Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á

Vào ngày lễ truyền thống, các cô gái trẻ chưa chồng sẽ cầu nguyện cho nàng Chức Nữ mong lấy được một người chồng tốt.

Lễ Thất Tịch (ngày 7/7 âm lịch hàng năm) được xem là lễ tình yêu của một số nước Châu Á.

Ngày này liên quan đến truyền thuyết về chuyện tình yêu bền bỉ và sâu sắc của Ngưu Lang và Chức Nữ. Người xưa cho rằng, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Ở một số nước châu Á, người dân đã có những phong tục đặc biệt để tưởng nhớ về truyền thuyết này.

Việt Nam

Ở Việt Nam, Ngưu Lang – Chức Nữ còn được gọi là ông Ngâu bà Ngâu. Mưa Ngâu cũng là tên gọi của những cơn mưa dai dẳng, … vào đầu tháng 7 Âm lịch mà người ta thường xem là nước mắt của đôi tình nhân được gặp lại sau một năm xa cách.

Ngày lễ là một dịp tốt đẹp để những người trẻ ước nguyện chuyện tình cảm, hôn nhân. Những cô gái, chàng trai độc thân đến chùa với mong muốn có được “nửa kia” như ý, các đôi trai gái yêu nhau thì làm lễ hi vọng mối tình có thể bền chặt, son sắt.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-1
(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-2

Trung Quốc

Trung Quốc là nơi mà Lễ Thất Tịch và chuyện về Ngưu Lang - Chức Nữ được bắt nguồn cho nên đây là một ngày lễ rất quan trọng của người dân Trung Hoa. Ở nơi được xem là cái nôi của ngày Thất Tịch, mọi hoạt động xoay quanh ngày lễ này đều diễn ra hết sức sôi động.

Vào ngày lễ truyền thống này các cô gái trẻ chưa chồng sẽ trưng bày các vật dụng nghệ thuật do tự tay mình tạo nên để thể hiện sự khéo của bản thân, cầu nguyện cho nàng Chức Nữ mong lấy được một người chồng tốt.

Có rất nhiều cuộc thi như tạo hình dưa hấu, thêu thùa… để các cô gái thỏa sức thể hiện bản thân mình.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-3

Bên cạnh đó, các cô gái trẻ còn đặt một cây kim lên mặt nước và hy vọng nó không chìm, điều này tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo và trưởng thành của các cô nàng.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-4

Hàn Quốc

Vào ngày 7/7 Âm lịch, ở Hàn Quốc cũng có một lễ hội truyền thống Chilseok. Ngày lễ bắt nguồn từ câu chuyện về nàng tiên Jiknyeo và chàng nông dân Gyeonwu cũng tương tự như Ngưu Lang Chức Nữ và lễ Thất Tịch ở Trung Quốc.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-5

Vào ngày lễ Chilseok, người Hàn Quốc có phong tục tắm để mong cầu một sức khỏe tốt. Họ cũng thường ăn bánh mì nướng và mì sợi.

Người dân ở quốc gia này coi Chilseok là dịp đặc biệt để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì bởi sau lễ hội này, những cơn gió lạnh sẽ làm lúa mì không còn ngon lành nữa.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-6
Lễ hội Chilseok

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-7
Phong tục ăn bánh mì nướng

Nhật Bản

Lễ Thất Tịch ở Nhật Bản còn có tên gọi là lễ hội Tanabana. Trong ngày này, các địa điểm như sân nhà, trường học,... thường sẽ được trang trí bằng các cây trúc nhỏ. Mọi người sẽ viết các điều ước lên các mảnh giấy ngũ sắc hình chữ nhật và sau đó sẽ gắn lên cây cùng các vật trang trí khác.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-8

Các màu sắc chủ đạo khi trang trí sẽ bao gồm 5 màu: Xanh lục, vàng, hồng, trắng, đen. Tiếp đến, món ăn đặc biệt trong ngày này sẽ là mì somen lạnh.

Phong tục thú vị trong Lễ Thất Tịch ở những quốc gia châu Á-9

Mase (Tổng hợp)
Theo VietNamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/phong-tuc-thu-vi-trong-le-that-tich-o-nhung-quoc-gia-chau-a-n-273254.html

lễ thất tịch Phong tục

Tin tức mới nhất