Những ngày hè nắng nóng như đổ lửa đồng thời kỳ nghỉ hè của học sinh đã đến khiến mọi sinh hoạt của mọi người có sự đảo lộn đáng kể, nhất là đối với chị em công sở, những người có cuộc sống và công việc dường như đã được lập trình.
Mới 6 giờ sáng, cái oi nồng hòa trong không khí như đã báo hiệu trước một ngày nắng nóng khủng khiếp, bỏng rát mặt. Đến 11 giờ trưa thì cái nắng nóng đó khiến nhiều người làm công việc ngoài đường than mệt mỏi và khó chịu.
Trong những ngày qua, học sinh các cấp đã được nghỉ hè. Vì vậy, việc gấp rút tìm cho con một nơi vui chơi hoặc học hè đang là nỗi bức thiết đối với nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là dân văn phòng - những người có quỹ thời gian làm việc cố định trong giờ hành chính. Có nhiều chị em “gửi” được con về quê nhờ ông bà nội, ông bà ngoại trông nom giúp.
Nhưng cũng có nhiều chị em công sở buộc phải cùng chồng thay phiên nhau xin nghỉ để ở nhà trông con. Cũng có chị có con lớn, tự học tự chơi được ở nhà nhưng buổi trưa vẫn phải tranh thủ “chạy” về nấu cơm cho con. Ngày thường thì không sao, nhưng những ngày nắng nóng đỉnh điểm như vừa qua thì đây đúng là công việc mang tính thử thách và khó khăn cao.
Như chị Yến, 32 tuổi trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ, chị có hai con nhỏ, một đứa 7 tuổi, một đứa 4 tuổi. Như thường lệ trước kia, buổi sáng chị đốc thúc hai cháu dậy ăn sáng, sau đó chồng chị chở cháu 7 tuổi đến trường tiểu học, chị chở cháu 4 tuổi tới trường mầm non. Buổi chiều, cả hai vợ chồng lại phân công nhau đón con về. Các con đều ăn trưa ở trường nên cuộc sống sinh hoạt của chị khá thoải mái, thời gian dành cho công việc cũng được nhiều hơn.
Thế nhưng, đầu tuần vừa rồi cả hai con đều được nghỉ hè khiến lịch sinh hoạt nhà chị đảo lộn hoàn toàn. Thay vì đưa con đi lớp, vợ chồng anh chị phải thay nhau xin nghỉ để trông con. Chị Yến kể, bản thân chị không yên tâm khi để hai con ở nhà một mình. Căn phòng chị sống thuộc một khu chung cư đông đúc, ban công chị đã làm rào chắn an toàn nhưng chị vẫn lo lắng khi để hai con ở nhà với nhau.
Vì thế, hai vợ chồng chị luôn phải tìm lý do để xin nghỉ việc luân phiên nhau. Tuy vậy, chồng chị lại không biết nấu nướng nên buổi trưa chị vẫn phải cố gắng về nhà nấu cơm. Một hai buổi đầu thấy vợ vất vả quá, chồng chị đề nghị bữa trưa cứ để anh lo. Kết quả, anh luộc 3 quả trứng cho ba bố con và lén xuống mua phở bò về cho con ăn.
Chị Yến cười nói “Hôm nào để 3 bố con ở nhà là mình không thể chuyên tâm vào công việc được. Thỉnh thoảng lại phải gọi điện hỏi han xem 3 bố con chăm nhau thế nào, con ăn uống ra làm sao. Hôm nào mình ở nhà thì không sao, nhưng hôm nào anh xã ở nhà là buổi chiều về lại phát sinh nhiều việc không tên mà mình là người duy nhất phải dọn. Nào là giường chiếu bẩn thỉu dính đầy đồ ăn, đồ chơi vương vãi khắp nơi, con thì bút màu vẽ khắp tay chân, thậm chí cả mặt mũi. Có hôm mình về thấy anh xã lăn ra ngủ say còn hai con thì nhếch nhác đang tự chơi với nhau”.
Còn việc ăn uống, từ khi biết chồng ở nhà là ra hàng mua đồ ăn sẵn, chị bèn chịu khó nấu trước từ sáng sớm rồi dặn chồng đun nóng lại.
Nhưng công việc của hai vợ chồng cũng vì thế mà gặp khá nhiều khó khăn. Chị bị phân tâm quá nhiều cho việc nhà, còn anh thì liên tục bị sếp nhắc nhở vì một tuần nghỉ những 3 ngày. Chính vì biết đây không phải là biện pháp lâu dài nên chị cũng đang gấp rút tìm lớp học hè hoặc vui chơi cho hai con nhưng chưa ưng chỗ nào. Nơi thì học phí quá cao so với thu nhập của vợ chồng chị. Nơi thì không đảm bảo an toàn vệ sinh (theo chị). Vì thế mà đến giờ hai vợ chồng vẫn phải thay nhau “trực nhà”.
Còn chị Lê Ánh Ngọc, 36 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội, cho biết, chị có hai con một gái một trai. Con gái đã học lớp 6 và con trai học lớp 3. Hai con vừa được nghỉ hè cách đây vài hôm. Từ hôm đó, ngày nào chị cũng phải “phi xe” từ Đống Đa (chỗ công ty chị làm việc) về nhà để nấu cơm trưa cho con. Chị chia sẻ, con gái chị đã biết tự cắm cơm, nhưng chưa biết tự nấu ăn và chị cũng chưa sẵn sàng để con lay hoay một mình trong bếp. Vì thế mà chị thường để hai con ở nhà học hoặc chơi với nhau, con gái lớn trông con trai bé, bản thân chị đến công ty và 11 giờ trưa thì vội vã trở về.
Có lần vì “ngại” về, chị liền nấu bữa sáng thật nhiều và cất trong tủ lạnh, dặn con gái đến bữa trưa thì cho vào lò vi sóng đun nóng lại rồi mang cho em ăn cùng. Nhưng ngày hôm đó, chị cứ thấp thỏm không yên tâm. Phần vì không biết bọn trẻ ở nhà ăn uống như thế nào, chị gái có làm đúng lời mẹ dặn không. Phần vì cũng sợ hai con nóng nực không có khẩu vị ăn uống, lại không có người lớn ở bên nhắc nhở liền biếng ăn rồi ốm thì khổ.
Chiều hôm đó trở về, chị phát hiện ra cơm canh còn hơn nửa, biết hai chị em lại lười ăn nhưng chị cũng chỉ biết nhắc nhở răn đe. Ngày hè nóng nực, các con đã lười ăn, lại bắt các con ăn đồ nấu sẵn như vậy, chị cũng thấy thương hại. Cho nên từ hôm đó, chị lại cố gắng chạy về nhà buổi trưa chăm lo cho hai con.
“Mệt mỏi và cháy nắng lắm, nhưng không về thì mình chẳng yên tâm gì cả. Hai con là tài sản lớn nhất của mình. Chồng làm xa, lại không biết nấu nướng nên chẳng đỡ đần được gì. Biết là mệt nhưng mình vẫn phải cố. Ngày thường thì chẳng sao, đi đi lại lại mình không ngại. Nhưng đợt này nắng nóng quá nên có phần “thở không ra hơi”. Sắp tới, lớp của hai con cũng bắt đầu bước vào học hè. Đến lúc đó thì sinh hoạt của gia đình mới lại quay về như trước được.
Đồng cảnh ngộ với chị Ngọc, còn có chị Minh Thu, 27 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội. Chị Thu mới sinh con bé được 8 tháng, hiện bà nội đang trông con giúp chị đi làm. Nhưng trưa nào chị cũng phải tranh thủ về cho con bú và nấu bột ăn dặm rồi cho con ăn. Chị Thu cho biết, mẹ chồng chị còn khỏe nhưng khoản đong đo mắm muối, xay rau quả để nấu bột cho cháu thì bà không biết.
Bên cạnh đó, bà ở nhà trông cháu cả ngày, cũng rất mệt mỏi. Chị cũng muốn thay bà trông con chút buổi trưa cho bà nghỉ ngơi. Vì thế trưa nào, dù là nắng nóng hay mưa bão, chị đều phải về. Cũng may nhà chị cách công ty chỉ 3 km. Tuy nhiên, trời nắng nóng lại đang ngồi máy lạnh công ty nên ra đường đúng là một “cực hình”. Nhưng vì con, chị không làm không được.
Đối với dân công sở, những người có thể vì tránh nắng mà đi làm sớm, về nhà muộn. Nhưng lại luôn sẵn sàng ra đường buổi trưa để về nhà nấu bữa cơm trưa cho các con ăn. Có lẽ đó chính là tấm lòng của người mẹ dành cho những đứa con của mình.
Mới 6 giờ sáng, cái oi nồng hòa trong không khí như đã báo hiệu trước một ngày nắng nóng khủng khiếp, bỏng rát mặt. Đến 11 giờ trưa thì cái nắng nóng đó khiến nhiều người làm công việc ngoài đường than mệt mỏi và khó chịu.
Trong những ngày qua, học sinh các cấp đã được nghỉ hè. Vì vậy, việc gấp rút tìm cho con một nơi vui chơi hoặc học hè đang là nỗi bức thiết đối với nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là dân văn phòng - những người có quỹ thời gian làm việc cố định trong giờ hành chính. Có nhiều chị em “gửi” được con về quê nhờ ông bà nội, ông bà ngoại trông nom giúp.
Nhưng cũng có nhiều chị em công sở buộc phải cùng chồng thay phiên nhau xin nghỉ để ở nhà trông con. Cũng có chị có con lớn, tự học tự chơi được ở nhà nhưng buổi trưa vẫn phải tranh thủ “chạy” về nấu cơm cho con. Ngày thường thì không sao, nhưng những ngày nắng nóng đỉnh điểm như vừa qua thì đây đúng là công việc mang tính thử thách và khó khăn cao.
Dù nắng nóng đến đâu, các mẹ vẫn quyết tâm về nhà nấu cơm cho con có bữa trưa ngon lành (ảnh minh họa)
Như chị Yến, 32 tuổi trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ, chị có hai con nhỏ, một đứa 7 tuổi, một đứa 4 tuổi. Như thường lệ trước kia, buổi sáng chị đốc thúc hai cháu dậy ăn sáng, sau đó chồng chị chở cháu 7 tuổi đến trường tiểu học, chị chở cháu 4 tuổi tới trường mầm non. Buổi chiều, cả hai vợ chồng lại phân công nhau đón con về. Các con đều ăn trưa ở trường nên cuộc sống sinh hoạt của chị khá thoải mái, thời gian dành cho công việc cũng được nhiều hơn.
Thế nhưng, đầu tuần vừa rồi cả hai con đều được nghỉ hè khiến lịch sinh hoạt nhà chị đảo lộn hoàn toàn. Thay vì đưa con đi lớp, vợ chồng anh chị phải thay nhau xin nghỉ để trông con. Chị Yến kể, bản thân chị không yên tâm khi để hai con ở nhà một mình. Căn phòng chị sống thuộc một khu chung cư đông đúc, ban công chị đã làm rào chắn an toàn nhưng chị vẫn lo lắng khi để hai con ở nhà với nhau.
Vì thế, hai vợ chồng chị luôn phải tìm lý do để xin nghỉ việc luân phiên nhau. Tuy vậy, chồng chị lại không biết nấu nướng nên buổi trưa chị vẫn phải cố gắng về nhà nấu cơm. Một hai buổi đầu thấy vợ vất vả quá, chồng chị đề nghị bữa trưa cứ để anh lo. Kết quả, anh luộc 3 quả trứng cho ba bố con và lén xuống mua phở bò về cho con ăn.
Chị Yến cười nói “Hôm nào để 3 bố con ở nhà là mình không thể chuyên tâm vào công việc được. Thỉnh thoảng lại phải gọi điện hỏi han xem 3 bố con chăm nhau thế nào, con ăn uống ra làm sao. Hôm nào mình ở nhà thì không sao, nhưng hôm nào anh xã ở nhà là buổi chiều về lại phát sinh nhiều việc không tên mà mình là người duy nhất phải dọn. Nào là giường chiếu bẩn thỉu dính đầy đồ ăn, đồ chơi vương vãi khắp nơi, con thì bút màu vẽ khắp tay chân, thậm chí cả mặt mũi. Có hôm mình về thấy anh xã lăn ra ngủ say còn hai con thì nhếch nhác đang tự chơi với nhau”.
Còn việc ăn uống, từ khi biết chồng ở nhà là ra hàng mua đồ ăn sẵn, chị bèn chịu khó nấu trước từ sáng sớm rồi dặn chồng đun nóng lại.
Nhưng công việc của hai vợ chồng cũng vì thế mà gặp khá nhiều khó khăn. Chị bị phân tâm quá nhiều cho việc nhà, còn anh thì liên tục bị sếp nhắc nhở vì một tuần nghỉ những 3 ngày. Chính vì biết đây không phải là biện pháp lâu dài nên chị cũng đang gấp rút tìm lớp học hè hoặc vui chơi cho hai con nhưng chưa ưng chỗ nào. Nơi thì học phí quá cao so với thu nhập của vợ chồng chị. Nơi thì không đảm bảo an toàn vệ sinh (theo chị). Vì thế mà đến giờ hai vợ chồng vẫn phải thay nhau “trực nhà”.
Còn chị Lê Ánh Ngọc, 36 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội, cho biết, chị có hai con một gái một trai. Con gái đã học lớp 6 và con trai học lớp 3. Hai con vừa được nghỉ hè cách đây vài hôm. Từ hôm đó, ngày nào chị cũng phải “phi xe” từ Đống Đa (chỗ công ty chị làm việc) về nhà để nấu cơm trưa cho con. Chị chia sẻ, con gái chị đã biết tự cắm cơm, nhưng chưa biết tự nấu ăn và chị cũng chưa sẵn sàng để con lay hoay một mình trong bếp. Vì thế mà chị thường để hai con ở nhà học hoặc chơi với nhau, con gái lớn trông con trai bé, bản thân chị đến công ty và 11 giờ trưa thì vội vã trở về.
Có lần vì “ngại” về, chị liền nấu bữa sáng thật nhiều và cất trong tủ lạnh, dặn con gái đến bữa trưa thì cho vào lò vi sóng đun nóng lại rồi mang cho em ăn cùng. Nhưng ngày hôm đó, chị cứ thấp thỏm không yên tâm. Phần vì không biết bọn trẻ ở nhà ăn uống như thế nào, chị gái có làm đúng lời mẹ dặn không. Phần vì cũng sợ hai con nóng nực không có khẩu vị ăn uống, lại không có người lớn ở bên nhắc nhở liền biếng ăn rồi ốm thì khổ.
Chiều hôm đó trở về, chị phát hiện ra cơm canh còn hơn nửa, biết hai chị em lại lười ăn nhưng chị cũng chỉ biết nhắc nhở răn đe. Ngày hè nóng nực, các con đã lười ăn, lại bắt các con ăn đồ nấu sẵn như vậy, chị cũng thấy thương hại. Cho nên từ hôm đó, chị lại cố gắng chạy về nhà buổi trưa chăm lo cho hai con.
“Mệt mỏi và cháy nắng lắm, nhưng không về thì mình chẳng yên tâm gì cả. Hai con là tài sản lớn nhất của mình. Chồng làm xa, lại không biết nấu nướng nên chẳng đỡ đần được gì. Biết là mệt nhưng mình vẫn phải cố. Ngày thường thì chẳng sao, đi đi lại lại mình không ngại. Nhưng đợt này nắng nóng quá nên có phần “thở không ra hơi”. Sắp tới, lớp của hai con cũng bắt đầu bước vào học hè. Đến lúc đó thì sinh hoạt của gia đình mới lại quay về như trước được.
Đồng cảnh ngộ với chị Ngọc, còn có chị Minh Thu, 27 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội. Chị Thu mới sinh con bé được 8 tháng, hiện bà nội đang trông con giúp chị đi làm. Nhưng trưa nào chị cũng phải tranh thủ về cho con bú và nấu bột ăn dặm rồi cho con ăn. Chị Thu cho biết, mẹ chồng chị còn khỏe nhưng khoản đong đo mắm muối, xay rau quả để nấu bột cho cháu thì bà không biết.
Bên cạnh đó, bà ở nhà trông cháu cả ngày, cũng rất mệt mỏi. Chị cũng muốn thay bà trông con chút buổi trưa cho bà nghỉ ngơi. Vì thế trưa nào, dù là nắng nóng hay mưa bão, chị đều phải về. Cũng may nhà chị cách công ty chỉ 3 km. Tuy nhiên, trời nắng nóng lại đang ngồi máy lạnh công ty nên ra đường đúng là một “cực hình”. Nhưng vì con, chị không làm không được.
Đối với dân công sở, những người có thể vì tránh nắng mà đi làm sớm, về nhà muộn. Nhưng lại luôn sẵn sàng ra đường buổi trưa để về nhà nấu bữa cơm trưa cho các con ăn. Có lẽ đó chính là tấm lòng của người mẹ dành cho những đứa con của mình.
Theo Trí Thức Trẻ