Trong vụ việc xảy ra gần đây nhất ở Lâm Cao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, một nữ sinh mới 15 tuổi đã bị vây đánh hội đồng một cách dã man.

Cô bé bị một nhóm bạn gái đấm đá túi bụi và lột sạch quần áo trước mặt rất nhiều người. Tuy nhiên, điều đáng nói là những học sinh vây quanh không ai có ý định can ngăn thay vì đứng quay video hưởng ứng.



Nữ sinh 15 tuổi bị một nhóm nữ sinh khác túm tóc đánh đập dã man.

Nữ sinh 15 tuổi bị một nhóm nữ sinh khác túm tóc đánh đập dã man.

Đoạn video được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc vào hôm 17/1/2016 một lần nữa làm nổ ra các cuộc tranh luận về nạn bạo lực thanh thiếu nên ngày càng gia tăng ở quốc gia này.

Sau khi nhận được báo cáo, cảnh sát địa phương đã phối hợp cùng với lực lượng an ninh mạng của thị trấn Đông Dinh, huyện Lâm Cao tiến hành một cuộc điều tra.

Đánh thôi chưa thỏa, những người này còn lột sạch đồ trên người cô bé.

Đánh thôi chưa thỏa, những người này còn lột sạch đồ trên người cô bé.

Phát biểu về tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, Yang Xine, kiểm sát trưởng của Tòa án vị thành niên quận Haidian, Bắc Kinh cho hay các trò chơi, sách báo, chương trình truyền hình có yếu tố kích động bạo lực cũng góp phần dẫn đến tình trạng này.

Năm 2015, ba du học sinh Trung Quốc tại Mỹ đã bị kết án từ 6 đến 13 năm tù theo luật pháp của nước sở tại do hành hung một sinh viên cùng lớp.

Theo bà Li Na, một đại biểu Quốc hội đồng thời là giáo viên mầm non ở thành phố Tacheng, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc làm thế nào để thanh thiếu nhân nhận thức được tính nghiêm trọng của bạo lực là vấn đề cực kì quan trọng.

“Các cơ quan hành pháp nên có những hành động quyết liệt hơn để giáo dục thanh thiếu niên về tính nghiêm trọng của bạo lực”, bà Li Na nói thêm.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đột biến của tình trạng bạo lực học đường.

Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Thanh niên Trung Quốc năm 2015 cho thấy trong số 5.864 người tham gia khảo sát ở 10 tỉnh thành Trung Quốc, có tới 32,5% tiết lộ họ từng bị bắt nạt ở trường trong khi 6,1% nói rằng họ thường xuyên phải chịu đựng tình trạng trên.

                                                                                                            Theo Soha/ trí thức trẻ