Điều cần biết khi cúng "cô hồn"

Các nhà tâm linh cho rằng, lễ cúng "cô hồn" là nét văn hóa dân gian đẹp từ xưa có tính chất nhân văn hai chiều. Quan niệm dân gian tin rằng những vong hồn bơ vơ đói rét không được ai thờ cúng… vào tháng 7 này nhờ vào các lễ cúng 'cô hồn' thí thực mà được ăn uống no nê nên việc cúng cô hồn mang tính nhân đạo.

Thứ hai, vào tháng này nơi nơi làm lễ cầu siêu nên các "cô hồn" về dương gian có cơ hội tụng kinh niệm Phật, hiểu thêm lẽ sống ở đời để khi về âm giới thì ăn năn hối lỗi, tu học để được chuyển kiếp, không bị bơ vơ đói khát nữa.

Lễ cúng cô hồn phải thực hiện ở bên ngoài nhà. Ảnh TL

Lễ cúng cô hồn phải thực hiện ở bên ngoài nhà. Ảnh TL

Chuyên gia phong thủy Linh Quang (Tư vấn đào tạo Phong Thủy thực hành) cho rằng, ngày rằm tháng 7 âm lịch bắt đầu từ mùng 2/7 và kết thúc vào 12h đêm ngày 14/7 âm lịch. Trong những ngày đó, mọi người hay làm lễ cúng 'cô hồn' để ban phát cho những 'vong hồn' hoặc làm những buổi lễ cầu siêu. Đây có thể được xem là 'ngày Tết' của vong linh.

Với lễ cúng này mọi người không cần phải làm mâm cao cỗ đầy tốn kém mà chỉ cần làm đơn giản. Điều quan trọng là cúng sao cho đúng. Theo đó, mọi người cần hết sức lưu ý khi cúng 'cô hồn' chỉ cần sai một điều này là dễ rước lo vào mình.

Rằm tháng 7 khi cúng cô hồn chỉ cần sai một điều này là dễ rước lo vào người-1

+ Thứ nhất: Cúng 'cô hồn' là hương hồn 'vong linh, âm binh' thì buộc phải cúng ở ngoài nhà, cúng ngoài trời bên ngoài đất nhà mình chứ không phải ở trong nhà. Nếu cơ sơ kinh doanh cúng ở ngoài cửa không thuộc khu vực địa điểm kinh doanh của mình. Ở nhà không phải cúng ở sân mà cúng ở ngoài cửa, ra hẳn ở ngoài đường. Theo quan niệm dân gian, điều này để tránh việc nếu gia chủ không biết cúng sẽ vô hình chung mời 'vong hồn, âm binh' vào trong nhà mình. Nhiều 'vong hồn, âm binh' sẽ tìm mọi cách ngóc ngách để trú ngụ lại khi mà ngày 14/7 đóng cửa ngục 'trốn được' ở lại đất ở mình có thể quấy quả trong nhà mình thời gian dài.

Gia chủ đọc các bài văn cúng, hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng, ở bài văn khấn đều có lời "tiễn vong" đi, không luẩn quẩn ở lại quấy phá gia chủ.

+ Thứ 2, lễ cúng không nhất thiết phải mân cao cỗ đầy. Chúng ta có thể cúng chay gồm hoa quả, bỏng, muối, đậu, cháo, chè… Những đồ lễ vật khi cúng xong không nên mang vào nhà, dùng nó. Nếu có những đồ vật như hoa quả, bánh kẹo nhiều thì có thể ban phát lại cho những người đi đường hoặc những trẻ em cơ nhỡ, vô gia cư ở bên ngoài đường. Những đồ như gạo, muối, cháo… bóc ra hãy rắc khắp góc đường, gốc cây, bãi cỏ… với ngụ ý mời cô hồn đi.

Nhiều người kinh doanh quan niệm rằng rằm tháng 7 càng phải cúng nhiều thứ cho "vong hồn" bên ngoài thì mới được yên. Đó không phải là không đúng mà những việc làm thiện sẽ tốt hơn.

Trong nhà nếu không biết cách để cúng, tốt nhất là không cúng. Nếu có thực hiện nghi lễ cúng này nhất thiết phải cúng ở bên ngoài không được ở trong sân, đất nhà mình.

Quan niệm dân gian cho rằng, nếu không có điều kiện chuẩn bị mâm cúng "cô hồn" đủ đầy, khi hoàn thành lễ cúng Phật và gia tiên, gia chủ có thể lấy chút gạo và muối ra ngoài cửa và rắc 4 phương 8 hướng như một nghi thức bố thí cho các 'cô hồn'. Tuyệt đối khi cúng không hô gọi vì như vậy là 'mời họ vào nhà'.

Lễ vật cúng "cô hồn"

Theo các nhà phong thủy tâm linh, tập tục cúng lễ "cô hồn" mỗi vùng miền khác nhau nên mâm lễ cúng có phần khác nhau. Tuy nhiên, trong mâm cúng "cô hồn" nên chuẩn bị các món chay với một số đồ sau:

+ Muối gạo mỗi thứ một đĩa

+ Nước, hương, đèn/ nến, hoa tươi thơm, quả tươi

+ Quần áo giấy, tiền mã. Chỉ nên mua một ít

+ Mía chặt tùng khúc nhỏ

+ Cháo trắng nấu loãng

+ Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh, kẹo…

Mâm lễ cúng được bày ở ngoài trời, bên ngoài cửa sát đường và trong mâm lễ không cúng xôi, gà, đồ mặn.

Theo Giadinh.net.vn