1. Vật chất
Vật chất, cho đi tưởng dễ nhưng lại khó muôn phần. Bởi muốn dùng vật chất để giúp đỡ người khác, trước hết ta phải có tài sản đủ để nuôi sống bản thân và người thân của mình.
Cha mẹ thiếu thốn, con cái đói rách, mà thiên hạ được no ấm, có phải rất đáng buồn không? Phật dạy, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, tiền càng nhiều, nếu giữ làm của riêng sẽ chỉ sinh phiền muộn, bất mãn và lạm dụng.
2. Giáo dục
Giáo dục tức là truyền cho người khác trí tuệ, để họ có kiến thức, kỹ năng thoát khỏi bể khổ, nghèo khó. Có câu nói thế này, thay vì cho đứa trẻ một quả táo, hãy dạy nó cách vun trồng. Sử dụng vật chất để giúp đỡ người khác, sẽ có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi tiền hết, lương thực kiệt quệ, nghèo đói vẫn mãi nghèo đói. Chỉ khi nào con người biết được đâu con đường đúng đắn nên đi, hiểu được giá trị đích thực của lao động mới có thể tồn tại bền vững.
3. Dũng khí
Trong cuộc sống, con người bị bủa vây bởi trăm ngàn nỗi sợ. Sợ sẽ bị mất đi, sợ những điều chưa đến, sợ phải sống trong dày vò, dằn vặt. Thế nên, nếu truyền cho họ dũng khí, sẽ trút được gánh nặng ngàn cân, không còn sợ hãi trước thời cuộc, dám đứng lên để tự nắm lấy vận mệnh của chính mình.
Tiền không ham, không sợ thiếu. Danh không màng, không sợ mất. Sắc không quyến luyến, chẳng sợ bị dày vò. Từ đó, con người sẽ trở nên tĩnh tại, vô ưu trước mọi thăng trầm cuộc sống.
Tóm lại:
Mỗi người sở hữu một số phận khác nhau, có kẻ giàu, có người nghèo. Nhưng đừng vì địa vị, sang hèn mà cản trở việc hành thiện tích đức. Làm việc tốt không chỉ dừng ở việc cho đi tiền tài, vật chất, mà còn có nghĩa là buông bỏ muộn phiền.
Thậm chí dù tay không tấc sắt, ta vẫn có thể khiến thiên hạ hạnh phúc. Chỉ bằng một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay một tiếng chào thân ái là đủ tạo nên phúc báo cho bản thân.
Theo Khoevadep