Việc chú rể trao nhẫn cho cô dâu có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ xưa. Người Hy Lạp quan niệm rằng trong cuộc đời người phụ nữ có ba chiếc nhẫn quan trọng là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Dưới thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn là biểu tượng thiêng liêng của sự gắn kết không bao giờ chấm dứt.
Ngày nay, trao nhẫn là một nghi thức không thể thiếu trong đa số các đám cưới.
Việc đeo nhẫn cưới khẳng định sự kết nối giữa hai người, chiếc nhẫn như là một biểu tượng của tình yêu, là sợi dây liên kết giữa hai người yêu nhau.
Việc chọn nhẫn và đeo nhẫn cưới không hề đơn giản. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng thường mắc phải những đại kỵ khi đeo nhẫn dưới đây khiến cho cuộc hôn nhân không được êm ấm, tài lộc bị phá hủy.
Chọn mua nhẫn có chất liệu rẻ tiền
Việc mua chiếc nhẫn cưới làm từ chất liệu kém như vàng giả, bạc pha lẫn tạp chất... cho thấy bạn không tôn trọng mối quan hệ hôn nhân này. Vì thế vợ chồng sẽ thường xuyên có những bất hòa, hay cãi cọ.
Đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ chính thức diễn ra
Theo quan niệm người xưa, trước khi hôn lễ chính thức diễn ra thì các cặp vợ chồng tuyệt đối không nên đeo nhẫn cưới.
Người xưa quan niệm rằng, đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra sẽ làm gia đình bị xáo trộn, tình yêu khó bền.
Đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau
Rất nhiều cặp đôi lựa chọn nhẫn theo sở thích, mỗi người một kiểu dáng. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, điều này là hoàn toàn không nên. Bởi ông bà xưa cho rằng, một cặp nhẫn cưới thường phải có kiểu dáng giống nhau để thể hiện sự tương đồng giữa đôi vợ chồng thì mới mang đến hạnh phúc cho lứa đôi.
Việc chọn nhẫn cũng thể hiện sự hòa hòa, hiểu ý nhau của các cặp đôi. Hai vợ chồng muốn có được hạnh phúc trọn vẹn thì phải biết cách giữ cân bằng cuộc sống, mỗi người nhường nhịn nhau một chút, đừng để cái tôi của mình quá lớn mà làm mất đi niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Chỉ khi chúng ta biết thu nhỏ cái tôi mà nghĩ tới bạn đời của mình, tình yêu mới bền bỉ và trường tồn mãi theo năm tháng.
Nhất định phải đeo nhẫn cưới ở ngón áp út
Người châu Âu tin rằng, trên ngón tay áp út có các tĩnh mạch chạy trực tiếp từ ngón này đến trái tim. Vì vậy, đeo nhẫn cưới ngón này như một lời nhắc nhở tình yêu sẽ luôn luôn giữ trong trái tim bạn.
Còn người Trung Quốc lại cho rằng, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, và ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời và cho con cái của bạn. Nên nhẫn cưới nhất định phải được đeo ở ngón áp út.
Ngoài ra, có quan điểm cho rằng, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay, nên khi đeo chiếc nhẫn tình yêu vào sẽ khiến bạn có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.
Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn
Nhẫn cưới là đồ đôi, là minh chứng của cuộc hôn nhân hạnh phúc. Do vậy, nếu chỉ có một người đeo nhẫn cưới thì có nghĩa là vợ chồng đang bị chia cắt, không đồng thuận nên sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả khác như công việc trì trệ, kinh doanh ế ẩm, một trong hai người mắc bệnh, đau ốm triền miên.
Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Nhẫn cưới được xem là biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cửu, gắn kết hai con người lại với nhau.
Nếu một trong hai người đem bán hoặc làm mất nhẫn sẽ là điềm báo về những sóng gió sắp tới. Bán nhẫn hay làm mất nhẫn chính là làm rơi mất hạnh phúc của mình thì chắc chắn vợ chồng sẽ lục đục, đặc biệt là có sự xuất hiện của người thứ 3.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Khỏe và đẹp