Hẳn ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần cảm thấy "ghét" những nốt mụn bất thình lình xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có một sự thật là, việc nặn mụn sẽ gây nguy hiểm cho da và nặng có thể dẫn đến tử vong.
Chùm ảnh dưới đây sẽ khiến bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ vì việc nặn mụn.
Bản chất của việc xuất hiện mụn và những loại mụn bạn cần biết
Cần phải hiểu rằng, mụn xuất hiện khi có quá nhiều chất nhờn tồn tại ở lỗ chân lông bị bít kín - tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.
Mụn gồm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Bắt đầu từ lúc hình thành nhân mụn, chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), sau đó chuyển sang mụn đỏ viêm nhẹ và cuối cùng là chuyển sang mụn bọc có mủ nhiều và viêm nặng.
Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.
Đặc điểm của mụn đầu trắng là mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.
Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn, nếu không xử lí đúng có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn.
Sự hình thành của loại mụn này giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hóa nên chuyển sang màu đen ở trên, màu trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục.
Khi mụn đầu đen và đầu trắng đã bị viêm, nó sẽ chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi đụng vào. Loại mụn này sẽ có tên gọi là mụn đỏ - Papules.
Sau khi mụn đỏ bị viêm nặng hơn, chúng sẽ bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn mủ Pustules sẽ sưng to và đau nhức hơn.
Nodules and Cysts - mụn bọc - là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với mụn đỏ và bị sưng to, chứa nhiều mủ và gây đau nhức nhiều hơn. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.
Mụn thịt là một loại mụn nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt. Khi mới xuất hiện, mụn có kích thước khá nhỏ, màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. Nếu mụn mọc nhiều, nó còn kéo theo tình trạng da bị khô, sần, sạm đi.
Loại mụn này thường chỉ xuất hiện ở vùng quanh mắt, mi mắt. Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách, nó có thể lan cả ra trán, gò má, cổ, ngực, thậm chí còn lan cả xuống vùng cơ thể bên dưới.
Mụn đinh râu là một loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép,cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi…
Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn mụn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng.
Và sự thật nặn mụn có thể khiến bạn tử vong!
Sự thật là khi bạn nặn mụn, thực chất là bạn đang cố gắng làm vỡ lớp da của mình. Dù ở vị trí nào thì khi lớp da phía ngoài bị xé rách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vết thương.
Vết vỡ này thường sẽ để trên da một dạng sẹo, tuy nhiên, nếu nặn mụn bằng tay chưa được vệ sinh, vi khuẩn sẽ qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng...
Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết thường do vi khuẩn Gram (+) như tụ cầu, phế cầu, liên cầu; các vi khuẩn Gram (-): não mô cầu, trực khuẩn đường ruột (E.coli, Klesbsiella pneumoniae, Proteus, Enterobacter...), trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa; các vi khuẩn kỵ khí (Bacteroid fragilis, Clostridium perfringens...) gây ra.
Nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, gây nên tình trạng nhiễm độc toàn thân nặng với biểu hiện như sốt, da xanh tái, nổi ban, rối loạn tâm thần kinh (mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, nặng nhất là hôn mê), rối loạn ý thức, kèm theo rất nhiều biểu hiện của hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu... có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Như vậy, có thể thấy việc nặn mụn dù ở bất kỳ vị trí nào cũng là không nên vì có thể gây bội nhiễm khiến mụn lâu lành, dễ để lại sẹo xấu, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết.
Trong trường hợp mụn lớn đã hóa mủ thì có thể trích rạch mụn để thoát mủ cho vết thương nhanh lành, nhưng cần được thực hiện tại cơ sở y tế.
Chùm ảnh dưới đây sẽ khiến bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ vì việc nặn mụn.
Bản chất của việc xuất hiện mụn và những loại mụn bạn cần biết
Cần phải hiểu rằng, mụn xuất hiện khi có quá nhiều chất nhờn tồn tại ở lỗ chân lông bị bít kín - tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.
Mụn gồm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Bắt đầu từ lúc hình thành nhân mụn, chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), sau đó chuyển sang mụn đỏ viêm nhẹ và cuối cùng là chuyển sang mụn bọc có mủ nhiều và viêm nặng.
Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.
Đặc điểm của mụn đầu trắng là mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.
Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn, nếu không xử lí đúng có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn.
Sự hình thành của loại mụn này giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hóa nên chuyển sang màu đen ở trên, màu trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục.
Khi mụn đầu đen và đầu trắng đã bị viêm, nó sẽ chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi đụng vào. Loại mụn này sẽ có tên gọi là mụn đỏ - Papules.
Sau khi mụn đỏ bị viêm nặng hơn, chúng sẽ bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn mủ Pustules sẽ sưng to và đau nhức hơn.
Nodules and Cysts - mụn bọc - là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với mụn đỏ và bị sưng to, chứa nhiều mủ và gây đau nhức nhiều hơn. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.
Mụn thịt xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Mụn thịt là một loại mụn nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt. Khi mới xuất hiện, mụn có kích thước khá nhỏ, màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. Nếu mụn mọc nhiều, nó còn kéo theo tình trạng da bị khô, sần, sạm đi.
Loại mụn này thường chỉ xuất hiện ở vùng quanh mắt, mi mắt. Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách, nó có thể lan cả ra trán, gò má, cổ, ngực, thậm chí còn lan cả xuống vùng cơ thể bên dưới.
Mụn đinh râu là một loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép,cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi…
Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn mụn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng.
Và sự thật nặn mụn có thể khiến bạn tử vong!
Sự thật là khi bạn nặn mụn, thực chất là bạn đang cố gắng làm vỡ lớp da của mình. Dù ở vị trí nào thì khi lớp da phía ngoài bị xé rách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vết thương.
Vết vỡ này thường sẽ để trên da một dạng sẹo, tuy nhiên, nếu nặn mụn bằng tay chưa được vệ sinh, vi khuẩn sẽ qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng...
Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết thường do vi khuẩn Gram (+) như tụ cầu, phế cầu, liên cầu; các vi khuẩn Gram (-): não mô cầu, trực khuẩn đường ruột (E.coli, Klesbsiella pneumoniae, Proteus, Enterobacter...), trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa; các vi khuẩn kỵ khí (Bacteroid fragilis, Clostridium perfringens...) gây ra.
Nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, gây nên tình trạng nhiễm độc toàn thân nặng với biểu hiện như sốt, da xanh tái, nổi ban, rối loạn tâm thần kinh (mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, nặng nhất là hôn mê), rối loạn ý thức, kèm theo rất nhiều biểu hiện của hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu... có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Như vậy, có thể thấy việc nặn mụn dù ở bất kỳ vị trí nào cũng là không nên vì có thể gây bội nhiễm khiến mụn lâu lành, dễ để lại sẹo xấu, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết.
Trong trường hợp mụn lớn đã hóa mủ thì có thể trích rạch mụn để thoát mủ cho vết thương nhanh lành, nhưng cần được thực hiện tại cơ sở y tế.
Theo Tri Thức Trẻ