngôi nhà.
4. Thuyết tự động. Rất nhiều người cho rằng họ có thể nghe được âm thanh bí ẩn từ một linh hồn sống ở nhiều thế kỷ trước hoặc để linh hồn chiếm đoạt thân xác của mình. Một số nhà khoa học đã đưa ra “thuyết tự động” để giải thích vấn đề trên.
Đây là một trạng thái thay đổi của ý thức, khi con người nói và suy nghĩ những điều họ không nhận thức được.
Nói cách khác khi một người tự điều chỉnh, xóa bỏ suy nghĩ trong đầu thì những hình ảnh, ý tưởng ngẫu nhiên có thể phát sinh và họ cho rằng những suy nghĩ này đến từ thực thể khác
5. Điểm lạnh. Đây là hiện tượng đáng sợ khi một người nào đó đang đứng trong nhà thì đột nhiên cảm thấy có khí lạnh xung quanh.
Tuy nhiên, nếu người đó bước sang trái hay sang phải vài bước thì nhiệt độ trở lại bình thường, các nhà cận tậm lý gọi đây là điểm lạnh.
Theo các nhà khoa học, khi những người hoài nghi điều tra ngôi nhà "bị ma ám", họ thường tìm thấy không khí mát mẻ vào ngôi nhà thông qua ống khói hoặc cửa sổ. Nhưng ngay cả khi căn phòng khép kín vẫn có lời giải thích hợp lý.
Nếu một khối không khí khô đi vào căn phòng ẩm ướt, khối không khí khô bay dưới thấp kết hợp với khối không khí ẩm hơn trên trần nhà sẽ tạo ra một dòng khí xoáy đối lưu. Người đứng ở đó có ấn tượng về một điểm lạnh vì làn da cảm thấy mát hơn.