"Nữ hoàng điền kinh" Vũ Bích Hường ngày ấy giờ đang khó khăn ở cuộc sống hiện tại
Kể từ khi giã từ sự nghiệp thi đấu, “nữ hoàng điền kinh” một thời của thể thao Việt Nam chị Vũ Bích Hường, đã phải trải qua những năm tháng đầy khó khăn. Kể cả trong những thời điểm tưởng chừng như đen tối nhất, khi người chồng ra đi vì bạo bệnh, đứa con trai thứ hai mắc chứng tăng động, căn nhà ở phố Thụy Khuê cũng được chị bán đi để lấy tiền chữa bệnh cho chồng con… nhưng chị vẫn kiên cường, mạnh mẽ đối diện với bão táp cuộc đời.
Số phận lại tiếp tục thử thách chị khi chỉ mới cách đây vài tháng, một vụ tai nạn giao thông đã khiến chị bị chấn thương cột sống, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và phải nằm bẹp một chỗ hàng tháng trời.
Khi đi khám tại bệnh viện, bác sĩ chỉ định phải mổ ngay. Tuy nhiên, chi phí mổ tốn kém cộng với cơ hội phục hồi chỉ 50% chị đã quyết định không mổ và trở về nhà.
Trở về nhà với vết thương ở cột sống ngày càng trở nặng hơn khiến cuộc sống của chị trở nên vô cùng khó khăn, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ tới sự giúp đỡ của người con trai cả và người con dâu. Biết được gia cảnh khó khăn của chị Hường, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội cùng Bộ môn Điền kinh Hà Nội đã tạo điều kiện hết sức để chị có thể an tâm chữa bệnh.
Một người bạn của chị, cựu VĐV nhảy xa Bích Vân đã lặn lội tìm thầy thuốc từ tận Hưng Yên về để chữa bệnh cho chị. Chỉ sau hai tháng chữa bệnh bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt từ chỗ bị liệt, đặt đâu nằm đấy, giờ chị đã có thể dần dần đi lại trong nhà.
Một thời gian dài chị bị liệt, đặt đâu nằm đấy: “Tình hình bây giờ có ổn hơn khi chấn thương hồi phục được khoảng 60%. Hiện nay tôi chủ yếu đi điều trị bằng phương pháp bấm huyệt để hồi phục dần và có hy vọng hồi phục 100%”, chị Vũ Bích Hường nói với giọng có chút lạc quan.
Thế nhưng, khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám chị khi giờ đây, khi đang ngã bệnh thì lại nhận được một tờ giấy đòi nợ lên tới 279 triệu đồng. Căn hộ đang ở là chị được Sở TDTT Hà Nội đặc cách cho mua theo diện "nhà xã hội" chỉ phải đóng 20% đã được nhận nhà. Mỗi tháng chị phải trả góp 7 triệu rưỡi, còn nếu mua luôn một lần thì đóng 880 triệu đồng.
“Đến giờ, chị vẫn chưa trả được đồng nào vì khi vừa nhận nhà thì chồng tôi qua đời, con trai ốm nặng, mọi khoản chi tiêu trong nhà đều chỉ trông chờ vào 8 triệu đồng tiền chế độ hàng tháng, cũng chỉ vừa đủ ăn, lấy đâu ra mà trả tiền công nợ.” Chị chia sẻ.
Số phận lại tiếp tục thử thách chị khi chỉ mới cách đây vài tháng, một vụ tai nạn giao thông đã khiến chị bị chấn thương cột sống, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và phải nằm bẹp một chỗ hàng tháng trời.
Khi đi khám tại bệnh viện, bác sĩ chỉ định phải mổ ngay. Tuy nhiên, chi phí mổ tốn kém cộng với cơ hội phục hồi chỉ 50% chị đã quyết định không mổ và trở về nhà.
Trở về nhà với vết thương ở cột sống ngày càng trở nặng hơn khiến cuộc sống của chị trở nên vô cùng khó khăn, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ tới sự giúp đỡ của người con trai cả và người con dâu. Biết được gia cảnh khó khăn của chị Hường, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội cùng Bộ môn Điền kinh Hà Nội đã tạo điều kiện hết sức để chị có thể an tâm chữa bệnh.
Một người bạn của chị, cựu VĐV nhảy xa Bích Vân đã lặn lội tìm thầy thuốc từ tận Hưng Yên về để chữa bệnh cho chị. Chỉ sau hai tháng chữa bệnh bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt từ chỗ bị liệt, đặt đâu nằm đấy, giờ chị đã có thể dần dần đi lại trong nhà.
Một thời gian dài chị bị liệt, đặt đâu nằm đấy: “Tình hình bây giờ có ổn hơn khi chấn thương hồi phục được khoảng 60%. Hiện nay tôi chủ yếu đi điều trị bằng phương pháp bấm huyệt để hồi phục dần và có hy vọng hồi phục 100%”, chị Vũ Bích Hường nói với giọng có chút lạc quan.
Thế nhưng, khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám chị khi giờ đây, khi đang ngã bệnh thì lại nhận được một tờ giấy đòi nợ lên tới 279 triệu đồng. Căn hộ đang ở là chị được Sở TDTT Hà Nội đặc cách cho mua theo diện "nhà xã hội" chỉ phải đóng 20% đã được nhận nhà. Mỗi tháng chị phải trả góp 7 triệu rưỡi, còn nếu mua luôn một lần thì đóng 880 triệu đồng.
“Đến giờ, chị vẫn chưa trả được đồng nào vì khi vừa nhận nhà thì chồng tôi qua đời, con trai ốm nặng, mọi khoản chi tiêu trong nhà đều chỉ trông chờ vào 8 triệu đồng tiền chế độ hàng tháng, cũng chỉ vừa đủ ăn, lấy đâu ra mà trả tiền công nợ.” Chị chia sẻ.
Tiếp đón chúng tôi trong căn nhà nhỏ của mình ở khu nhà ở xã hội khu đô thị Việt Hưng, chị Vũ Bích Hường luôn phải bước đi với bước chân tập tễnh, trên người lúc nào cũng đeo một chiếc đai chỉnh hình.
Chị Vũ Bích Hường, người từng được mệnh danh là “cô gái vàng” của điền kinh "nữ hoàng điền kinh" của Việt Nam, hình ảnh chị khóc òa trên vai HLV Hoàng An tại Sea Game 18 (Chieng Mai, Thái Lan) đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của thể thao Việt Nam một thời gian dài.
Đôi chân khỏe mạnh, rắn rỏi của “nữ hoàng điền kinh” ngày nào giờ trở nên gầy guộc, teo lại vì nằm một chỗ quá lâu.
Giờ đây, chị chỉ loanh quanh trong 4 bức tường, chống chọi với bệnh tật và đôi khi vẩn vơ nghĩ về quá khứ.
Nhớ lại những ngày tháng khó khăn của cuộc sống trong quá khứ, chị Hường không khỏi xúc động, nước mắt lại chực trào ra trên gương mặt đen sạm, khắc khổ của một người phụ nữ đã phải trải qua quá nhiều sóng gió của cuộc đời.
Thắp nén tâm nhang lên bàn thờ gia tiên, chị khẽ nói: “Chắc cũng nhờ có anh (chồng chị Hường – PV) phù hộ, mách bảo mà chị đã không mổ tại bệnh viện, về nhà nhờ thầy bấm huyệt nên giờ sức khỏe chị đã đỡ nhiều lắm rồi.
Với là một vận động viên thể thao, chị dường như không muốn lúc nào nghỉ ngơi, vừa có thể đi lại một chút là chị đã bắt tay ngay vào làm những công việc vặt trong gia đình.
Từ chỗ phải có người cõng từ tầng 3 xuống taxi chở đi chữa bệnh, giờ đây, khi đã có thể đi lại dù vẫn còn chậm, chị nói: "Mừng đến rơi nước mắt khi bắt đầu bỏ được nạng”.
Niềm tự hào, điểm tựa tinh thần của chị đó là người con trai cả, anh Nguyễn Ngọc Quang, người đã nối nghiệp mẹ, trở thành vận động viên điền kinh. Quang là thành một trong những niềm hy vọng của điền kinh Việt Nam tại SEA Games 28 ở nội dung 110m rào nam.
Theo dõi con trai thi đấu qua tivi, chị cho biết:“Trước ngày Quang lên đường đi thi đấu, hai mẹ con đã nói chuyện và không đặt ra những mục tiêu cao mà chỉ cố gắng phải thể hiện tốt khả năng bản thân.” Thế nên dù không đạt thành tích ở Sea Game 28, chị Hường vẫn tiếp tục tin tưởng vào con đường trở thành VĐV điền kinh chuyên nghiệp Nguyễn Ngọc Quang.
Tấm ảnh hai mẹ con chụp chung trong một kì đại hội được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà. Bên cạnh niềm vui được tiếp tục bám nghề và sống với niềm đam mê điền kinh, chị còn phấn khởi hơn khi được chứng kiến sự trưởng thành, lớn mạnh từng ngày của hai người con trai.
Một niềm hi vọng khác của chị Hường, đó là người con trai thứ hai, em Nguyễn Hữu Phú Vinh (11 tuổi), Vinh trước kia có mắc chứng tăng động, không học được nhiều, nhưng hiện giờ đã có thể giúp đỡ mẹ nhiều việc trong cuộc sống, cùng với đó em cũng vô cùng yêu thích thể thao, đặc biệt là môn bóng đá.
Trở lại với căn phòng nhỏ của mình, chị Hường cất gọn những tấm phim chụp đốt sống, người phụ nữ to lớn, khỏe mạnh ngày nào qua cơn bạo bệnh giờ đã sụt gần 10kg.
Một góc nhỏ được chị dành riêng ra để lưu giữ những tấm huy chương, những kỉ niệm về các kì Sea Game, đại hội thể dục thể thao trong nước của cả hai mẹ con.
Được đặt ở một vị trí trang trọng khác đó là chiếc cúp vàng cùng với bức ảnh chụp lại chị trên đường chạy trong một kì đại hội thể thao.
Xếp gọn lại những tấm huy chương cùng những kỉ vật khác, chị cho biết: “Giờ chỉ mong sớm khỏi bệnh để có thể trở lại đường piste, để lại được huấn luyện các em nhỏ, thể thao đã trở thành cuộc sống của mình vậy.”.
Theo Trí Thức Trẻ