Thời gian gần đây, hình ảnh người cha Lương Thế Huynh (42 tuổi, ngụ xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng) chạy xe máy có gắn tấm bảng in hình con trai 3 tuổi rong ruổi khắp nơi được nhiều người chia sẻ, đồng cảm.

Vẫn đi tìm con trong vô định

Gần 9 tháng trôi qua, anh Huynh đã dùng xe máy chạy qua nhiều tỉnh thành để tìm con trai mất tích. Ngày 30/11, trong khi bà con trong xóm anh đang tất bật chuẩn bị đón Tết, thì anh lại tiếp tục rong ruổi với chặng đường về Đắc Lắc tìm con sau khi nghe thông tin từ người dân rằng có một em bé được nhận nuôi có ngoại hình giống con trai mất tích.

timcon
Anh Huynh vẫn mải miết tìm con

Sáng ngày 1/2, qua điện thoại, anh Huynh cho biết: “Tôi vừa đến Krong Ana tối hôm kia và đã xác minh thông tin, lại vẫn không phải là con trai. Trời ơi không biết đến khi nào và biết phải tìm nơi đâu nữa”, người cha than thở.

Sau khi được người dân tốt bụng cho ngủ nhờ một đêm, sáng nay anh Huynh lại tiếp tục đi ngược lên thành phố Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) với niềm tin là “mình cứ đi, mỗi một người nhìn thấy là có thêm một niềm hy vọng”, anh nói.

Vẫn với xe Dreram mà anh bảo là tuy cũ nhưng máy khỏe, phái sau là tấm bảng thông báo tìm con, người cha cứ mải miết đi. Gần 9 tháng đi tìm, người và xe như hao mòn đi nhiều. Mới đây, hình ảnh anh Huynh với gương mặt ưu tư, nét khắc khổ, hao gầy cùng bao tâm trạng trong đôi mắt đã khiến nhiều người không khỏi xót xa.

timcom
          Anh Huynh ngủ trên ghế đá công viên trong hành trình tìm bé Vương - Ảnh: Tuổi Trẻ 

Anh chia sẻ, chặng đường tìm còn rất vất vả mà đầy mù mịt. “Người ta đi đường xa vạn dặm chăng nữa mà có đích đến thì vẫn tốt, con hơn tôi đi mà không biết điều gì chờ đốn và sẽ đi đâu tiếp. Như sau khi đi Ban Mê Thuột, tôi không biết sẽ đến nơi nào nữa, nhưng chắc chắn lá chỉ về nhà vài ngày rồi lại đi”, anh Huynh bộc bạch.

Đến nay, anh đã đi hầu hết các tỉnh thành ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nếu không xin ngủ nhờ được nhà dân, anh lại lựa vỉa hè, công viên ngủ. Lúc nào,anh cũng giữ trong người mấy tấm ảnh con trai. Thời gian đầu, như một quán tính, hễ cứ nghe nơi nào có thông tin là anh lại đi xác minh. “Mỗi lần chạy xe, mình đều hy vọng và chưa lần nào, niềm mong mỏi thành sự thật”, anh nói.

timcom
Gần 9 tháng tìm con, chưa lần nào, niềm mong mỏi thành sự thật

Sau khi thông tin được chia sẻ rộng rãi, mỗi ngày hai vợ chồng anh Huynh, chị Yến gần như nghe điện thoại cả ngày. Nhiều khi họ mệt mỏi những vẫn ráng vì “người ta có lòng, sao mình nỡ cúp máy”, chị Yến (vợ anh Huynh) chia sẻ.

timcon
Chị Yến luôn chờ nghe điện thoại báo tin

Tuy nhiên, điều kiện gia đình không thoải mái khi có nhiều trường hợp lợi dụng để câu “like”, đăng những thông tin cũ, bịa đặt lên mạng khiến họ phải giải thích, xác minh đến mệt mỏi. Nhưng hiện tại, nhờ có nhiều người ủng hộ giúp đỡ về vật chất, tinh thần nên hành trình tìm con của người cha trở nên vững chãi hơn.

"Mong Tết đừng đến"

Nói về Tết, anh Huynh chỉ biết cười nhạt. “Đối với chúng tôi, ngày Tết đâu còn ý nghĩa gì nữa. Vui sao nổi khi nhìn Tết nhất nhà người ta có con cái quay quần, còn mình thì… Nhiều lúc, tôi còn mong tết đừng đến. Tôi cũng không biết ba ngày Tết có ở nhà không nữa, vì việc tìm con vẫn là trên hết”, người cha nghẹn ngào.

Quả thật, tại căn nhà của hai vợ chồng ở quê vẫn đìu hiu từ ngày con trai mất tích. Bên trong nhà, không có một sự sắm sửa gì cho ngày tết, chỉ có mỗi chị Yến với con gái đầu lòng ở nhà.

timcon3
Căn nhà dìu hiu, dù tết đang đến gần

Bé Hải Anh (7 tuổi, con gái đầu) chưa đủ lớn để hiểu hết nỗi đau của cha mẹ. Cô bé vẫn ngây thơ tin rằng em trai đang đi chơi nhưng “sao em đi chơi lâu về quá”, bé thắc mắc. Điều ấy, càng làm làm cho chị Yến thêm phần tủi phận.

Tủi hơn, khi trong ngõ, ngoài xóm ai cũng dùng cụm từ “nhà anh Huynh mất con” để chỉ đường cho khách đến nhà. Mỗi ngày đi làm rồi lại về nhà, nhìn những bô quần áo, đồ chơi của con trai, không ít lần chị Yến gục mặt khóc vì nhớ, vì thương và vì xót con không biết đang lưu lạc nơi nào.

timcon
Bé Hải Anh vẫn nghĩ là em trai di chơi chưa về

Từ ngày Vương mất tích, ngôi nhà chẳng còn tiếng cười, hai vợ chồng không tha thiết làm gì nữa, chỉ chầu chực bên điện thoại mong ai báo tin tốt lành đến với họ. Gần 8 tháng chờ tin con, nhiều khi chị cũng nghĩ đến trường hợp xấu nhất. “Nhưng nếu cháu có mất thì cũng phải tìm thấy xác…”, người mẹ mếu máo.

Trước đó, ngày 21/6, anh để con trai út Lương Thế Vương (sinh năm 2012) chơi một mình trong nhà, còn anh đi cho cá ăn ở ngoài vườn. Lúc này cửa cổng vào nhà vẫn mở, nhưng từ ao cá nhìn vào nhà bị khuất bởi vườn cà phê.

timcon5
Những tờ rơi được chuẩn bị mong tìm lại con trai

 Tầm 5 phút sau, anh Huynh nghe tiếng kêu “Bố ơi, bố ơi”, nghĩ con chờ lâu gọi nên anh nói lớn “Bố đây, đợi xíu bố vào ngay”. Chưa đầy một phút sau, lại nghe tiếng con kêu “Bố ơi, cứu con với”, anh mới thả chậu cám cho cá ăn xuống vội chạy vào nhà thì đã không thấy con đâu.

Tìm khắp nhà rồi ra ngoài đường, sang hàng xóm lân cận nhưng vô vọng, tới chiều tối vợ chồng anh mới báo tin cho Công an TP Đà Lạt hỗ trợ. Nhưng từ đó tới nay đã 8 tháng, vụ cháu bé mấy tích vẫn chưa tìm ra manh mối.

 Theo Afamily/ trí thức trẻ