Những chiếc chân dài gớm ghiếc cùng nọc độc là những gì mà nhiều người nhớ về loài rết. Nhưng bạn sẽ còn kinh hãi hơn nữa khi nghe tin về loài rết biết bơi khổng lồ mới xuất hiện gần đây.
Các nhà khoa học mô tả, loài rết này lần đầu được nhìn thấy vừa có thể di chuyển trên cạn lẫn dưới nước, đặc biệt hơn là chúng bơi nhanh như lươn.
Loài sinh vật này được đặt tên khoa học là Scolopendra cataracta, dài khoảng 20cm, có nhiều chân dài, to, màu xanh đen trông rất đáng sợ.
Người đầu tiên phát hiện ra loài rết này là ông George Beccaloni, làm việc tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London. Ông cho hay, trong chuyến đi trăng mật đến Thái Lan, ông đã vô tình nhìn thấy con rết này đang trú ngụ dưới phiến đá. Điều khiến ông ngạc nhiên là con rết này khi bỏ chạy lại chọn hướng ra sông chứ không phải vào rừng.
Beccaloni đã mang rết về Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London nghiên cứu. Các chuyên gia nghi ngờ điều này, bởi loài rết Scolopendra trước đó chỉ được tìm thấy trên đất liền ở những nơi khô ráo, chưa có một loài rết nào được biết là một loài vật lưỡng cư.
Chính vì thế, mẫu vật của Beccaloni mang về từ Thái Lan đã nằm im ở bảo tàng trong nhiều năm. Sau khi phân tích ADN, giới chuyên gia khẳng định chúng là một loài mới.
Hiện tại, các nhà khoa học mới phát hiện 4 mẫu vật của loài rết này. Trong đó, 2 mẫu được lấy từ Lào, 1 mẫu được Beccaloni lấy từ Thái Lan, và một mẫu được thu thập tại Việt Nam vào năm 1928. Tất cả đang được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London.
Gregory Edgecombe - đồng nghiệp của Beccaloni chia sẻ: Tất cả các con rết Scolopendra trưởng thành đều có thể cắn rất đau. Răng nanh có độc của nó có thể xuyên qua da của chúng ta. Nọc độc của con rết sẽ không giết chết người, mà chỉ gây đau đớn mà thôi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Zoo Keys.
Các nhà khoa học mô tả, loài rết này lần đầu được nhìn thấy vừa có thể di chuyển trên cạn lẫn dưới nước, đặc biệt hơn là chúng bơi nhanh như lươn.
Loài sinh vật này được đặt tên khoa học là Scolopendra cataracta, dài khoảng 20cm, có nhiều chân dài, to, màu xanh đen trông rất đáng sợ.
Người đầu tiên phát hiện ra loài rết này là ông George Beccaloni, làm việc tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London. Ông cho hay, trong chuyến đi trăng mật đến Thái Lan, ông đã vô tình nhìn thấy con rết này đang trú ngụ dưới phiến đá. Điều khiến ông ngạc nhiên là con rết này khi bỏ chạy lại chọn hướng ra sông chứ không phải vào rừng.
Beccaloni đã mang rết về Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London nghiên cứu. Các chuyên gia nghi ngờ điều này, bởi loài rết Scolopendra trước đó chỉ được tìm thấy trên đất liền ở những nơi khô ráo, chưa có một loài rết nào được biết là một loài vật lưỡng cư.
Chính vì thế, mẫu vật của Beccaloni mang về từ Thái Lan đã nằm im ở bảo tàng trong nhiều năm. Sau khi phân tích ADN, giới chuyên gia khẳng định chúng là một loài mới.
Hiện tại, các nhà khoa học mới phát hiện 4 mẫu vật của loài rết này. Trong đó, 2 mẫu được lấy từ Lào, 1 mẫu được Beccaloni lấy từ Thái Lan, và một mẫu được thu thập tại Việt Nam vào năm 1928. Tất cả đang được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London.
Gregory Edgecombe - đồng nghiệp của Beccaloni chia sẻ: Tất cả các con rết Scolopendra trưởng thành đều có thể cắn rất đau. Răng nanh có độc của nó có thể xuyên qua da của chúng ta. Nọc độc của con rết sẽ không giết chết người, mà chỉ gây đau đớn mà thôi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Zoo Keys.
Theo Trí thức trẻ