Nhận được thông tin trên, chúng tôi xuất phát từ trung tâm Tp Hà Nội lên đường tới nhà cụ Nam xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn để tìm gặp cụ. Được sự giúp đỡ của một chị gái tên Thủy, tôi được chỉ dẫn đến nhà cụ không chút khó khăn. Nơi đây là một vùng thôn hẻo lánh, tiếng ồn ào từ động cơ máy bay phát ra từ sân bay Nội Bài, cùng với đó là cảnh vật nghèo nàn hoang sơ cũng phần nào làm tôi mường tượng được hoàn cảnh của người mà chúng tôi đang tìm đến.
Giữa trưa nắng bức của tiết trời đầu mùa hạ, tôi đang đứng trước ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, xập xệ lát mái ngói được xây dựng từ những năm 90. Bên cạnh đó là gian nhà bếp cùng nhà vệ sinh cũ nát, ẩm thấp của vùng miền quê.
Gánh nặng trên vai người mẹ già.
Bước vào sân nhà, chúng tôi chăm chú nhìn cụ đang dọn từng đống lá được phơi khô và trải những lá xanh ra phơi nắng để có cái đun bếp, nấu nướng. Trước khi tới đây, chúng tôi được nghe kể về ba người con gái của cụ. Cả ba đều mắc bệnh về vấn đề thần kinh bẩm sinh, khi lên cơn có thể la hét chửi bới om sòm, khi thì như những đứa trẻ tranh giành nhau từ miếng bánh đến cái kẹo thâm chí đánh nhau chảy máu sứt tay.
Cụ Nam mời chúng tôi và chị Thủy vào nhà, vừa bước vào nhà mặc dù còn đeo khẩu trang nhưng tôi vẫn cảm nhận được mùi hôi nhẹ nhẹ phát ra từ căn nhà. Có lẽ mùi hôi này là do ngôi nhà không mấy khi được dọn dẹp, cùng sự bày biện của những cô con gái của bà bày ra.
Chị Thủy kể lại: “Cách đây mấy hôm có mấy bạn thanh niên tình nguyện tới đây, thương hoàn cảnh của cụ nên giúp cụ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm giúp cụ nên bây giờ nó mới đỡ mùi đi đó”. Căn nhà được bố trí nhỏ hẹp gồm một ban thờ ở giữa, xung quanh 2 bên được kê ba chiếc giường, mỗi chiếc giường là nơi ăn ngủ của từng người con của bà.
Chúng tôi tìm hiểu về gia cảnh của cụ, cụ kể chồng là công nhân hỏa tuyến đã mất, bên cạnh đó bà có tất cả 9 người con bao gồm 4 trai 5 gái. Con trai cả chết do tai nạn giao thông tới nay cũng đã 8 năm và một cô con gái đi lấy chồng ở Xuân Đỉnh, Hà Nội. Còn lại tất cả những người con khác đều lập gia đình gần đó và có cuộc sống riêng, trừ 3 cô con gái tật nguyền của cụ.
Khi được hỏi tại sao cụ không về ở với các con và chia sẻ gánh nặng cho các con của mình, lúc này cổ họng cụ nghẹn lại, cụ chực khóc kể với chúng tôi: “Trước đây cũng có họp gia đình để bàn về chuyện này, nhưng chúng nó cũng có cái khó riêng của mình, đứa thì vì chuyện này mà gia đình cãi nhau. Rồi cũng có đứa nuôi cô chị tật nguyền được vài ba tháng nhưng bị anh nó bắt làm việc như rửa bát, băm bèo..., mà mắt mù lòa có nhìn được gì đâu, băm không kỹ thì lại bị anh nó mắng, tôi thương quá lại mang về nuôi để không làm khổ bọn chúng”. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, tôi tự hỏi không biết bà sẽ cầm cự được bao lâu khi khó khăn trồng chất khó khăn luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Căn nhà của những số phận nghiệt ngã.
Trong tất cả 9 người con của cụ, duy nhất chỉ có 3 cô con gái sinh ra đã không có cuộc sống bình thường như bao người khác. Cả 3 đều bị vấn đề về não, đôi mắt gần như mù lòa khi không có khả năng nhìn nhận, may ra thì chỉ là cảm nhận được ánh sáng mờ chiếu vào mắt.
Dù đã hơn 40 tuổi nhưng tâm hồn chỉ như những đứa trẻ đang tuổi mới lớn không nhận thức được gì nhiều. Có những hôm được người ngoài cho bánh kẹo, cả ba cô đều tranh dành nhau, đánh chửi nhau chí chóe khiến cụ Nam nhiều phen vất vả can ngăn. Hàng ngày cả bà cô chỉ biết nằm trên giường mà chẳng thể làm được công việc gì khác, may sao tất cả vẫn có thể tự ăn, tự vệ sinh cá nhân được.
Chúng tôi ngỏ ý muốn mua chút bánh kẹo biếu bà để chia cho các cô ăn dần, cụ liền ngăn cản rồi kể: “Mấy đứa chúng nó chả nhận thức được đâu, chúng nó ăn khỏe lắm, thậm chí còn không biết thế nào là no, cứ có đồ ăn là ăn lấy ăn để không có điểm dừng…”. Đột nhiên dạo gần đây cụ nhận thấy có dấu hiệu bất thường ở sức khoẻ của 3 cô con gái, bà nhiều lần cắn răng chịu đựng dành dụm chút tiền cho con đi khám, kết quả là hai trong ba người con của bà bị mắc bệnh tiểu đường. Hằng ngày làm cơm cho các con, cụ chỉ dám cho mỗi cô ăn một bát cơm cùng với chút rau.
Trao đổi với chính quyền địa phương xã Quang Tiến, cô Tấc – Hội trưởng hội phụ nữ của xã cho biết: “Trường hợp của gia đình cụ Nam tất cả mọi người đều biết, và xã cũng rất quan tâm, nhiều lần tặng quà và trợ giúp bằng tiền mặt để cụ tu sửa nhà cửa. Bên cạnh đó sắp tới xã cũng sẽ cấp thẻ chứng nhận gia đình hộ nghèo cho các hộ gia đình đạt chuẩn nghèo ở xã, trong đó có gia đình cụ”.
Trưa hôm ấy, chúng tôi từ UBND xã Quang Tiến trở về giúp cụ nấu cơm cũng như tìm hiểu thêm về cuộc sống của cụ. Lúc này cụ đang hì hục dưới bếp nấu cho các con nồi cháo rau ngải để ăn rồi uống thuốc. Tôi ngượng hỏi tuổi tác bà cụ đã cao, vậy bà lấy đâu ra tiền để hàng ngày chăm nuôi con cái đang bệnh. Bà nói: “Trợ cấp cho người tàn tật của chúng nó mới có được 2 năm nay, mỗi đứa được 500.000đ, còn đâu tôi vẫn đi câu cá để bán lấy tiền mua gạo cho chúng nó”. Hai mắt bà đỏ ngầu như chỉ chực khóc, đến khi chúng tôi trở về hình ảnh bây giờ đây vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi.
Mong ước của người mẹ già.
Trên đời này thật sự có nhiều mảnh đời bất hạnh, những năm tháng cuối đời của bà luôn phải sống trong nghèo khổ, lúc nào cũng thui thủi một mình chăm sóc cho các con. Hằng ngày cũng chỉ có cô Xuân hàng xóm sang chơi để cho cụ đỡ buồn. Cụ thổ lộ rằng mình chỉ có mong muốn có tiền để có thể chữa khỏi đôi mắt cho các con để chúng đỡ khổ, không phải mò mẫm trong bóng tối. Cụ cũng mong muốn được đền bù mảnh ruộng nhỏ của mình, rồi nhờ hàng xóm dùng số tiền đó chăm sóc cho con gái bà khi bà nhắm mắt xuôi tay.
Hiện tại chính quyền cũng đã hứa hẹn sẽ có nhiều chương trình quyên góp trong xã để giúp đỡ phần nào cho những hộ gia đình khó khăn trong xã. Bên cạnh đó bài viết này cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm gần xa có thể giúp đỡ gia đình cụ Nam giảm bớt gánh nặng trên vai.
Giữa trưa nắng bức của tiết trời đầu mùa hạ, tôi đang đứng trước ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, xập xệ lát mái ngói được xây dựng từ những năm 90. Bên cạnh đó là gian nhà bếp cùng nhà vệ sinh cũ nát, ẩm thấp của vùng miền quê.
Căn nhà nơi cụ Nam cùng 3 người con gái sinh sống
Gánh nặng trên vai người mẹ già.
Bước vào sân nhà, chúng tôi chăm chú nhìn cụ đang dọn từng đống lá được phơi khô và trải những lá xanh ra phơi nắng để có cái đun bếp, nấu nướng. Trước khi tới đây, chúng tôi được nghe kể về ba người con gái của cụ. Cả ba đều mắc bệnh về vấn đề thần kinh bẩm sinh, khi lên cơn có thể la hét chửi bới om sòm, khi thì như những đứa trẻ tranh giành nhau từ miếng bánh đến cái kẹo thâm chí đánh nhau chảy máu sứt tay.
Cụ Nam mời chúng tôi và chị Thủy vào nhà, vừa bước vào nhà mặc dù còn đeo khẩu trang nhưng tôi vẫn cảm nhận được mùi hôi nhẹ nhẹ phát ra từ căn nhà. Có lẽ mùi hôi này là do ngôi nhà không mấy khi được dọn dẹp, cùng sự bày biện của những cô con gái của bà bày ra.
Chị Thủy kể lại: “Cách đây mấy hôm có mấy bạn thanh niên tình nguyện tới đây, thương hoàn cảnh của cụ nên giúp cụ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm giúp cụ nên bây giờ nó mới đỡ mùi đi đó”. Căn nhà được bố trí nhỏ hẹp gồm một ban thờ ở giữa, xung quanh 2 bên được kê ba chiếc giường, mỗi chiếc giường là nơi ăn ngủ của từng người con của bà.
Chúng tôi tìm hiểu về gia cảnh của cụ, cụ kể chồng là công nhân hỏa tuyến đã mất, bên cạnh đó bà có tất cả 9 người con bao gồm 4 trai 5 gái. Con trai cả chết do tai nạn giao thông tới nay cũng đã 8 năm và một cô con gái đi lấy chồng ở Xuân Đỉnh, Hà Nội. Còn lại tất cả những người con khác đều lập gia đình gần đó và có cuộc sống riêng, trừ 3 cô con gái tật nguyền của cụ.
Khi được hỏi tại sao cụ không về ở với các con và chia sẻ gánh nặng cho các con của mình, lúc này cổ họng cụ nghẹn lại, cụ chực khóc kể với chúng tôi: “Trước đây cũng có họp gia đình để bàn về chuyện này, nhưng chúng nó cũng có cái khó riêng của mình, đứa thì vì chuyện này mà gia đình cãi nhau. Rồi cũng có đứa nuôi cô chị tật nguyền được vài ba tháng nhưng bị anh nó bắt làm việc như rửa bát, băm bèo..., mà mắt mù lòa có nhìn được gì đâu, băm không kỹ thì lại bị anh nó mắng, tôi thương quá lại mang về nuôi để không làm khổ bọn chúng”. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, tôi tự hỏi không biết bà sẽ cầm cự được bao lâu khi khó khăn trồng chất khó khăn luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Cụ Nam cặm cụi trong căn nhà bếp chuẩn bị đồ ăn cho các con.
Căn nhà của những số phận nghiệt ngã.
Trong tất cả 9 người con của cụ, duy nhất chỉ có 3 cô con gái sinh ra đã không có cuộc sống bình thường như bao người khác. Cả 3 đều bị vấn đề về não, đôi mắt gần như mù lòa khi không có khả năng nhìn nhận, may ra thì chỉ là cảm nhận được ánh sáng mờ chiếu vào mắt.
Dù đã hơn 40 tuổi nhưng tâm hồn chỉ như những đứa trẻ đang tuổi mới lớn không nhận thức được gì nhiều. Có những hôm được người ngoài cho bánh kẹo, cả ba cô đều tranh dành nhau, đánh chửi nhau chí chóe khiến cụ Nam nhiều phen vất vả can ngăn. Hàng ngày cả bà cô chỉ biết nằm trên giường mà chẳng thể làm được công việc gì khác, may sao tất cả vẫn có thể tự ăn, tự vệ sinh cá nhân được.
Chúng tôi ngỏ ý muốn mua chút bánh kẹo biếu bà để chia cho các cô ăn dần, cụ liền ngăn cản rồi kể: “Mấy đứa chúng nó chả nhận thức được đâu, chúng nó ăn khỏe lắm, thậm chí còn không biết thế nào là no, cứ có đồ ăn là ăn lấy ăn để không có điểm dừng…”. Đột nhiên dạo gần đây cụ nhận thấy có dấu hiệu bất thường ở sức khoẻ của 3 cô con gái, bà nhiều lần cắn răng chịu đựng dành dụm chút tiền cho con đi khám, kết quả là hai trong ba người con của bà bị mắc bệnh tiểu đường. Hằng ngày làm cơm cho các con, cụ chỉ dám cho mỗi cô ăn một bát cơm cùng với chút rau.
Trao đổi với chính quyền địa phương xã Quang Tiến, cô Tấc – Hội trưởng hội phụ nữ của xã cho biết: “Trường hợp của gia đình cụ Nam tất cả mọi người đều biết, và xã cũng rất quan tâm, nhiều lần tặng quà và trợ giúp bằng tiền mặt để cụ tu sửa nhà cửa. Bên cạnh đó sắp tới xã cũng sẽ cấp thẻ chứng nhận gia đình hộ nghèo cho các hộ gia đình đạt chuẩn nghèo ở xã, trong đó có gia đình cụ”.
Bà Nam múc từng bát cháo cho các con của mình.
Trưa hôm ấy, chúng tôi từ UBND xã Quang Tiến trở về giúp cụ nấu cơm cũng như tìm hiểu thêm về cuộc sống của cụ. Lúc này cụ đang hì hục dưới bếp nấu cho các con nồi cháo rau ngải để ăn rồi uống thuốc. Tôi ngượng hỏi tuổi tác bà cụ đã cao, vậy bà lấy đâu ra tiền để hàng ngày chăm nuôi con cái đang bệnh. Bà nói: “Trợ cấp cho người tàn tật của chúng nó mới có được 2 năm nay, mỗi đứa được 500.000đ, còn đâu tôi vẫn đi câu cá để bán lấy tiền mua gạo cho chúng nó”. Hai mắt bà đỏ ngầu như chỉ chực khóc, đến khi chúng tôi trở về hình ảnh bây giờ đây vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi.
Mong ước của người mẹ già.
Trên đời này thật sự có nhiều mảnh đời bất hạnh, những năm tháng cuối đời của bà luôn phải sống trong nghèo khổ, lúc nào cũng thui thủi một mình chăm sóc cho các con. Hằng ngày cũng chỉ có cô Xuân hàng xóm sang chơi để cho cụ đỡ buồn. Cụ thổ lộ rằng mình chỉ có mong muốn có tiền để có thể chữa khỏi đôi mắt cho các con để chúng đỡ khổ, không phải mò mẫm trong bóng tối. Cụ cũng mong muốn được đền bù mảnh ruộng nhỏ của mình, rồi nhờ hàng xóm dùng số tiền đó chăm sóc cho con gái bà khi bà nhắm mắt xuôi tay.
Hiện tại chính quyền cũng đã hứa hẹn sẽ có nhiều chương trình quyên góp trong xã để giúp đỡ phần nào cho những hộ gia đình khó khăn trong xã. Bên cạnh đó bài viết này cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm gần xa có thể giúp đỡ gia đình cụ Nam giảm bớt gánh nặng trên vai.
Ly Nguyễn
Theo Vietnamnet