Đối diện với BV Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) ở bên kia đường có một con ngõ nhỏ xíu quanh co, khá đông người dân sinh sống. Nhưng đi sâu vào trong chỉ tầm 100 mét thì không khí có phần tĩnh lặng hơn, hỏi thì ai cũng biết xóm chạy thận nằm lọt thỏm giữa ngõ.
Nơi này trước đây gọi là ngõ Cột Cờ, sau đổi tên thành 121 Lê Thanh Nghị, nhưng những mảnh đời lầm lũi trong xóm thì không hề thay đổi suốt mấy chục năm qua. Sở dĩ xóm có cái tên riêng đặc biệt như thế, vì chẳng biết từ bao giờ, các bệnh nhân cùng mắc căn bệnh thận quái ác đã rủ nhau chung sống quây quần, đùm bọc ở khu này, dù họ xuất thân khác nhau, từ Hà Tĩnh trở ra Bắc quê đâu cũng có.
Ban ngày, cả bệnh nhân lẫn người nhà đều đi làm nên buổi tối mới có thể bắt gặp
họ tụ tập quanh xóm thế này.
Tìm vào ngõ 121 Lê Thanh Nghị, dù "xóm chạy thận" không được khoanh vùng
rõ ràng, nhưng bước vào "địa phận xóm" rất dễ nhận ra, bởi những người có
cánh tay đặc biệt thế này xuất hiện khá nhiều.
Những ngày cuối tuần, cả xóm thường vắng vẻ vì về quê hết, chủ yếu là
lấy thêm chi phí đi chạy thận.
lấy thêm chi phí đi chạy thận.
Họ sống và sinh hoạt trong những dãy nhà trọ rất chật hẹp, ẩm thấp,
làm đủ nghề từ đánh giày, rửa bát thuê, xe ôm, bốc vác, bán trà đá... để có
thêm tiền đi lọc thận, trang trải chi phí hàng ngày.
làm đủ nghề từ đánh giày, rửa bát thuê, xe ôm, bốc vác, bán trà đá... để có
thêm tiền đi lọc thận, trang trải chi phí hàng ngày.
Gặp gỡ anh Mai Anh Tuấn - trưởng xóm chạy thận (41 tuổi, quê Ba Vì) chúng tôi may mắn được nghe câu chuyện đời của anh và bao mảnh đời khác giống anh ở xung quanh đây. Anh bật cười khi kể về "chức vụ" được cả xóm tin tưởng bầu lên làm, bởi anh đã có thâm niên chạy thận... 21 năm, thuộc hàng lão làng rồi, anh lăn lộn kiếm sống cũng ngần ấy năm ở Hà Nội để duy trì chữa bệnh.
"Nhà tôi có 4 anh em, bố và em trai thứ 3 cũng bị thận rồi lần lượt qua đời.
Vợ tôi bây giờ bán nước kiếm thêm thu nhập, còn tôi thì làm đủ nghề kiếm sống".
Cánh tay anh Tuấn không nổi gồ lên như nhiều bệnh nhân chạy thận khác, do cơ địa
từng người, nhưng anh từng phải mổ tách mạch, lấy cặn khỏi cơ thể nên mới thành
những vết sẹo lạ thường thế này. Hơn 2 thập kỷ chống chọi với bệnh tật,
anh rất đau đớn và còn bị thêm nhiều bệnh khác.
Vợ tôi bây giờ bán nước kiếm thêm thu nhập, còn tôi thì làm đủ nghề kiếm sống".
Cánh tay anh Tuấn không nổi gồ lên như nhiều bệnh nhân chạy thận khác, do cơ địa
từng người, nhưng anh từng phải mổ tách mạch, lấy cặn khỏi cơ thể nên mới thành
những vết sẹo lạ thường thế này. Hơn 2 thập kỷ chống chọi với bệnh tật,
anh rất đau đớn và còn bị thêm nhiều bệnh khác.
Niềm vui an ủi duy nhất hiện tại của vợ chồng anh Tuấn là cậu con trai ngoan ngoãn
học giỏi, biết hoàn cảnh gia đình nên cậu bé khá chăm chỉ, khiến anh "trưởng xóm"
rất tự hào. May mắn hơn nữa, là con trai anh không mắc bệnh hiểm nghèo như bố...
Riêng dãy trọ mà gia đình anh Tuấn đang sống quy tụ hẳn... 11 người chạy thận. Nhà nào cũng có ít nhất 1 người bị bệnh, tính ra, cả xóm có 129 bệnh nhân. Cuộc sống của anh và họ gắn liền với những chiếc máy lọc thận ở bệnh viện, cách 1 ngày phải đi lọc 1 lần, tháng 14 - 15 buổi. May là giờ có bảo hiểm hộ nghèo nên họ giảm bớt được phần lớn chi phí chữa bệnh, nhưng tiền thuốc men, thuê nhà, ăn ở... thì vẫn tốn kém, nên số tiền phải bỏ ra hàng tháng của bệnh nhân chạy thận vẫn không dưới 5 triệu đồng. "95% bệnh nhân ở đây là hộ nghèo, dù được nhà nước hỗ trợ, rồi các Mạnh Thường Quân cứu giúp, song nhiều người vẫn khánh kiệt vì bạo bệnh, không duy trì được việc chạy chữa". Anh Tuấn ngậm ngùi chia sẻ.
Anh Tuấn dẫn chúng tôi đến thăm bà Tảo, ở giữa xóm, năm nay 60 tuổi (quê Hưng Yên) nhưng "thâm niên chạy thận" còn kém anh Tuấn 1 nửa. Bà mới phát hiện mắc bệnh
cách đây 10 năm, chồng bà cũng bị tiểu đường, nhà thì nghèo, chỉ trông vào mấy
sào ruộng ở quê. Bà có 3 người con đã lớn, nhưng đứa nào cũng vận số vất vả,
phải lo toan cơm áo gạo tiền cho gia đình riêng, nên bà tự mình đi bán trà đá ở
gần nhà trọ, kiếm tiền trang trải sinh hoạt lẫn chữa bệnh.
Chỗ bà Tảo ở thế này đã là "sang" lắm rồi, gọn gàng sạch sẽ, hơn nhiều bệnh nhân
khác có cảnh ngộ éo le hơn. Cạnh phòng bà là 3 bệnh nhân ở ghép với nhau trong
căn phòng chật hẹp, cùng chạy thận và chạy ăn từng bữa. Hôm nay bà mới chạy thận
về lúc tối muộn nên mệt mỏi, không thể đi bán nước được. Bệnh tật còn khiến bà bị
đi khập khiễng, nhiều người trong xóm vẫn hay trêu chọc bà,
nhưng bà vẫn luôn cười rất lạc quan.
khác có cảnh ngộ éo le hơn. Cạnh phòng bà là 3 bệnh nhân ở ghép với nhau trong
căn phòng chật hẹp, cùng chạy thận và chạy ăn từng bữa. Hôm nay bà mới chạy thận
về lúc tối muộn nên mệt mỏi, không thể đi bán nước được. Bệnh tật còn khiến bà bị
đi khập khiễng, nhiều người trong xóm vẫn hay trêu chọc bà,
nhưng bà vẫn luôn cười rất lạc quan.
Ở một mình nên buồn và cô đơn, bà Tảo thường đi quanh xóm, hoặc ghé
quán nước đầu ngõ buôn chuyện với mọi người cho qua ngày. Sống ở xóm chạy thận
lâu năm, bà rất trân quý tấm lòng của mọi người, từ già trẻ lớn bé, ai cũng yêu thương
đùm bọc nhau. "Có lần tôi ốm nặng, nằm một mình chẳng ai hay, may có
chủ nhà trọ đưa đi cấp cứu, và hàng xóm xung quanh chăm sóc".