Nơi này trước đây gọi là ngõ Cột Cờ, sau đổi tên thành 121 Lê Thanh Nghị, nhưng những mảnh đời lầm lũi trong xóm thì không hề thay đổi suốt mấy chục năm qua. Sở dĩ xóm có cái tên riêng đặc biệt như thế, vì chẳng biết từ bao giờ, các bệnh nhân cùng mắc căn bệnh thận quái ác đã rủ nhau chung sống quây quần, đùm bọc ở khu này, dù họ xuất thân khác nhau, từ Hà Tĩnh trở ra Bắc quê đâu cũng có.
Ban ngày, cả bệnh nhân lẫn người nhà đều đi làm nên buổi tối mới có thể bắt gặp
họ tụ tập quanh xóm thế này.
rõ ràng, nhưng bước vào "địa phận xóm" rất dễ nhận ra, bởi những người có
cánh tay đặc biệt thế này xuất hiện khá nhiều.
lấy thêm chi phí đi chạy thận.
làm đủ nghề từ đánh giày, rửa bát thuê, xe ôm, bốc vác, bán trà đá... để có
thêm tiền đi lọc thận, trang trải chi phí hàng ngày.
Vợ tôi bây giờ bán nước kiếm thêm thu nhập, còn tôi thì làm đủ nghề kiếm sống".
Cánh tay anh Tuấn không nổi gồ lên như nhiều bệnh nhân chạy thận khác, do cơ địa
từng người, nhưng anh từng phải mổ tách mạch, lấy cặn khỏi cơ thể nên mới thành
những vết sẹo lạ thường thế này. Hơn 2 thập kỷ chống chọi với bệnh tật,
anh rất đau đớn và còn bị thêm nhiều bệnh khác.
học giỏi, biết hoàn cảnh gia đình nên cậu bé khá chăm chỉ, khiến anh "trưởng xóm"
rất tự hào. May mắn hơn nữa, là con trai anh không mắc bệnh hiểm nghèo như bố...
cách đây 10 năm, chồng bà cũng bị tiểu đường, nhà thì nghèo, chỉ trông vào mấy
sào ruộng ở quê. Bà có 3 người con đã lớn, nhưng đứa nào cũng vận số vất vả,
phải lo toan cơm áo gạo tiền cho gia đình riêng, nên bà tự mình đi bán trà đá ở
gần nhà trọ, kiếm tiền trang trải sinh hoạt lẫn chữa bệnh.
khác có cảnh ngộ éo le hơn. Cạnh phòng bà là 3 bệnh nhân ở ghép với nhau trong
căn phòng chật hẹp, cùng chạy thận và chạy ăn từng bữa. Hôm nay bà mới chạy thận
về lúc tối muộn nên mệt mỏi, không thể đi bán nước được. Bệnh tật còn khiến bà bị
đi khập khiễng, nhiều người trong xóm vẫn hay trêu chọc bà,
nhưng bà vẫn luôn cười rất lạc quan.
Ở một mình nên buồn và cô đơn, bà Tảo thường đi quanh xóm, hoặc ghé
quán nước đầu ngõ buôn chuyện với mọi người cho qua ngày. Sống ở xóm chạy thận
lâu năm, bà rất trân quý tấm lòng của mọi người, từ già trẻ lớn bé, ai cũng yêu thương
đùm bọc nhau. "Có lần tôi ốm nặng, nằm một mình chẳng ai hay, may có
chủ nhà trọ đưa đi cấp cứu, và hàng xóm xung quanh chăm sóc".
Bà sống một mình dưới Hà Nội, thuê phòng gần BV Bạch Mai để đi lại cho tiện,
là một trong số bệnh nhân chạy thận cao tuổi nhất trong xóm, phát hiện bệnh
cách đây cũng khá lâu rồi.
chỗ phồng tĩnh mạch, già nua và héo mòn như cành củi khô, ai nhìn cũng xót xa.
bà Lành cười, chẳng kêu ca bao giờ". Người phụ nữ này có tinh thần thật mạnh mẽ,
bao năm qua bà vừa chống chọi với bệnh tật, vừa chống chọi với sự cô đơn bủa vây,
tự chăm sóc bản thân mình và truyền nghị lực cho nhiều bệnh nhân khác.
Và đây là một trong số những bệnh nhân chạy thận cực khổ nhất xóm Cột Cờ.
Đó là anh Nghiêm Văn Hiểu (43 tuổi) và vợ là chị Doan (36 tuổi), quê Ứng Hoà (Hà Nội). Hai vợ chồng cưới nhau rồi chuyển quanh xóm chạy thận cũng ngót 10 năm. Anh Hiểu sức khoẻ rất yếu, không làm được việc nặng nhọc, đến sinh hoạt bình thường đôi lúc còn gặp khó khăn. Cánh tay trái của anh tĩnh mạch phồng to, nổi u nổi gồ chằng chịt, trẻ con nhìn thấy còn sợ khóc thét.
Chỗ dựa của anh Hiểu mấy chục năm qua là vợ, một người phụ nữ chịu khó, khéo léo và rất thương chồng con, may mắn không bị bệnh nên chị chăm chỉ nhận may áo dài tân thời để kiếm tiền chữa bệnh cho chồng. Con cái phải gửi ở quê cho ông bà, bao năm qua vợ chồng anh chị phải sống rất tằn tiện mới có thể trụ vững, chiến đấu với bệnh tật. Nụ cười ấm áp và những lời động viên nhẹ nhàng từ vợ là động lực khiến anh Hiểu cố gắng khoẻ mạnh hơn, tươi vui hơn mỗi ngày.
Đến xóm chạy thận lúc nào cũng dễ dàng bắt gặp những gương mặt cùng ánh mắt
ám ảnh, bi thương thế này...
Ban ngày, những bệnh nhân trong xóm và người thân của họ phải ra ngoài lăn lộn
kiếm sống, để có thêm tiền chạy thận, nhưng đêm xuống, những con người lầm lũi
lúc nào cũng đong đầy nỗi buồn tủi và cô đơn... Mâm cơm đạm bạc, xen lẫn vài
câu chuyện vụn vặt, họ chỉ mong đặt lưng xuống ngủ cho quên hết mọi nỗi khổ đau
bệnh tật giày vò cuộc đời suốt hàng chục năm qua....