Ngày 26/3, thi thể các nạn nhân lần lượt được gia đình đưa về quê tổ chức tang lễ. Người thân, hàng xóm đã có mặt tại nhà những công nhân gặp nạn để chia buồn.
Chị Thương, vợ nạn nhân Lịch khóc nức nở khi ẵm con. Ảnh: V.Đ.
Tại nhà anh Nguyễn Văn Lịch (29 tuổi, xã Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) người thân, hàng xóm tập trung rất đông.
Chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Lịch) khi nghe tin đã ngất xỉu tại chỗ. Tỉnh dậy, chị khóc lóc vật vã và gục bên cỗ áo quan nhiều giờ. Hai đứa con của chị (đứa lớn học mẫu giáo, đứa nhỏ chưa đầy 2 tuổi) ngơ ngác trước quang cảnh đau buồn trong nhà.
Gắng gượng ngồi dậy bế đứa con trai nhỏ, chị Thương nghẹn giọng: "Bữa cơm tối hôm qua, anh ấy mới gọi về hỏi mẹ con ăn cơm chưa? Anh dặn mấy mẹ con ở nhà giữ gìn sức khỏe, ít hôm nữa ba về mua quà cho...".
Người thân gia đình công nhân này cho hay, vợ chồng anh Lịch mới xây nhà được hơn nửa năm, vẫn còn nợ hơn 50 triệu đồng. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào đồng lương của người chồng.
Cách nhà anh Lịch một quãng đường là gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Dũng (32 tuổi) và Nguyễn Văn Bảo (33 tuổi). Hai gia đình đều nghi ngút khói hương. Tiếng khóc thương bao trùm cả vùng quê hẻo lánh.
Anh Dũng trước đây ở nhà làm ruộng cùng vợ nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học. Do kinh tế khó khăn, vợ lại hay đau ốm, cách đây hơn 2 năm anh ra Vũng Áng (Kỳ Anh) làm công nhân để nuôi cả nhà.
Ngồi bên quan tài ba, Nguyễn Thị Giang (14 tuổi, con gái thứ hai của anh Dũng) khóc mếu: "Ba lúc nào cũng dặn mấy chị em cháu ở nhà nghe lời mẹ, chăm ngoan, học giỏi để không phụ công ba".
Bà Hiều (áo đen), mẹ anh Nguyễn Văn Bảo khóc thảm thiết sát quan tài con trai. Ảnh: V.Đ.
Ở ngôi nhà đối diện, bà Hoàng Thị Hiều (mẹ anh Nguyễn Văn Bảo) ngất lên ngất xuống khi thi thể con trai được đưa về. Người mẹ lớn tuổi cho hay, gia đình khó khăn, học hết cấp 2 Bảo đã phải nghỉ học ở nhà đi làm thuê nuôi mẹ.
"Ở nhà thì chỉ quanh quẩn mấy thước ruộng, ai thuê gì làm đó nên nó mới muốn ra đó làm để có tiền nuôi mẹ", bà Hiều kể về người con hiếu thảo.
Bảo là con trai út trong gia đình có bốn anh em, bố mất lúc anh mới 2 tuổi. Các anh chị đều có gia đình nhưng Bảo dù cứng tuổi vẫn ở vậy nuôi mẹ. Nam công nhân này dự định ra Vũng Áng làm để dành dụm chút tiền ổn định kinh tế rồi mới tính chuyện vợ con.
Cùng lúc, tại gia đình nạn nhân Trương Đình Tuấn (38 tuổi) ở xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), không khí tang tóc cũng phủ khắp. Hai vợ chồng anh Tuấn vốn là nông dân, thỉnh thoảng vợ đi buôn bán hàng vặt ở chợ.
Sau khi sinh đứa con trai thứ 2 được 6 năm thì chị Mận bị khối u ác tính trong người, phải chạy chữa khắp các bệnh viện. Thương vợ gặp bạo bệnh, anh Tuấn ra Hà Tĩnh làm công nhân kiếm tiền để rồi ra đi trong vụ tai nạn kinh hoàng.
Tại Nghệ An, công nhân Lâm Hữu Chính (37 tuổi, ở xã Diễn Thành, Diễn Châu) được gia đình đưa thi thể ngay trong buổi sáng 26/3.
Anh Lâm Hữu Chiến (34 tuổi, em ruột anh Chính) cho hay, gia đình nhận được tin vụ sập giàn giáo vào khoảng hơn 20h ngày 25/3. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, đồng nghiệp người anh Chính đã gọi điện về thông báo.
"Mọi người đang ngồi xem tivi thì nhận được hung tin. Tôi bàng hoàng quá, vội lên đường vào Hà Tĩnh và hy vọng tin báo về nhầm. Nhưng vào đến nơi thì anh tôi đã không còn nữa”, anh Chiến nói.
Chú thích ảnh: Mẹ con chi Kiều bên thi thể của chồng. Ảnh: P.H.
Gia đình cho biết, anh Chính vào Khu kinh tế Vũng Áng làm việc được khoảng 2 năm nay. Mỗi tháng anh gửi về nhà 10 triệu đồng. Đó cũng là nguồn kinh tế duy nhất của gia đình nhỏ.
Theo thông tin từ gia đình, hiện công ty đã hỗ trợ gia đình số tiền 30 triệu đồng làm thủ tục mai táng.
Vụ tai nạn sập giàn giáo tối 25/3 tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) khiến 13 người chết, 28 người bị thương. Trong số công nhân tử vong tại Vũng Áng có đến 7 người quê Quảng Bình, 3 người Nghệ An. Ba người còn lại lần lượt ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hòa Bình.
Chị Thương, vợ nạn nhân Lịch khóc nức nở khi ẵm con. Ảnh: V.Đ.
Tại nhà anh Nguyễn Văn Lịch (29 tuổi, xã Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) người thân, hàng xóm tập trung rất đông.
Chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Lịch) khi nghe tin đã ngất xỉu tại chỗ. Tỉnh dậy, chị khóc lóc vật vã và gục bên cỗ áo quan nhiều giờ. Hai đứa con của chị (đứa lớn học mẫu giáo, đứa nhỏ chưa đầy 2 tuổi) ngơ ngác trước quang cảnh đau buồn trong nhà.
Gắng gượng ngồi dậy bế đứa con trai nhỏ, chị Thương nghẹn giọng: "Bữa cơm tối hôm qua, anh ấy mới gọi về hỏi mẹ con ăn cơm chưa? Anh dặn mấy mẹ con ở nhà giữ gìn sức khỏe, ít hôm nữa ba về mua quà cho...".
Người thân gia đình công nhân này cho hay, vợ chồng anh Lịch mới xây nhà được hơn nửa năm, vẫn còn nợ hơn 50 triệu đồng. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào đồng lương của người chồng.
Cách nhà anh Lịch một quãng đường là gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Dũng (32 tuổi) và Nguyễn Văn Bảo (33 tuổi). Hai gia đình đều nghi ngút khói hương. Tiếng khóc thương bao trùm cả vùng quê hẻo lánh.
Anh Dũng trước đây ở nhà làm ruộng cùng vợ nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học. Do kinh tế khó khăn, vợ lại hay đau ốm, cách đây hơn 2 năm anh ra Vũng Áng (Kỳ Anh) làm công nhân để nuôi cả nhà.
Ngồi bên quan tài ba, Nguyễn Thị Giang (14 tuổi, con gái thứ hai của anh Dũng) khóc mếu: "Ba lúc nào cũng dặn mấy chị em cháu ở nhà nghe lời mẹ, chăm ngoan, học giỏi để không phụ công ba".
Bà Hiều (áo đen), mẹ anh Nguyễn Văn Bảo khóc thảm thiết sát quan tài con trai. Ảnh: V.Đ.
Ở ngôi nhà đối diện, bà Hoàng Thị Hiều (mẹ anh Nguyễn Văn Bảo) ngất lên ngất xuống khi thi thể con trai được đưa về. Người mẹ lớn tuổi cho hay, gia đình khó khăn, học hết cấp 2 Bảo đã phải nghỉ học ở nhà đi làm thuê nuôi mẹ.
"Ở nhà thì chỉ quanh quẩn mấy thước ruộng, ai thuê gì làm đó nên nó mới muốn ra đó làm để có tiền nuôi mẹ", bà Hiều kể về người con hiếu thảo.
Bảo là con trai út trong gia đình có bốn anh em, bố mất lúc anh mới 2 tuổi. Các anh chị đều có gia đình nhưng Bảo dù cứng tuổi vẫn ở vậy nuôi mẹ. Nam công nhân này dự định ra Vũng Áng làm để dành dụm chút tiền ổn định kinh tế rồi mới tính chuyện vợ con.
Cùng lúc, tại gia đình nạn nhân Trương Đình Tuấn (38 tuổi) ở xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), không khí tang tóc cũng phủ khắp. Hai vợ chồng anh Tuấn vốn là nông dân, thỉnh thoảng vợ đi buôn bán hàng vặt ở chợ.
Sau khi sinh đứa con trai thứ 2 được 6 năm thì chị Mận bị khối u ác tính trong người, phải chạy chữa khắp các bệnh viện. Thương vợ gặp bạo bệnh, anh Tuấn ra Hà Tĩnh làm công nhân kiếm tiền để rồi ra đi trong vụ tai nạn kinh hoàng.
Tại Nghệ An, công nhân Lâm Hữu Chính (37 tuổi, ở xã Diễn Thành, Diễn Châu) được gia đình đưa thi thể ngay trong buổi sáng 26/3.
Anh Lâm Hữu Chiến (34 tuổi, em ruột anh Chính) cho hay, gia đình nhận được tin vụ sập giàn giáo vào khoảng hơn 20h ngày 25/3. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, đồng nghiệp người anh Chính đã gọi điện về thông báo.
"Mọi người đang ngồi xem tivi thì nhận được hung tin. Tôi bàng hoàng quá, vội lên đường vào Hà Tĩnh và hy vọng tin báo về nhầm. Nhưng vào đến nơi thì anh tôi đã không còn nữa”, anh Chiến nói.
Còn chị Kiều (vợ anh Chính) thì chỉ biết ôm hai con nhỏ ngồi khóc.
Chú thích ảnh: Mẹ con chi Kiều bên thi thể của chồng. Ảnh: P.H.
Gia đình cho biết, anh Chính vào Khu kinh tế Vũng Áng làm việc được khoảng 2 năm nay. Mỗi tháng anh gửi về nhà 10 triệu đồng. Đó cũng là nguồn kinh tế duy nhất của gia đình nhỏ.
Theo thông tin từ gia đình, hiện công ty đã hỗ trợ gia đình số tiền 30 triệu đồng làm thủ tục mai táng.
Vụ tai nạn sập giàn giáo tối 25/3 tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) khiến 13 người chết, 28 người bị thương. Trong số công nhân tử vong tại Vũng Áng có đến 7 người quê Quảng Bình, 3 người Nghệ An. Ba người còn lại lần lượt ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hòa Bình.
Theo Tri thức