Một chiều cuối tuần, tôi hẹn gặp bố mẹ Đức Phúc vì tưởng họ đang sống tại Hà Nội. Hóa ra đến nơi hẹn gặp là một căn phòng rộng chừng gần 10m2 trên phố Hàng Bài. Đây chỉ là nhà một người họ hàng và bố mẹ em vừa vượt quãng đường 70km từ Thái Nguyên lên Hà Nội để gặp tôi.
Mẹ của Đức Phúc mời tôi chén trà Thái Nguyên thơm mát rồi lặng lẽ ngồi bên cạnh nhìn chồng trò chuyện. Có những lúc vì quá xúc động, chị nghẹn ngào khóc, phải nhanh tay gạt dòng nước mắt vì sợ sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc nói chuyện.
Bị họ hàng phản đối đám cưới
Anh Nguyễn Văn Trung - bố Đức Phúc, bắt đầu câu chuyện với tôi khi kể về cuộc tình của mình. Anh bảo, Đức Phúc được sinh ra từ tình yêu giữa bố và mẹ. Và để có được Đức Phúc và cậu em trai kém Phúc 3 tuổi, anh và bà xã đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, cản trở.
Bố mẹ của Đức Phúc. Ảnh: Sơn Hà.
"Trước khi yêu rồi lấy mẹ Đức Phúc, tôi từng trải qua một vài mối tình nhưng đều không thành. Bị người ta khước từ nhiều nên tôi tò mò xem tử vi và thấy viết rằng tuổi của tôi sinh năm 63 mà lấy tuổi sinh năm 71 thì sẽ rất hợp. Tôi tự nhủ cứ tìm được cô gái nào sinh năm 71, có đẹp hay xấu cũng... duyệt.
Một lần vô tình tôi kể chuyện với cô em cùng xóm và nhận được lời hứa sẽ mai mối cho một người bạn gái sinh năm đó. Buổi đầu gặp mặt người con gái đó (là mẹ Đức Phúc bây giờ), tôi đã có cảm tình. Tôi lên kế hoạch tấn công, mỗi ngày đến chơi mang theo một bông hoa, khi thì hoa hồng, khi thì hoa đồng tiền. Và cuối cùng đã chinh phục được cô ấy.
Suốt hai năm yêu nhau, mẹ Đức Phúc rất chịu thương chịu khó chăm sóc cho bà nội (bị liệt nằm một chỗ). Và khi thấy tình yêu đã đủ chín muồi, tôi họp gia đình lại xin ý kiến làm đám cưới thì nhận được sự phản ứng dữ dội của họ hàng nhưng vẫn quyết làm theo những gì con tim mách bảo" - anh Văn Trung bộc bạch.
Ngày cưới diễn ra, anh Trung dặn vợ: "Em về nhà anh không ai đồng ý cả nên bất cứ chuyện gì không vừa lòng thì không được phép nói lại. Có gì em cứ chia sẻ, anh ở giữa sẽ xem sự việc đúng sai và phân xử. Nếu em nghe anh thì sau này mọi người sẽ yêu quý em".
Anh Văn Trung chia sẻ, chính Đức Phúc là sợi dây vô hình kết nối tình cảm những người thân trong gia đình. "Phúc chào đời nặng 2,9 kg, càng lớn càng bụ bẫm đáng yêu. Các cô dì, chú bác thấy thằng bé đáng yêu nên yêu quý, quan tâm, chăm sóc và dần dần cũng yêu quý lây sang cả mẹ cháu".
Đức Phúc khi còn nhỏ.
'Lý lịch' đôi môi của Đức Phúc
Cũng theo chia sẻ của người bố, khi vừa ra đời Đức Phúc khóc rất to, tiếng nghe choe chóe nên được cả nhà đặt tên là "Chóe", và gắn với cái tên này đến nay. Ngày từ khi còn nhỏ, Phúc đã tỏ ra là đứa trẻ thích tìm tòi và rất nghịch ngợm.
"Môi trên bên phải của cháu có 10 vết sẹo vì ngã khi còn bé, hàm trên thì sún, lại ngã nhiều nên hai răng dưới đâm ngược lên, khiến môi bị vén lên xấu trai như vậy" - bố Phúc giải thích như vậy về việc chàng Quán quân Giọng hát Việt không được xinh trai như nhiều bạn đồng lứa.
Đổi lại, Đức Phúc rất chăm ngoan. Học lớp 3, hàng ngày Phúc đã biết ra trường mẫu giáo đón em khi tan học, lại còn biết úp mì tôm rất khéo cho em ăn theo lời bố dặn khi bố mẹ không kịp về nấu cơm.
"Khi chuẩn bị thi vào lớp 10, cháu hỏi ý kiến bố là con nên thi vào trường nào khi mà gia đình tôi hoàn cảnh. Bố lái xe tải vắng nhà liên miên, mẹ làm may bận từ sáng đến tối. Tôi khuyên cháu tự chọn trường nào gần nhà nhất vì bố mẹ không thể đưa đón con như các nhà khác".
Ngày qua ngày, Đức Phúc âm thầm cố gắng, chàng quán quân đỗ trường THPT Hai Bà Trưng với số điểm khá cao và luôn là học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 10. Đến khi thi đại học, Phúc thừa điểm đỗ ĐH Thăng Long nhưng đã chọn học ĐH Xây dựng khoa kiến trúc".
Đức Phúc ngoài đời.
Vào đời trong cảnh gia đình đôi nơi
"Tôi nghĩ rằng đời sống này cứ thật thà mà sống thì đầu óc thanh thản. Việc vợ chồng tôi vì lý do làm ăn thua lỗ dẫn đến thất thoát tiền bạc, phải bán nhà trên phố Hoàng Mai (Hà Nội) để trả nợ rồi chuyển lên Yên Phổ (Thái Nguyên) sinh sống là điều hết sức bình thường và không có gì phải giấu giếm cả" - bố của Đức Phúc mở lòng.
Ngày ấy, Đức Phúc vừa đỗ khoa Kiến trúc (ĐH Xây dựng), hàng ngày chứng kiến người lạ và họ hàng đến nhà đôi co chuyện nợ nần nhưng Phúc không dám ý kiến gì, sợ bố mẹ buồn.
Cũng theo lời bố Đức Phúc, khi gia đình vỡ nợ, họ hàng đã chì chiết mẹ Phúc rất nhiều và mỗi lần chứng kiến cảnh tượng này Phúc đều khóc. Khi bố gọi Phúc ra nói chuyện nghiêm túc và thông báo quyết định bán nhà, cậu mới khẽ hỏi: "Vậy việc học tới đây của con sẽ như thế nào ạ?".
Theo quyết định của gia đình, Đức Phúc và cậu em trai sang nhà bà ngoại ở bên kia cầu Thanh Trì để đi học bình thường, bố mẹ chuyển về quê lập nghiệp. "Nếu sau nay cuộc sống tốt hơn thì đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ của cả bố và con", bố Đức Phúc đã động viên cậu như vậy.
Ở Thái Nguyên, buổi sáng bố mẹ Đức Phúc lên thị trấn bán bánh mì, xôi cho học sinh đi học, thời gian còn lại thì chăm ao cá, vườn cây, nuôi gà vịt, đặc biệt là nuôi chó cảnh để bán buôn.
Đức Phúc cũng tích cực tham gia kiếm sống cùng gia đình. Năm nhất học đại học, Phúc tranh thủ thời gian trống bắt xe đến khách sạn Daewoo lấy bánh mì rồi gửi xe khách về quê cho bố mẹ bán hàng, hoặc Phúc sẽ thay bố mẹ đi giao chè mỗi khi có mối ở Hà Nội.
"Có những khi Phúc ra bến xe Nam Thăng Long nhận chè nhưng không có một xu trong túi để trả tiền hàng. Thương con ứa nước mắt, tôi thường bảo cháu vào nhà bác họ vay tạm, giao hàng xong có tiền thì đem trả bác ngay" - anh Văn Trung bùi ngùi.
Bố của Đức Phúc bảo đời sống luôn có nhiều hữu duyên và biến cố. Đức Phúc phải đối diện với những lựa chọn khó khăn nhất của đời người khi cùng gia đình đối diện cảnh nợ nần và làm lại từ đầu, và đây chính là "trường đào tạo" tốt nhất cho Phúc vượt khó và theo đuổi ước mơ.
Mẹ của Đức Phúc mời tôi chén trà Thái Nguyên thơm mát rồi lặng lẽ ngồi bên cạnh nhìn chồng trò chuyện. Có những lúc vì quá xúc động, chị nghẹn ngào khóc, phải nhanh tay gạt dòng nước mắt vì sợ sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc nói chuyện.
Bị họ hàng phản đối đám cưới
Anh Nguyễn Văn Trung - bố Đức Phúc, bắt đầu câu chuyện với tôi khi kể về cuộc tình của mình. Anh bảo, Đức Phúc được sinh ra từ tình yêu giữa bố và mẹ. Và để có được Đức Phúc và cậu em trai kém Phúc 3 tuổi, anh và bà xã đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, cản trở.
Bố mẹ của Đức Phúc. Ảnh: Sơn Hà.
"Trước khi yêu rồi lấy mẹ Đức Phúc, tôi từng trải qua một vài mối tình nhưng đều không thành. Bị người ta khước từ nhiều nên tôi tò mò xem tử vi và thấy viết rằng tuổi của tôi sinh năm 63 mà lấy tuổi sinh năm 71 thì sẽ rất hợp. Tôi tự nhủ cứ tìm được cô gái nào sinh năm 71, có đẹp hay xấu cũng... duyệt.
Một lần vô tình tôi kể chuyện với cô em cùng xóm và nhận được lời hứa sẽ mai mối cho một người bạn gái sinh năm đó. Buổi đầu gặp mặt người con gái đó (là mẹ Đức Phúc bây giờ), tôi đã có cảm tình. Tôi lên kế hoạch tấn công, mỗi ngày đến chơi mang theo một bông hoa, khi thì hoa hồng, khi thì hoa đồng tiền. Và cuối cùng đã chinh phục được cô ấy.
Suốt hai năm yêu nhau, mẹ Đức Phúc rất chịu thương chịu khó chăm sóc cho bà nội (bị liệt nằm một chỗ). Và khi thấy tình yêu đã đủ chín muồi, tôi họp gia đình lại xin ý kiến làm đám cưới thì nhận được sự phản ứng dữ dội của họ hàng nhưng vẫn quyết làm theo những gì con tim mách bảo" - anh Văn Trung bộc bạch.
Ngày cưới diễn ra, anh Trung dặn vợ: "Em về nhà anh không ai đồng ý cả nên bất cứ chuyện gì không vừa lòng thì không được phép nói lại. Có gì em cứ chia sẻ, anh ở giữa sẽ xem sự việc đúng sai và phân xử. Nếu em nghe anh thì sau này mọi người sẽ yêu quý em".
Anh Văn Trung chia sẻ, chính Đức Phúc là sợi dây vô hình kết nối tình cảm những người thân trong gia đình. "Phúc chào đời nặng 2,9 kg, càng lớn càng bụ bẫm đáng yêu. Các cô dì, chú bác thấy thằng bé đáng yêu nên yêu quý, quan tâm, chăm sóc và dần dần cũng yêu quý lây sang cả mẹ cháu".
Đức Phúc khi còn nhỏ.
'Lý lịch' đôi môi của Đức Phúc
Cũng theo chia sẻ của người bố, khi vừa ra đời Đức Phúc khóc rất to, tiếng nghe choe chóe nên được cả nhà đặt tên là "Chóe", và gắn với cái tên này đến nay. Ngày từ khi còn nhỏ, Phúc đã tỏ ra là đứa trẻ thích tìm tòi và rất nghịch ngợm.
"Môi trên bên phải của cháu có 10 vết sẹo vì ngã khi còn bé, hàm trên thì sún, lại ngã nhiều nên hai răng dưới đâm ngược lên, khiến môi bị vén lên xấu trai như vậy" - bố Phúc giải thích như vậy về việc chàng Quán quân Giọng hát Việt không được xinh trai như nhiều bạn đồng lứa.
Đổi lại, Đức Phúc rất chăm ngoan. Học lớp 3, hàng ngày Phúc đã biết ra trường mẫu giáo đón em khi tan học, lại còn biết úp mì tôm rất khéo cho em ăn theo lời bố dặn khi bố mẹ không kịp về nấu cơm.
"Khi chuẩn bị thi vào lớp 10, cháu hỏi ý kiến bố là con nên thi vào trường nào khi mà gia đình tôi hoàn cảnh. Bố lái xe tải vắng nhà liên miên, mẹ làm may bận từ sáng đến tối. Tôi khuyên cháu tự chọn trường nào gần nhà nhất vì bố mẹ không thể đưa đón con như các nhà khác".
Ngày qua ngày, Đức Phúc âm thầm cố gắng, chàng quán quân đỗ trường THPT Hai Bà Trưng với số điểm khá cao và luôn là học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 10. Đến khi thi đại học, Phúc thừa điểm đỗ ĐH Thăng Long nhưng đã chọn học ĐH Xây dựng khoa kiến trúc".
Đức Phúc ngoài đời.
Vào đời trong cảnh gia đình đôi nơi
"Tôi nghĩ rằng đời sống này cứ thật thà mà sống thì đầu óc thanh thản. Việc vợ chồng tôi vì lý do làm ăn thua lỗ dẫn đến thất thoát tiền bạc, phải bán nhà trên phố Hoàng Mai (Hà Nội) để trả nợ rồi chuyển lên Yên Phổ (Thái Nguyên) sinh sống là điều hết sức bình thường và không có gì phải giấu giếm cả" - bố của Đức Phúc mở lòng.
Ngày ấy, Đức Phúc vừa đỗ khoa Kiến trúc (ĐH Xây dựng), hàng ngày chứng kiến người lạ và họ hàng đến nhà đôi co chuyện nợ nần nhưng Phúc không dám ý kiến gì, sợ bố mẹ buồn.
Cũng theo lời bố Đức Phúc, khi gia đình vỡ nợ, họ hàng đã chì chiết mẹ Phúc rất nhiều và mỗi lần chứng kiến cảnh tượng này Phúc đều khóc. Khi bố gọi Phúc ra nói chuyện nghiêm túc và thông báo quyết định bán nhà, cậu mới khẽ hỏi: "Vậy việc học tới đây của con sẽ như thế nào ạ?".
Theo quyết định của gia đình, Đức Phúc và cậu em trai sang nhà bà ngoại ở bên kia cầu Thanh Trì để đi học bình thường, bố mẹ chuyển về quê lập nghiệp. "Nếu sau nay cuộc sống tốt hơn thì đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ của cả bố và con", bố Đức Phúc đã động viên cậu như vậy.
Ở Thái Nguyên, buổi sáng bố mẹ Đức Phúc lên thị trấn bán bánh mì, xôi cho học sinh đi học, thời gian còn lại thì chăm ao cá, vườn cây, nuôi gà vịt, đặc biệt là nuôi chó cảnh để bán buôn.
Đức Phúc cũng tích cực tham gia kiếm sống cùng gia đình. Năm nhất học đại học, Phúc tranh thủ thời gian trống bắt xe đến khách sạn Daewoo lấy bánh mì rồi gửi xe khách về quê cho bố mẹ bán hàng, hoặc Phúc sẽ thay bố mẹ đi giao chè mỗi khi có mối ở Hà Nội.
"Có những khi Phúc ra bến xe Nam Thăng Long nhận chè nhưng không có một xu trong túi để trả tiền hàng. Thương con ứa nước mắt, tôi thường bảo cháu vào nhà bác họ vay tạm, giao hàng xong có tiền thì đem trả bác ngay" - anh Văn Trung bùi ngùi.
Bố của Đức Phúc bảo đời sống luôn có nhiều hữu duyên và biến cố. Đức Phúc phải đối diện với những lựa chọn khó khăn nhất của đời người khi cùng gia đình đối diện cảnh nợ nần và làm lại từ đầu, và đây chính là "trường đào tạo" tốt nhất cho Phúc vượt khó và theo đuổi ước mơ.
Theo Vietnamnet