1. Tác dụng của nước vo gạo với làn da
Nước vo gạo đã được sử dụng tử rất lâu trong làm đẹp và trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây, sử dụng như một thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy mái tóc và làn da đẹp. Nước vo gạo chứa vitamin E, vitamin B, axit ferulic… các thành phần có lợi cho da. Cụ thể:
- Chống lão hóa: Nước gạo chứa các axit amin, chất chống oxy hóa và khoáng chất làm chậm quá trình lão hóa của da (ngăn ngừa tác động của một loại enzyme gọi là elastane gây ra lão hóa da)… giúp da trông trẻ trung và mềm mại.
- Làm sáng da: Nước gạo có thể giúp tổng hợp collagen, có lợi cho những người có làn da xỉn màu và không đều màu. Nó cũng có thể giúp làm giảm sẹo và sắc tố trên khuôn mặt, mang lại làn da sáng và rạng rỡ.
- Giúp giảm nhờn: Tính chất làm se của nước vo gạo giúp kiểm soát độ nhờn trên da. Khi lượng dầu được kiểm soát, sẽ làm giảm mụn trứng cá và mụn nhọt, giúp da sạch sẽ. Do đó, nước gạo trị mụn làm dịu da, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn gây mụn.
- Chữa lành da: Nước gạo có chứa các đặc tính chữa lành giúp làm dịu vết cháy nắng, mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa; làm săn chắc và làm đều màu da.
Nước vo gạo đã được sử dụng tử rất lâu trong làm đẹp.
2. Cách làm mặt nạ nước vo gạo
Các phương pháp chế nước vo gạo:
- Phương pháp ngâm: Ngâm một cốc gạo với 2 - 3 cốc nước, trong 30 phút. Lọc nước và bảo quản trong tủ lạnh.
- Lên men: Vo sạch 100 gam gạo trong nước lã. Ngâm gạo trong 500 - 700 ml nước trong 2 ngày và để lên men. Khuấy đều nước và lọc, bảo quản trong chai thủy tinh, làm lạnh và dùng dần.
- Đun sôi: Nấu sôi một cốc gạo với nước, sau đó gạn nước để nguội. Sau khi nước gạo nguội, cất vào hộp thủy tinh và để trong tủ lạnh, dùng dần.
Cách làm mặt nạ nước gạo cho làn da sáng:
Lấy 1 - 2 thìa nước vo gạo.
Vắt 1 - 2 thìa nước cốt chanh.
Lấy một thìa gel lô hội.
Trộn đều cả ba thành phần lại với nhau.
Làm thành hỗn hợp sệt và đắp lên mặt.
Để trong 10 - 20 phút.
Rửa mặt bằng nước lạnh.
Mặt nạ nước gạo và trà xanh:
Lấy 2 thìa nước vo gạo vào một cốc.
Ngâm túi trà xanh vào nước vo gạo trong 5 phút.
Thêm một thìa gel lô hội vào.
Thêm một thìa mật ong.
Trộn đều các thành phần để tạo thành hỗn hợp sệt.
Đắp lên mặt và để trong 10 - 15 phút.
Rửa sạch bằng nước.
Mặt nạ nước gạo với bột đậu xanh:
Lấy một ít nước vo gạo vào một cái cốc.
Thêm 1 thìa bột đậu xanh vào.
Thêm 2 thìa mật ong vào hỗn hợp và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sệt.
Đắp mặt nạ trong 10 phút.
Sau khi khô, rửa sạch mặt bằng nước lạnh.
Ngâm một cốc gạo với 2 - 3 cốc nước, trong 30 phút. Lọc nước và bảo quản trong tủ lạnh.
3. Ai nên tránh sử dụng nước vo gạo?
Những người mắc các bệnh về da như eczema hoặc viêm da dị ứng phải hết sức thận trọng hoặc tránh sử dụng nước vo gạo. Trong những tình trạng da như vậy, da không thể duy trì đủ độ ẩm, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi sử dụng nước vo gạo.
Nếu bạn bị dị ứng với gạo hoặc có vết thương hở trên da, cũng không nên sử dụng nước vo gạo vì nó có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng.
Nước vo gạo thường được coi là an toàn cho mọi loại da. Tuy nhiên, các loại da khác nhau phản ứng khác nhau với nước gạo. Một số người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng và mẩn đỏ khi dùng nước gạo. Do đó, phải thận trọng khi dùng.
Nếu sử dụng quá nhiều, nước vo gạo có thể làm khô da và loại bỏ lớp dầu tự nhiên, khiến da bị bong tróc. Do đó, phải sử dụng với lượng vừa phải để duy trì độ ẩm cho da.
Theo Sức khỏe đời sống