Vì sao phải cúng rằm tháng Giêng?
Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng
“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trong ngày lễ Tết này.
Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.
Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán được ăn Tết bù...
Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.
Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
Cúng rằm tháng Giêng ngày 14 có được không?
Có thể cúng rằm tháng giêng bằng cả cỗ chay
Vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm. Ngoài tới chùa, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà.
Rằm tháng giêng năm Đinh Dậu (15/1) rơi nhằm ngày 11 tháng 2 năm 2017.
Cha ông ta thường cúng rằm tháng giêng tết nguyên tiêu khi trăng mọc. Các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày Rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà.
Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
Theo GĐ&XH