Tập đầu tiên của chương trình Tình Ca Việt có tên gọi “Quê Hương Tôi” vừa lên sóng THVL1 với sự tham gia của các ca sĩ: Giao Linh, Bảo Yến, Phi Nhung, Mỹ Lệ, Phan Đinh Tùng, Đức Tuấn và Phương Mỹ Chi. Đây cũng là 1 trong 4 tập nằm trong chủ đề Tình Hoài Hương của Tình Ca Việt tháng 4/2015.
Chương trình được xem là món ăn tinh thần hấp dẫn, đặc sắc dành cho khán giả yêu nhạc, đặc biệt là khán giả ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Dẫn chương trình là MC Minh Đức và Hoa hậu đền Hùng Giáng My.
Trong tập đầu tiên, Tình Ca Việt giới thiệu đến khán giả 7 ca khúc nổi tiếng của dòng nhạc quê hương, có nội dung ca ngợi vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam. Mở đầu là ca khúc Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận - một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng, từng được đào tạo bài bản tại Nhạc viện Tchaikovsky.
Việt Nam quê hương tôi cũng là một trong những bản tình ca bất hủ về quê hương đất nước có giai điệu hay và sâu lắng nhất. Ca khúc được thể hiện bởi ca sĩ Phi Nhung. Nữ ca sĩ cho biết chị khá áp lực khi thể hiện ca khúc này và đã phải tập đi tập lại rất nhiều lần cho đến khi tự tin biểu diễn. Đây cũng là ca khúc “tủ” mà mẹ của Phi Nhung thường hay hát, nên ca khúc đã ăn sâu vào ký ức của chị.
Ca sĩ Phan Đinh Tùng tham gia Tình Ca Việt với ca khúc Những nụ cười Việt Nam của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận – ca khúc ca ngợi sự hiếu khách và thân thiện của con người Việt Nam.
Chương trình tiếp nối với những ca khúc về các địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Mở đầu là ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, sáng tác vào năm 1956, tức 2 năm sau ngày cây cầu Hiền Lương trở thành chứng nhân cho cuộc chia cắt đất nước.
Ca khúc bắt đầu từ một câu chuyện có thật khi nhạc sĩ Hoàng Hiệp được một người đàn ông gác đèn ở biển Cửa Tùng chia sẻ về câu chuyện của gia đình mình rằng: ông ở bờ Bắc, vợ con ở lại bên bờ Nam. Mỗi lần đứng bên này nhìn sang bên kia, thấy người giống vợ mình, muốn gọi to lên mà không sao gọi được…
Và từ câu chuyện đó, ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời. Ca khúc là nỗi đau xót của bản thân nhạc sĩ với tâm trạng buồn nhớ của bao người khác trong thời kỳ nước nhà còn bị chia cắt. Ca khúc được thể hiện lại bởi ca sĩ Mỹ Lệ.
Đà Lạt là một trong những thành phố được nhiều nhạc sĩ ưu ái đưa vào âm nhạc. Đây cũng là địa danh xuất phát của nhiều giọng hát nổi tiếng Việt Nam như: Khánh Ly, Thanh Tuyền, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lê Uyên Phương… Trong số những ca khúc viết về Đà Lạt, Đà Lạt hoàng hôn của nhạc sĩ Minh Kỳ có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất. Nhạc phẩm này được nữ ca sĩ Giao Linh thể hiện trong chương trình tối qua.
Mặc dù được sáng tác vào năm 2000 và từng rất phổ biến với người dân cả nước, nhưng không ai nghĩ rằng đến 14 năm sau đó, ca khúc Quê em mùa nước lũ lại trở thành một hiện tượng âm nhạc, một trong những ca khúc được nghe nhiều nhất năm 2014 khi được thể hiện bởi giọng hát nhí Phương Mỹ Chi.
Góp mặt trong chương trình Tình Ca Việt, tác giả ca khúc – nhạc sĩ Tiến Luân đã chia sẻ cùng MC Minh Đức và Giáng My về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này. Nhạc sĩ Tiến Luân cho biết ông là người gốc Sài Gòn. Trong một lần đi cứu trợ ở miền Tây cùng với ca sĩ Hương Lan, nhìn thấy nhiều nơi đang bị lũ lụt, nữ ca sĩ đã gợi ý ông viết ca khúc này để kêu gọi mọi người chung tay cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Và đó chính là lý do ca khúc ra đời. Ca khúc được thể hiện một lần nữa trong chương tình Tình Ca Việt bởi Phương Mỹ Chi.
“Quê hương tôi” là đêm nhạc đầu tiên trong chủ đề “Tình Hoài Hương” của Tình Ca Việt tháng 4/2015. Tình hoài hương cũng là tên một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Phạm Duy – một trong những cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam.
Ca khúc được sáng tác vào năm 1952, nói về nỗi lòng của người nhạc sĩ luôn mong muốn được trở về với quê hương, đất nước. Năm nay cũng là tròn 10 năm ngày nhạc sĩ Phạm Duy trở về Việt Nam và ra đi trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Ca khúc được ca sĩ Đức Tuấn thể hiện.
Để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài ba, Tình Ca Việt cũng đã chiếu lại một đoạn phim tư liệu về Phạm Duy và phát bản thu âm đầu tiên ca khúc Tình hoài hương qua sự thể hiện của ban hợp ca Thăng Long - ban hợp ca nổi tiếng nhất tại Sài Gòn trước năm 1975, chuyên trình bày những nhạc phẩm bất hủ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Phạm Duy. Bên cạnh đó, chương trình cũng giới thiệu một nhạc phẩm tiêu biểu khác của Phạm Duy đó là ca khúc Tình Ca. Ca khúc này lần đầu tiên được thể hiện bởi nữ danh ca Bảo Yến.
Tình Ca Việt sẽ tiếp tục đến với khán giả vào lúc 21h ngày 13/4 trên sóng THVL1 với tập 2 có tên gọi “Biển bạc Đồng xanh”.
Chương trình được xem là món ăn tinh thần hấp dẫn, đặc sắc dành cho khán giả yêu nhạc, đặc biệt là khán giả ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Dẫn chương trình là MC Minh Đức và Hoa hậu đền Hùng Giáng My.
Trong tập đầu tiên, Tình Ca Việt giới thiệu đến khán giả 7 ca khúc nổi tiếng của dòng nhạc quê hương, có nội dung ca ngợi vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam. Mở đầu là ca khúc Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận - một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng, từng được đào tạo bài bản tại Nhạc viện Tchaikovsky.
Việt Nam quê hương tôi cũng là một trong những bản tình ca bất hủ về quê hương đất nước có giai điệu hay và sâu lắng nhất. Ca khúc được thể hiện bởi ca sĩ Phi Nhung. Nữ ca sĩ cho biết chị khá áp lực khi thể hiện ca khúc này và đã phải tập đi tập lại rất nhiều lần cho đến khi tự tin biểu diễn. Đây cũng là ca khúc “tủ” mà mẹ của Phi Nhung thường hay hát, nên ca khúc đã ăn sâu vào ký ức của chị.
Ca sĩ Phan Đinh Tùng tham gia Tình Ca Việt với ca khúc Những nụ cười Việt Nam của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận – ca khúc ca ngợi sự hiếu khách và thân thiện của con người Việt Nam.
Chương trình tiếp nối với những ca khúc về các địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Mở đầu là ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, sáng tác vào năm 1956, tức 2 năm sau ngày cây cầu Hiền Lương trở thành chứng nhân cho cuộc chia cắt đất nước.
Ca khúc bắt đầu từ một câu chuyện có thật khi nhạc sĩ Hoàng Hiệp được một người đàn ông gác đèn ở biển Cửa Tùng chia sẻ về câu chuyện của gia đình mình rằng: ông ở bờ Bắc, vợ con ở lại bên bờ Nam. Mỗi lần đứng bên này nhìn sang bên kia, thấy người giống vợ mình, muốn gọi to lên mà không sao gọi được…
Và từ câu chuyện đó, ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời. Ca khúc là nỗi đau xót của bản thân nhạc sĩ với tâm trạng buồn nhớ của bao người khác trong thời kỳ nước nhà còn bị chia cắt. Ca khúc được thể hiện lại bởi ca sĩ Mỹ Lệ.
Đà Lạt là một trong những thành phố được nhiều nhạc sĩ ưu ái đưa vào âm nhạc. Đây cũng là địa danh xuất phát của nhiều giọng hát nổi tiếng Việt Nam như: Khánh Ly, Thanh Tuyền, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lê Uyên Phương… Trong số những ca khúc viết về Đà Lạt, Đà Lạt hoàng hôn của nhạc sĩ Minh Kỳ có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất. Nhạc phẩm này được nữ ca sĩ Giao Linh thể hiện trong chương trình tối qua.
Mặc dù được sáng tác vào năm 2000 và từng rất phổ biến với người dân cả nước, nhưng không ai nghĩ rằng đến 14 năm sau đó, ca khúc Quê em mùa nước lũ lại trở thành một hiện tượng âm nhạc, một trong những ca khúc được nghe nhiều nhất năm 2014 khi được thể hiện bởi giọng hát nhí Phương Mỹ Chi.
Góp mặt trong chương trình Tình Ca Việt, tác giả ca khúc – nhạc sĩ Tiến Luân đã chia sẻ cùng MC Minh Đức và Giáng My về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này. Nhạc sĩ Tiến Luân cho biết ông là người gốc Sài Gòn. Trong một lần đi cứu trợ ở miền Tây cùng với ca sĩ Hương Lan, nhìn thấy nhiều nơi đang bị lũ lụt, nữ ca sĩ đã gợi ý ông viết ca khúc này để kêu gọi mọi người chung tay cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Và đó chính là lý do ca khúc ra đời. Ca khúc được thể hiện một lần nữa trong chương tình Tình Ca Việt bởi Phương Mỹ Chi.
“Quê hương tôi” là đêm nhạc đầu tiên trong chủ đề “Tình Hoài Hương” của Tình Ca Việt tháng 4/2015. Tình hoài hương cũng là tên một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Phạm Duy – một trong những cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam.
Ca khúc được sáng tác vào năm 1952, nói về nỗi lòng của người nhạc sĩ luôn mong muốn được trở về với quê hương, đất nước. Năm nay cũng là tròn 10 năm ngày nhạc sĩ Phạm Duy trở về Việt Nam và ra đi trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Ca khúc được ca sĩ Đức Tuấn thể hiện.
Để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài ba, Tình Ca Việt cũng đã chiếu lại một đoạn phim tư liệu về Phạm Duy và phát bản thu âm đầu tiên ca khúc Tình hoài hương qua sự thể hiện của ban hợp ca Thăng Long - ban hợp ca nổi tiếng nhất tại Sài Gòn trước năm 1975, chuyên trình bày những nhạc phẩm bất hủ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Phạm Duy. Bên cạnh đó, chương trình cũng giới thiệu một nhạc phẩm tiêu biểu khác của Phạm Duy đó là ca khúc Tình Ca. Ca khúc này lần đầu tiên được thể hiện bởi nữ danh ca Bảo Yến.
Tình Ca Việt sẽ tiếp tục đến với khán giả vào lúc 21h ngày 13/4 trên sóng THVL1 với tập 2 có tên gọi “Biển bạc Đồng xanh”.
Đỗ An
Photo: Châu Quốc Hùng
Photo: Châu Quốc Hùng
Theo Vietnamnet