Theo đó, các chuyên gia thuộc ĐH Utrecht ở Hà Lan đã phát hiện, mùi được sản xuất trên cơ thể chúng ta có thể "giao tiếp" với người khác thông qua một cơ chế có tên gọi là chemosignals.
Chemosignals hoạt động như một phương thức mà qua đó mọi người có thể "đồng bộ" về mặt cảm xúc. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm với những người phụ nữ và nam giới ở nhiều lứa tuổi.
Theo đó, người tham gia nghiên cứu sẽ đặt một miếng gạc ở dưới nách được yêu cầu thể hiện sự sợ hãi, niềm hạnh phúc khi xem các đoạn phim khác nhau. Phần mồ hôi này thu được dưới nách sẽ được tổng hợp lại và cắt nhỏ ra, đặt vào trong lọ.
Tiếp đến, nhóm tình nguyện viên sẽ được chia làm các nhóm nhỏ và lần lượt ngửi mẫu mồ hôi một cách ngẫu nhiên. Cùng với đó, người tham gia sẽ nói lên cảm xúc của mình.
Trong khi ngửi, phần cơ mặt của người tham gia sẽ được nối với một tiết bị để đo sự khác biệt tinh tế cũng như biểu lộ cảm xúc mà họ đã trải qua khi ngửi mùi mồ hôi.
Kết quả là, khi tiếp xúc với mồ hôi của người gửi hạnh phúc, biểu hiện trên khuôn mặt người ngửi cũng thể hiện niềm hạnh phúc. Điều này cũng xảy ra khi người chơi ngửi mùi mồ hôi "sợ hãi".
Các nhà khoa học cho biết: "Phát hiện này của chúng tôi cho thấy, con người không chỉ ngửi thấy mùi sợ hãi mà còn cảm nhận được mùi của hạnh phúc. Cảm nhận được niềm hạnh phúc của những người xung quanh sẽ phần nào giúp giảm các hệ quả tiêu cực đến tim mạch, thần kinh nội tiết, gia tăng hệ thống miễn dịch".
Nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng với giới khoa học, bởi nó đã phủ nhận quan điểm phổ biến cho rằng, con người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ và thị giác
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Psychological Science.
Theo Trí thức trẻ