Chúng ta bắt đầu câu chuyện về một Phan Thanh Bình ở tuổi 17 tại SEA Games 22, lúc đó bạn được xem là "cứu tinh" cho U23 VN, nhắc đến khoảnh khắc ấy cảm giác của anh lúc này như thế nào?
Phan Thanh Bình: - Cái cảm xúc ở tuổi 17- 18, mà mình được chơi đúng môn yêu thích, trong đội bóng được sự hâm mộ của tất cả khán giả Việt Nam, cái cảm xúc ghi bàn ở kỳ giải đó là thực sự vô cùng khó tả. Bình chỉ nhớ sau khi đánh đầu vào thì hầu như các khán đài như vỡ tung lên hết.
Đó là khoảnh khắc cuối của trận đấu rồi nên anh em cầu thủ chạy ăn mừng tứ hướng hết. Bình chỉ biết chạy về hướng khán đài A, lúc đang chạy thì anh Huy Hoàng câu cổ "quật" mình té hẳn xuống sân, tất cả các anh em đè lên...
Là một "hiện tượng" tại SEA Games 22 khi mới 17 tuổi và nhà vô địch AFF Cup (2008) năm 22 tuổi, có khá nhiều người ghen tị với anh, anh có nghĩ mình may mắn, gặp thời?
Phan Thanh Bình: - Tất nhiên, trong bóng đá có may mắn, nhưng thực sự trong những thời khắc ấy, không phải bao giờ may mắn cũng tìm đến mình. Trong suốt quá trình đó, Bình đã có những giải đấu, tập huấn, đá giao hữu và bước vào giải đấu chính thức, hầu như Bình có được rất nhiều bàn thắng, thể hiện được vị trí của mình ở ĐT cũng như Olympic.
Sau đó, những bàn thắng chính thức lại đến, chức vô địch đến thì đó là nỗ lực của bản thân Bình và tập thể đội bóng chứ thời điểm ấy không phải hoàn toàn chỉ là sự may mắn.
Tham dự 4 kỳ SEA Games, 2 kỳ AFF cup trong khoảng 5-6 năm liên tục, nhưng dường như đó lại là một trong bước ngoặt, khi kể từ năm 2010 Bình gần như không còn xuất hiện ở các ĐTQG, cùng lúc ở cấp CLB khá lận đận, vì sao lại như thế?
Phan Thanh Bình: - Chúng ta cũng biết, trong bóng đá mỗi năm đều có những sự thay đổi cực kỳ lớn, một đội bóng cũng thay đổi về nhân sự. Và bản thân Bình cũng thấy có những sự thay đổi lớn về suy nghĩ, chững chạc hơn, phong cách thi đấu.
Chính nhờ có cơ hội tiếp cận các anh lớn nên học hỏi được về kinh nghiệm tâm lý thi đấu, về chuyên môn để có thể duy trì một phong độ của Bình ở ĐTQG trong 6 năm trời từ 17 tuổi đến 24 -25 tuổi.
Theo Bình nghĩ, bước ngoặt này thì từ nhiều phía, có nhiều sự tác động. Thứ nhất, ở CLB, bản thân gặp nhiều ca chấn thương nên cơ hội ra sân ít đi. Thứ 2 là trào lưu chuộng cầu thủ ngoại ở hầu hết các CLB lúc bấy giờ.
Mặc dù, tôi cũng đã cố gắng bình phục chấn thương, nỗ lực thể hiện cho nên tôi mới duy trì được sự nghiệp trong khoảng thời gian ấy.
Nhìn lại quãng thời gian ấy anh có cảm thấy tiếc nuối điều gì và nếu quay trở lại có muốn thay đổi điều gì hay không?
Phan Thanh Bình: - Sự nghiệp đá bóng của Bình và công việc hiện tại bây giờ, Bình hoàn toàn không tiếc nuối điều gì. Cuộc sống bóng đá ngắn ngủi, có thể nó kéo dài chừng 10 năm trong khi tôi đã duy trì cố gắng được 7- 8 năm và chỉ có 2-3 năm, Bình là nốt trầm thì tại sao phải tiếc nuối.
Trong khi đó, như các bạn biết thời gian vừa rồi các em trẻ của HA.GL hoặc nhiều lò đào tạo khác được đào tạo, đầu tư rất là tốt thì mình phải nhường sân cho các em đi lên.
Đây là điều mình phải chấp nhận, đó là một sự đào thải của bóng đá. Chúng ta nhìn nhận, chấp nhận được nhưng phải nhìn về phía trước chứ không phải đứng lại tại chỗ.
Cho nên sau khoảng thời gian đó, Bình đã có sự trau dồi, đi học HLV để định hướng tương lai cho mình. Và giờ 30 tuổi nhưng Bình đã có bằng cấp huấn luyện và đã là HLV. Bình đã có những nhìn nhận, đầu tư trước cho mình.
30 tuổi, trở thành HLV, nhớ lại khoảng thời gian lần đầu bước vào sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp, giờ dẫn dắt các em nhỏ, anh có nhìn thấy hình ảnh của mình hay không? Những khác biệt từ cầu thủ lên làm huấn luyện?
Phan Thanh Bình: Các em ở độ tuổi này thi đấu vẫn chưa chỉn chu đâu, như mình ngày xưa thôi. Nhưng các em giống mình là ở tình yêu, khát khao với bóng đá.
Mình huấn luyện tùy theo lứa tuổi, chứ không thể nhồi nhét được. Nhất là đối với các em nhỏ ở lứa tuổi U11 thì khác với lứa cầu thủ U17 - U18...
Dưới thời HLV nào mà anh cảm thấy nể phục và yêu quý nhất?
Phan Thanh Bình: - Tình cảm Bình để lại dành cho HLV Riedl, còn sự nể phục dành cho HLV Calisto. Mọi người đều biết, ông Riedl đã dành rất nhiều tình cảm cho đội tuyển, gắn bó lâu với BĐVN nhiều hơn Calisto. Ông ấy có phong thái nhẹ nhàng của người châu Âu, được người hâm mộ cổ vũ nhiệt tình.
Còn ông Calisto có cá tính mạnh, góc cạnh hơn và điều này cũng tốt rất nhiều cho các trận đấu. Thế nên, mình mới nói rằng tình cảm dành cho ông Riedl, còn nể phục đương nhiên dành cho ông Calisto...
Phan Thanh Bình: - Cái cảm xúc ở tuổi 17- 18, mà mình được chơi đúng môn yêu thích, trong đội bóng được sự hâm mộ của tất cả khán giả Việt Nam, cái cảm xúc ghi bàn ở kỳ giải đó là thực sự vô cùng khó tả. Bình chỉ nhớ sau khi đánh đầu vào thì hầu như các khán đài như vỡ tung lên hết.
Đó là khoảnh khắc cuối của trận đấu rồi nên anh em cầu thủ chạy ăn mừng tứ hướng hết. Bình chỉ biết chạy về hướng khán đài A, lúc đang chạy thì anh Huy Hoàng câu cổ "quật" mình té hẳn xuống sân, tất cả các anh em đè lên...
Là một "hiện tượng" tại SEA Games 22 khi mới 17 tuổi và nhà vô địch AFF Cup (2008) năm 22 tuổi, có khá nhiều người ghen tị với anh, anh có nghĩ mình may mắn, gặp thời?
Phan Thanh Bình: - Tất nhiên, trong bóng đá có may mắn, nhưng thực sự trong những thời khắc ấy, không phải bao giờ may mắn cũng tìm đến mình. Trong suốt quá trình đó, Bình đã có những giải đấu, tập huấn, đá giao hữu và bước vào giải đấu chính thức, hầu như Bình có được rất nhiều bàn thắng, thể hiện được vị trí của mình ở ĐT cũng như Olympic.
Sau đó, những bàn thắng chính thức lại đến, chức vô địch đến thì đó là nỗ lực của bản thân Bình và tập thể đội bóng chứ thời điểm ấy không phải hoàn toàn chỉ là sự may mắn.
Tham dự 4 kỳ SEA Games, 2 kỳ AFF cup trong khoảng 5-6 năm liên tục, nhưng dường như đó lại là một trong bước ngoặt, khi kể từ năm 2010 Bình gần như không còn xuất hiện ở các ĐTQG, cùng lúc ở cấp CLB khá lận đận, vì sao lại như thế?
Phan Thanh Bình: - Chúng ta cũng biết, trong bóng đá mỗi năm đều có những sự thay đổi cực kỳ lớn, một đội bóng cũng thay đổi về nhân sự. Và bản thân Bình cũng thấy có những sự thay đổi lớn về suy nghĩ, chững chạc hơn, phong cách thi đấu.
Chính nhờ có cơ hội tiếp cận các anh lớn nên học hỏi được về kinh nghiệm tâm lý thi đấu, về chuyên môn để có thể duy trì một phong độ của Bình ở ĐTQG trong 6 năm trời từ 17 tuổi đến 24 -25 tuổi.
Theo Bình nghĩ, bước ngoặt này thì từ nhiều phía, có nhiều sự tác động. Thứ nhất, ở CLB, bản thân gặp nhiều ca chấn thương nên cơ hội ra sân ít đi. Thứ 2 là trào lưu chuộng cầu thủ ngoại ở hầu hết các CLB lúc bấy giờ.
Mặc dù, tôi cũng đã cố gắng bình phục chấn thương, nỗ lực thể hiện cho nên tôi mới duy trì được sự nghiệp trong khoảng thời gian ấy.
Nhìn lại quãng thời gian ấy anh có cảm thấy tiếc nuối điều gì và nếu quay trở lại có muốn thay đổi điều gì hay không?
Phan Thanh Bình: - Sự nghiệp đá bóng của Bình và công việc hiện tại bây giờ, Bình hoàn toàn không tiếc nuối điều gì. Cuộc sống bóng đá ngắn ngủi, có thể nó kéo dài chừng 10 năm trong khi tôi đã duy trì cố gắng được 7- 8 năm và chỉ có 2-3 năm, Bình là nốt trầm thì tại sao phải tiếc nuối.
Trong khi đó, như các bạn biết thời gian vừa rồi các em trẻ của HA.GL hoặc nhiều lò đào tạo khác được đào tạo, đầu tư rất là tốt thì mình phải nhường sân cho các em đi lên.
Đây là điều mình phải chấp nhận, đó là một sự đào thải của bóng đá. Chúng ta nhìn nhận, chấp nhận được nhưng phải nhìn về phía trước chứ không phải đứng lại tại chỗ.
Cho nên sau khoảng thời gian đó, Bình đã có sự trau dồi, đi học HLV để định hướng tương lai cho mình. Và giờ 30 tuổi nhưng Bình đã có bằng cấp huấn luyện và đã là HLV. Bình đã có những nhìn nhận, đầu tư trước cho mình.
30 tuổi, trở thành HLV, nhớ lại khoảng thời gian lần đầu bước vào sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp, giờ dẫn dắt các em nhỏ, anh có nhìn thấy hình ảnh của mình hay không? Những khác biệt từ cầu thủ lên làm huấn luyện?
Phan Thanh Bình: Các em ở độ tuổi này thi đấu vẫn chưa chỉn chu đâu, như mình ngày xưa thôi. Nhưng các em giống mình là ở tình yêu, khát khao với bóng đá.
Mình huấn luyện tùy theo lứa tuổi, chứ không thể nhồi nhét được. Nhất là đối với các em nhỏ ở lứa tuổi U11 thì khác với lứa cầu thủ U17 - U18...
Dưới thời HLV nào mà anh cảm thấy nể phục và yêu quý nhất?
Phan Thanh Bình: - Tình cảm Bình để lại dành cho HLV Riedl, còn sự nể phục dành cho HLV Calisto. Mọi người đều biết, ông Riedl đã dành rất nhiều tình cảm cho đội tuyển, gắn bó lâu với BĐVN nhiều hơn Calisto. Ông ấy có phong thái nhẹ nhàng của người châu Âu, được người hâm mộ cổ vũ nhiệt tình.
Còn ông Calisto có cá tính mạnh, góc cạnh hơn và điều này cũng tốt rất nhiều cho các trận đấu. Thế nên, mình mới nói rằng tình cảm dành cho ông Riedl, còn nể phục đương nhiên dành cho ông Calisto...
Theo Vietnamnet