Hình minh họa.
Nếu so sánh với các loài chó khỏe và dũng mãnh nhất trên thế giới (như Pitbull, Great Dane đen, chó chăn cừu Đức...) thì ngao Tây Tạng phải dùng đến 3 loài động vật để mô tả sự dũng mãnh của nó: "To hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai".
Được mệnh danh là "Chúa tể vùng thảo nguyên", ngao Tây Tạng sở hữu cặp hàm có lực cắn khủng khiếp: 650.000 kg/m2 (hơn cả lực cắn của sư tử). Ngay cả sói, báo, hổ, gấu cũng không phải là đối thủ của loài chó "có cái đầu của sư tử và thân hình của một con gấu" này.
Một con ngao Tây Tạng đực có thể cao 83 cm và nặng 72kg. Chúng làgiống chó có bộ Gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay.
Đó là lý do vì sao người Tây Tạng cất công thuần hóa loài chó xuất hiện cách đây 5000 năm để trở thành "vệ sĩ" bảo vệ đàn cừu trước những mãnh thú vùng thảo nguyên rộng lớn trên dãy Himalaya.
Thế nhưng, ngao Tây Tạng chưa phải là "đối" của Kangal - Quốc khuyển lừng danh củaThổ Nhĩ Kỳ.
Kangal - Quốc khuyển lừng danh củaThổ Nhĩ Kỳ.
Sở hữu thân hình to lớn (cao 86cm, nặng 70kg), chó Kangal sở hữu cú cắn có lực mạnh nhất trong tất cả các loại chó trên thế giới*: 743 pounds/inch2. (Loài chó Bull Mỹ có lực cắn là 305 pounds/inch2 trong khi chó hoang châu Phi có lực bằng 317 pounds/inch2).
Lực cắn này còn mạnh hơn lực cắn của một con sư tử đực trưởng thành.
Bộ hàm thực hiện cú cắn mạnh nhất của Kangal.
Bảng so sánh lực cắn của con người so với sư tử, hổ, hà mã, cá sấu... (tính bằng đơn vị pounds/inch2).
Nhờ sự dũng cảm, trung thành và khỏe mạnh, loài chó Kangal thường được người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để bảo vệ gia đình, gia súc và lãnh thổ khỏi chó sói, gấu, thậm chí chúng có thể đánh đuổi cả cá sấu.
Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, chó Kangal có tên là Karabash, có nghĩa là đầu đen. Một đặc điểm khác biệt với thân hình toàn thân màu trắng của Kangal.
Mặc dù có lực cắn mạnh nhất trong các loài chó, Kangal không phải là loài hung dữ, chúng rất gần gũi con người, đặc biệt là trẻ em.
*Theo thống kê của Rottweilerlife.
Theo Trí thức trẻ