Như VietNamNet đã thông tin, từ ngày 6- 21/1, TAND tỉnh Hòa Bình đưa trùm ma túy Vũ Ngọc Sơn (SN 1978, ở Tân Yên, Bắc Giang) và 34 bị cáo khác ra xét xử các tội Giết người; Cố ý gây thương tích; Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt ma túy; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Chống người thi hành công vụ; Môi giới hối lộ; Không tố giác tội phạm ra xét xử.
Trong số các can phạm của vụ án có ông Nguyễn Thế Quyền (SN 1962, ở Cầu Giấy, Hà Nội), Tiến sỹ Luật, giảng viên một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội.
Trong đường dây ma túy của Vũ Ngọc Sơn mà TAND tỉnh Hòa Bình đang xét xử nói trên, kẻ bị tịch biên tài sản nhiều nhất là Nguyễn Thị Thịnh (SN 1979, ở Bắc Giang). Thịnh bị thu 5,6 tỷ đồng, cùng 2 xe ô tô.
Thấy con gái bị quy kết buôn bán 56 bánh heroin (gần 2 yến), mẹ của Thịnh là bà Bùi Thị Giang đã tìm cách “chạy án” cho con.
Trong thời gian này, Dương Ngô Sơn (SN 1966) đang làm thợ xây cho nhà bà Giang. Nghe lời hứa hẹn của gã thợ xây, bà Giang đã nhờ Sơn tìm "cửa" để “chạy án” cho con gái.
Gã thợ xây “hét giá” 3 tỷ đồng rồi gặp Nguyễn Quang Nho nhờ "tìm cửa" để "chạy án" và xin lại các tài sản đã bị thu giữ. Nho đã gọi điện cho ông Quyền đặt vấn đề, và ông Tiến sỹ đã đồng ý hẹn gặp để bàn chuyện.
Sau khi bàn bạc, Quyền thống nhất- trước mắt phải xin được hai xe và tiền bị thu giữ, tiếp đó mới lo đến việc xin cho Thịnh được giảm án.
Trao đổi xong, Quyền gọi điện cho một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang, đặt vấn đề nhờ ông này giúp xin lại tài sản cho Thịnh.
Theo lời khai của Quyền: Sau khi nhận 600 triệu đồng từ người nhà can phạm, đã mang theo số tiền trên, lái xe đến Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang gặp vị lãnh đạo trên, đưa cho ông này 600 triệu.
Ông này nhận tiền, cất vào tủ rồi bảo Quyền cứ ngồi chờ, ông sẽ bảo "thằng đệ" giúp.
Sau khi ông này đi sang Tỉnh ủy có việc, Hoàng Văn P. (SN 1961, cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang) vào phòng gặp Quyền để "giải quyết công việc".
Quyền bày tỏ nguyện vọng của gia đình can phạm- trước mắt xin lại 2 xe ô tô. P hứa giúp Quyền, bảo Quyền yên tâm, xe sẽ xin lại được. Những ngày sau đó, Quyền tiếp tục nhận 400 triệu đồng từ gia đình can phạm chuyển cho cấp trên của P.
Cáo trạng thể hiện, cuối tháng 7/2011 đến 9/2011, ông Quyền nhận tổng số 1,25 tỷ đồng chuyển cho vị lãnh đạo trên để thực hiện việc chạy tội và xin lại tài sản cho can phạm. Hành vi phạm tội của bị cáo Quyền bị xác định đã phạm vào tội "Môi giới hối lộ".
Cơ quan điều tra đã đấu tranh với vị lãnh đạo Chi Cục thi hành án Bắc Giang và ông này chỉ thừa nhận có việc Quyền đến gặp nhờ ông ta xin ô tô của người nhà bị Công an tạm giữ. Ông ta đã giới thiệu và giao cho cán bộ cấp dưới là P. đứng ra giải quyết. Ông ta không thừa nhận đã nhận 1 tỷ đồng từ ông Tiến sỹ.
Đối với vị lãnh đạo thi hành án, cơ quan điều tra cho rằng, chưa đủ điều kiện để xử lý hình sự, sẽ có văn bản kiến nghị đến cơ quan chức năng xem xét xử lý.
Phiên xét xử lần này, ông Quyền không phải ra trước vành móng ngựa vì trước đó ông ta được tạm đình chỉ xét xử vì đang ốm nặng.
Vũ Ngọc Sơn.
Trong số các can phạm của vụ án có ông Nguyễn Thế Quyền (SN 1962, ở Cầu Giấy, Hà Nội), Tiến sỹ Luật, giảng viên một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội.
Trong đường dây ma túy của Vũ Ngọc Sơn mà TAND tỉnh Hòa Bình đang xét xử nói trên, kẻ bị tịch biên tài sản nhiều nhất là Nguyễn Thị Thịnh (SN 1979, ở Bắc Giang). Thịnh bị thu 5,6 tỷ đồng, cùng 2 xe ô tô.
Thấy con gái bị quy kết buôn bán 56 bánh heroin (gần 2 yến), mẹ của Thịnh là bà Bùi Thị Giang đã tìm cách “chạy án” cho con.
Trong thời gian này, Dương Ngô Sơn (SN 1966) đang làm thợ xây cho nhà bà Giang. Nghe lời hứa hẹn của gã thợ xây, bà Giang đã nhờ Sơn tìm "cửa" để “chạy án” cho con gái.
Gã thợ xây “hét giá” 3 tỷ đồng rồi gặp Nguyễn Quang Nho nhờ "tìm cửa" để "chạy án" và xin lại các tài sản đã bị thu giữ. Nho đã gọi điện cho ông Quyền đặt vấn đề, và ông Tiến sỹ đã đồng ý hẹn gặp để bàn chuyện.
Sau khi bàn bạc, Quyền thống nhất- trước mắt phải xin được hai xe và tiền bị thu giữ, tiếp đó mới lo đến việc xin cho Thịnh được giảm án.
Trao đổi xong, Quyền gọi điện cho một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang, đặt vấn đề nhờ ông này giúp xin lại tài sản cho Thịnh.
Theo lời khai của Quyền: Sau khi nhận 600 triệu đồng từ người nhà can phạm, đã mang theo số tiền trên, lái xe đến Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang gặp vị lãnh đạo trên, đưa cho ông này 600 triệu.
Ông này nhận tiền, cất vào tủ rồi bảo Quyền cứ ngồi chờ, ông sẽ bảo "thằng đệ" giúp.
Sau khi ông này đi sang Tỉnh ủy có việc, Hoàng Văn P. (SN 1961, cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang) vào phòng gặp Quyền để "giải quyết công việc".
Quyền bày tỏ nguyện vọng của gia đình can phạm- trước mắt xin lại 2 xe ô tô. P hứa giúp Quyền, bảo Quyền yên tâm, xe sẽ xin lại được. Những ngày sau đó, Quyền tiếp tục nhận 400 triệu đồng từ gia đình can phạm chuyển cho cấp trên của P.
Cáo trạng thể hiện, cuối tháng 7/2011 đến 9/2011, ông Quyền nhận tổng số 1,25 tỷ đồng chuyển cho vị lãnh đạo trên để thực hiện việc chạy tội và xin lại tài sản cho can phạm. Hành vi phạm tội của bị cáo Quyền bị xác định đã phạm vào tội "Môi giới hối lộ".
Cơ quan điều tra đã đấu tranh với vị lãnh đạo Chi Cục thi hành án Bắc Giang và ông này chỉ thừa nhận có việc Quyền đến gặp nhờ ông ta xin ô tô của người nhà bị Công an tạm giữ. Ông ta đã giới thiệu và giao cho cán bộ cấp dưới là P. đứng ra giải quyết. Ông ta không thừa nhận đã nhận 1 tỷ đồng từ ông Tiến sỹ.
Đối với vị lãnh đạo thi hành án, cơ quan điều tra cho rằng, chưa đủ điều kiện để xử lý hình sự, sẽ có văn bản kiến nghị đến cơ quan chức năng xem xét xử lý.
Phiên xét xử lần này, ông Quyền không phải ra trước vành móng ngựa vì trước đó ông ta được tạm đình chỉ xét xử vì đang ốm nặng.
Theo VietNamNet