Hộp sọ người và những chiếc đèn dầu xung quanh được phát hiện trong hang động khiến các nhà khảo cổ suy luận rằng đây có thể là một nghi lễ của người La Mã cổ đại (Ảnh: Science et Vie).
Kể từ năm 2009, Đại học Hebrew, Jerusalem và Đại học Bar-Ilan, thành phố Tel Aviv (Israel) đã hợp tác, khai quật để vén bức màn về những bí ẩn trong hang động Te'omim.
Nghiên cứu hé lộ, hang động Te'omim được người La Mã sử dụng để thực hiện thuật chiêu hồn, nó che giấu một "cánh cổng dẫn xuống địa ngục".
Trong suốt 14 năm khai quật, các nhóm nghiên cứu đã thu được hơn 120 đèn dầu, bình hoa, rìu hoặc tiền xu.
Phát hiện ấn tượng vẫn là ba hộp sọ người bên trong các kẽ hở khó tiếp cận, đây có thể là vật hiến tế của nghi lễ chiêu hồn được người La Mã thực hành trong hang động Te'omim.
Đáng chú ý, khu vực để các hộp sọ không có một bộ hài cốt nào và chúng được đặt gần một cái giếng, con suối nhỏ dẫn đến một hồ nước tự nhiên.
Nghiên cứu vị trí các hộp sọ (được đặt vào các kẽ hở sâu trong hang động), các nhà khảo cổ học suy luận rằng, người La Mã cổ đại đã cố tình sắp xếp chúng cho mục đích nghi lễ, nó giống như một bàn thờ để thực hiện thuật chiêu hồn.
Thuật chiêu hồn
Hang động Te'omim ở Jerusalem là một địa điểm quan trọng đối với những người ngoại giáo vào cuối thời kỳ La Mã.
Năm 132-136, cuộc nổi dậy Bar Kochba diễn ra, đây là cuộc chiến cuối cùng giữa người Do Thái và đế chế La Mã, chấm dứt giai đoạn lịch sử đầy biến động ở vùng Judea (nay là Israel).
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thời La Mã, người Do Thái tập hợp thành lực lượng thống nhất dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Simon Bar Kochba.
Sau thất bại trước thủ lĩnh Bar Kochba, người La Mã sống tại Jerusalem với người dân từ những nơi khác thuộc đế chế như Syria, Anatolia và Ai Cập. Họ mang theo những quan niệm mới, phong tục mới và có vẻ cả thuật chiêu hồn.
Vị thần Hades loại bỏ con gái thần Zeus, Persephone theo thần thoại Hy Lạp (Ảnh minh họa: Science et Vie).
Nhóm nghiên cứu dựa vào nhiều nguồn văn bản cổ đại để xác định các nghi thức liên quan đến việc giao tiếp với người đã khuất, nó xuất hiện trong cuốn sách nói về "một lời tiên tri của người chết".
Những thực hành này chủ yếu liên quan đến "phù thủy", diễn ra chủ yếu trong các ngôi mộ hoặc tang lễ ở hang động.
Nhưng nó cũng được biết là diễn ra tại những khu vực thờ thần Hades, vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp và Persephone, con gái duy nhất của thần Zeus với nữ thần Mùa màng, Demeter.
Ngoài ra, chúng sẽ được thực hành bên cạnh các nguồn nước, theo các văn bản cổ đại, đây được cho là cánh cổng có thể đến thế giới bên kia, qua đó người chết có thể trỗi dậy.
Nhà khảo cổ học, Ken Dark, Đại học King's London (Vương quốc Anh) cho biết:
"Hang động này cung cấp bằng chứng quan trọng về những đa dạng của tập tục tôn giáo, sự tương phản rõ rệt giữa các hang động theo thuyết đa thần mà người La Mã sử dụng cho mục đích tôn giáo với các nhà thờ hang động Cơ Đốc giáo sớm nhất ở vùng Đất Thánh (Jeruselem)".
Hang động Te'omim là một nghiên cứu điển hình cho lĩnh vực "khảo cổ học ma thuật", một ngành còn non trẻ tập trung vào bằng chứng về các thực hành ma thuật và siêu nhiên trong suốt lịch sử nhân loại.
Nghiên cứu được công bố vào tháng 7 trên Tạp chí Harvard Theological Review.
Theo Dân Trí