Nỗi sợ số 13 của nhà văn nổi tiếng Stephen King

Stephen King, nhà văn Mỹ nổi tiếng với thể loại kinh dị - giả tưởng mắc chứng sợ con số 13 - con số được cho là không may mắn ở nhiều quốc gia.



Stephen King (1947), nhà văn Mỹ nổi tiếng của thế kỷ 20 thiên về thể loại truyện kinh dị - giả tưởng, là tác giả đi tiên phong trong việc xuất bản sách điện tử ebook.

Theo Wiki, đến cuối năm 2006, tổng số sách của Stephen đã xuất bản được 350 triệu bản. Trong số đó có nhiều tiểu thuyết đã được chuyển thể thành các tác phẩm điện ảnh ăn khách, như The Shining, Carrie, Cat Eye, Misery...

Chia sẻ với công chúng về nỗi sợ hãi của bản thân, năm 1984 Stephen King từng thú nhận ông sợ con số 13. Vào năm đó, Stephen cho biết thêm: "Tôi đã kết hôn đến nay được 13 năm, con gái tôi đã 13 tuổi và tôi có 13 tác phẩm được xuất bản".

Ông cũng cho biết thêm mình sợ nhện: "Loài nhện khiến tôi kinh hãi nhất. Và tôi muốn viết về chúng vì loài vật này cũng khiến nhiều người khiếp sợ".


Năm 1984, Stephen thú nhận ông sợ số 13


Ngoài số 13, Stephen cũng sợ nhện

Stephen không phải người duy nhất sợ hãi con số 13, mà trong quan niệm dân gian của nhiều nước trên thế giới, con số 13 được xem là con số không may mắn.

Nhiều người tránh con số này vì sợ những điều không hay xảy ra, các khách sạn tránh đặt số tầng thứ 13, máy bay tránh hàng ghế số 13 mà thường thay bằng 12B hoặc 14.

Nỗi sợ số 13 - sự ám ảnh vô căn cứ

Nguồn gốc của nỗi sợ số 13 đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đã từ lâu con số 13 trở thành nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia phương Tây.

Theo truyền thuyết Na Uy, con số 13 gắn liền với vị thần tinh quái Loki - vị thần gieo rắc bóng tối cho nhân loại. Truyền thuyết kể rằng tại thiên đường Valhalla có 12 vị thần dự tiệc, nhưng vị khách số 13 là vị khách không mời chính là thần Loki.

Loki tức giận vì không được mời, đã bày cho thần bóng tối Hoder bắn chết thần hạnh phúc Balder bằng một mũi tên tẩm độc tầm gửi. Sau khi Balder chết, cả trái đất chìm trong bóng tối.

Theo truyền thuyết trong kinh thánh, phản đồ của Chúa Giê-su là Judas cũng là vị khách thứ 13 - vị khách không mời mà đến bữa tiệc cuối cùng.

Với các phù thủy ở thành Rome cổ thì họ coi số 13 là đại diện cho linh hồn của quỷ, vậy nên họ thường tập hợp thành nhóm 12 người. 12 được coi là con số hoàn hảo.

Một nhà khoa học từ Đại học Delaware ở Newark, Mỹ cho biết theo Toán học, con số 13 xấu vì nằm sau số hoàn hảo 12. Từ xưa, các nhà số học đều lấy số 12 là con số hoàn chỉnh: một năm có 12 tháng, chiêm tinh có có 12 cung hoàng đạo, thần Hercules lập 12 chiến công, Chúa Jesus có 12 tông đồ.

Từ đó, số 13 mặc nhiên trở thành con số không may mắn bởi nó nằm ngoài lề sự hoàn hảo.

Tuy nhiên, người Ý lại coi con số 13 là may mắn. Nữ ca sĩ Taylor Swift cũng yêu thích con số 13 và coi đây là số may mắn của cô.


Con số 13 là con số may mắn của nữ ca sĩ Taylor Swift

LEO
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/noi-so-so-13-cua-nha-van-noi-tieng-stephen-king-n-118874.html

Stephen King số 13 nhà văn điện ảnh Taylor Swift

Tin tức mới nhất