Khung cảnh tấp nập trước các trạm nghỉ, cửa hàng, gợi lên hình ảnh của một công viên giải trí, chứ không phải sự tôn kính mà hầu hết người Nhật mong đợi bên dưới ngọn núi cao 3.776 mét, được họ tôn thờ là linh thiêng và là nguồn tự hào vì hình dạng đối xứng hoàn hảo của nó.

Quanh năm đông kín du khách, núi Phú Sĩ đối mặt khủng hoảng cực độ-1    

"Ở đây không được hút thuốc!", một nhân viên cửa hàng lưu niệm nói với một nam du khách mặc quần đùi và cầm một lon bia trước cánh cổng ''torii'' màu đỏ tượng trưng cho lối vào đền thờ Thần đạo phía trước.

Núi Phú Sĩ nằm giữa các tỉnh Yamanashi và Shizuoka ở miền đông Nhật Bản, luôn được du khách trong và ngoài nước yêu thích.

Quanh năm đông kín du khách, núi Phú Sĩ đối mặt khủng hoảng cực độ-2

Các nhà chức trách cho biết sự gia tăng gần đây của lượng khách du lịch đến Nhật Bản đã dẫn đến mức độ ô nhiễm cực độ và các vấn đề khác. Đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện các biện pháp quyết liệt như hạn chế số lượng du khách tới đây.

Quanh năm đông kín du khách, núi Phú Sĩ đối mặt khủng hoảng cực độ-3

Masatake Izumi, một quan chức tỉnh Yamanashi nói với các phóng viên trong chuyến tham quan truyền thông nước ngoài hôm 9/9, cuối tuần cuối cùng trước khi các con đường mòn đóng cửa trong năm: “núi Phú Sĩ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự”.

Ông nói: “Không thể kiểm soát được và chúng tôi lo ngại rằng núi Phú Sĩ sẽ sớm trở nên kém hấp dẫn đến mức sau này không còn ai muốn leo lên nó nữa”.

Quanh năm đông kín du khách, núi Phú Sĩ đối mặt khủng hoảng cực độ-4

Núi Phú Sĩ đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới 10 năm trước. Từ đó, ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản này càng làm tăng thêm sự nổi tiếng.

Nhưng chính điều này đã Nhật Bản phải giảm bớt tình trạng quá tải, tác hại đến môi trường từ du khách và sửa chữa cảnh quan nhân tạo, chẳng hạn như các bãi đậu xe lớn được xây dựng để phục vụ khách du lịch.

Theo VietNamnet