Một trong những hang động Goyet ở Bỉ, nơi tìm thấy bằng chứng người Neanderthal ăn thịt người
Một nghiên cứu mới cho thấy chủng tộc người Neanderthal cách đây 40.000 năm ở Bỉ đã từng ăn thịt đồng loại. Các nhà khoa học phát hiện điều kinh khủng này ở trong nhiều hang động chứa xương người với dấu hiệu bị làm thịt.
Người Neanderthals cổ đại không chỉ ăn thịt lẫn nhau, mà họ còn dùng xương người để làm công cụ.
Neanderthals là tộc người sống ở châu Âu và phía tây châu Á trong suốt hàng trăm nghìn năm, trước khi tuyệt chủng vào khoảng 30.000 đến 40.000 năm trước.
Khi tộc người Neanderthals dần dần biến mất, loài Homo sapiens (tổ tiên của loài người hiện đại) đến từ châu Phi chiếm đóng vùng đất này. Các bằng chứng cho thấy 2 chủng tộc người trên đã giao hợp, và 4% ADN của người châu Âu và châu Á hiện đại được cho là được thừa hưởng từ người Neanderthal.
4% ADN của người châu Âu và châu Á hiện đại được cho là được thừa hưởng từ người Neanderthal
Những bộ xương người được phát hiện trong các hang động Goyet tại Bỉ có dấu vết bị cắt, đục thủng, và có nhiều vết khắc, cho thấy họ đã bị làm thịt, các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí Báo cáo khoa học.
Có vẻ như đó là một quá trình xuyên suốt. Có những bằng chứng của việc lột da, chặt ra nhiều mảnh, và lấy tủy xương. Nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Giáo sư Hervé Bocherens, từ Đại học Tubingen ở Đức, cho biết: "Những dấu vết này cho thấy người Neanderthal có tập tục ăn thịt người. Nhiều hài cốt của những con ngựa và tuần lộc cũng được tìm thấy trong hang động Goyet, được xử lý bằng cách tương tự."
Không chỉ ăn thịt người, người Neanderthal còn sử dụng xương người làm công cụ
Ngoài ra, 4 chiếc xương ở trong hang còn cho thấy rõ ràng người Neanderthal đã sử dụng phần còn lại, cụ thể là xương, của những người đã chết để làm công cụ.
Một xương đùi và ba xương ống chân được sử dụng để định hình các công cụ bằng đá. Theo cách tương tự, xương động vật thường được sử dụng như một công cụ để đập vỡ những thứ khác.
Những dấu hiệu khác của việc chủng người Neanderthal ăn thịt người đã từng xuất hiện trước đó ở Tây Ban Nha và Pháp.
Theo Dân Việt