Nguy cơ suy thận
Vừa đặt chai nước râu ngô, bông mã đề xuống bàn làm việc, chị Hoa vừa thở hắt vừa than phiền, đúng là bỏ tiền mua bệnh vào thân, không dại nào giống cái dại nào khi mà cứ ngỡ thuốc bổ là tốt, ai dè…
“Nghe bạn bè rủ, lại thấy trên mạng rao bán những loại vitamin có tác dụng hạn chế lão hóa, chống loãng xương, tăng cường độ dẻo dai nên giá thành không hề rẻ tôi vẫn quyết định mua về dùng. Không bổ ngang thì bổ dọc, nhất là với cơ thể của đàn bà qua hai lần sinh nở, ngấp nghé tuổi tiền mãn kinh. Thế là đều đặn trong 2 năm trời tôi mỗi ngày làm 2 viên vitamin tổng hợp và 1 viên canxi loại 1.200 đơn vị” – chị Hoa kể lại.
Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu một ngày cách đây 2 tháng chị bắt đầu xuất hiện từng cơn đau, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Thậm chí đi tiểu ra máu. Lúc này chị mới hốt hoảng đến viện và té ngửa khi bác sĩ kết luận chị bị sỏi thận, nguy cơ suy thận nếu đến viện muộn hơn.
Chị Hoa cho biết thêm nghe các bác sĩ giải thích sỏi thận nếu không được điều trị thì nguy cơ thận bị tổn thương do sự viêm nhiễm của sỏi thận gây nên khiến chị hoảng sợ. Bởi từ đây thận có thể bị suy, tạo ra một loạt biến chứng nguy hiểm. Đa phần các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng các khoáng chất (oxalat, canxi, vitamin C, acid uric, photpho...), trong khi lượng nước đào thải qua thận ít hoặc rất ít sẽ làm lắng đọng các khoáng chất gây nên cặn thận, sỏi thận.
Đặc biệt, trong các loại sỏi thận thì sỏi canxi là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 80 - 90% các trường hợp sỏi thận. Lý do là lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết và được loại bỏ qua thận, lượng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu.
Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những người có lượng vitamin D cao. Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
Không tự ý sử dụng
BS Nguyễn Duy Đông, Bộ môn Dinh dưỡng, BV quân y 103 cho rằng, canxi là thành phần thiết yếu với cơ thể. Nó giữ nhiều chức năng: phát triển hệ xương, răng; giữ cân bằng nội môi... Tự ý bổ sung canxi, vitamin D mà không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận gây suy thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
BS Đông cũng ái ngại cho rằng việc tự ý mua các thuốc, sản phẩm bổ sung nói chung ở nước ta vẫn còn bừa bãi, phổ biến không theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc nhân viên y tế không đúng chuyên môn. Điều này không những không điều trị đúng bệnh mà còn để lại hậu quả khôn lường như quá liều dẫn đến nhiễm độc, hoặc không đủ liều không có hiệu lực điều trị...
Thông thường có hai nhóm vitamin là nhóm tan trong dầu và nhóm tan trong nước. Cả hai nhóm đều rất thiết yếu với cơ thể con người. Nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì với một chế độ ăn cân bằng đa dạng thì cơ thể sẽ không sợ bị thiếu vitamin.
Tuy nhiên với những người có thể trạng không tốt, sau những đợt ốm bệnh, chế độ ăn không cân bằng cơ thể dễ bị mất hay thiếu vitamin thì việc bổ sung là cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung quá liều cũng sẽ gây nguy hại ngay cả với người cần được bổ sung. Theo đó, tùy loại thừa vitamin nào sẽ có biểu hiện riêng từ nhẹ đến nặng khác nhau.
Bổ sung thêm, PGS. TS Nguyễn Thanh Chò, Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, BV quân y 103 cho biết trong các loại vitamin thì việc thừa vitamin D, A hay được nhắc đến nhiều nhất. Bởi thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến hệ cơ xương của cơ thể. Nhưng thừa vitamin D cũng như thừa vitamin A lại gây ra những nguy hiểm hơn nhiều các loại vitamin khác.
Vì thế nếu người lớn tùy tiện uống không theo chỉ dẫn của bác sĩ rất nguy hiểm. Chất nào quá gây bất thường đều không có lợi cho cơ thể. Theo đó, uống quá nhiều vitamin D hoặc viên canxi có thể gây táo bón….gây rối loạn chuyển hóa, gây lắng đọng ở thận gây sỏi thận. Điều này khiến mất cân bằng chất ion, chất khoáng trong cơ thể.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm thừa vitamin D còn đặc biệt nguy hại ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nhạy cảm dễ có biến chứng nặng nề. Theo đó, nếu trẻ dùng vitamin D liều cao dài ngày sẽ gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, bàng quang, luôn khát và tiểu nhiều.
Ngoài ra còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp. Đặc biệt ở trẻ em thừa viatmin D hay có hiện tượng có lớp màng che ở kết mạc hoặc triệu chứng viêm giác mạc dải băng (cần được chỉ định phẫu thuật ngay). Ở một số trường hợp ngộ độc cấp nếu cha mẹ tùy tiện cho uống dài ngày các loại bổ sung vitamin và chất khoáng, trong đó có chứa vitamin D liều cao, hoặc cho trẻ uống cùng lúc các loại thuốc có chứa vitamin D nếu liều lượng lên đến 50.000 IU có thể khiến trẻ suy thận, tử vong.
Vì thế, PGS Chò khuyến cáo, người dân không nên hiểu bất kỳ loại vitamin nào cũng là thuốc bổ và được sử dụng thoải mái mà không cần sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nó có thể là thuốc bổ với trường hợp này trong một thời điểm cụ thể nhưng lại là thuốc độc đối với trường hợp khác ở một tình trạng sức khỏe khác. Vì thế, người dân tuyệt đối không uống theo sự mách bảo của bạn bè, càng không nên uống theo trào lưu thay vào đó nên đến bác sĩ để xem cơ thể thiếu chất gì mới bổ sung chất đó.
Vừa đặt chai nước râu ngô, bông mã đề xuống bàn làm việc, chị Hoa vừa thở hắt vừa than phiền, đúng là bỏ tiền mua bệnh vào thân, không dại nào giống cái dại nào khi mà cứ ngỡ thuốc bổ là tốt, ai dè…
“Nghe bạn bè rủ, lại thấy trên mạng rao bán những loại vitamin có tác dụng hạn chế lão hóa, chống loãng xương, tăng cường độ dẻo dai nên giá thành không hề rẻ tôi vẫn quyết định mua về dùng. Không bổ ngang thì bổ dọc, nhất là với cơ thể của đàn bà qua hai lần sinh nở, ngấp nghé tuổi tiền mãn kinh. Thế là đều đặn trong 2 năm trời tôi mỗi ngày làm 2 viên vitamin tổng hợp và 1 viên canxi loại 1.200 đơn vị” – chị Hoa kể lại.
Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu một ngày cách đây 2 tháng chị bắt đầu xuất hiện từng cơn đau, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Thậm chí đi tiểu ra máu. Lúc này chị mới hốt hoảng đến viện và té ngửa khi bác sĩ kết luận chị bị sỏi thận, nguy cơ suy thận nếu đến viện muộn hơn.
Chị Hoa cho biết thêm nghe các bác sĩ giải thích sỏi thận nếu không được điều trị thì nguy cơ thận bị tổn thương do sự viêm nhiễm của sỏi thận gây nên khiến chị hoảng sợ. Bởi từ đây thận có thể bị suy, tạo ra một loạt biến chứng nguy hiểm. Đa phần các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng các khoáng chất (oxalat, canxi, vitamin C, acid uric, photpho...), trong khi lượng nước đào thải qua thận ít hoặc rất ít sẽ làm lắng đọng các khoáng chất gây nên cặn thận, sỏi thận.
Đặc biệt, trong các loại sỏi thận thì sỏi canxi là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 80 - 90% các trường hợp sỏi thận. Lý do là lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết và được loại bỏ qua thận, lượng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu.
Người khỏe mạnh bình thường có cần bổ sung vitamin?
Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những người có lượng vitamin D cao. Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
Không tự ý sử dụng
BS Nguyễn Duy Đông, Bộ môn Dinh dưỡng, BV quân y 103 cho rằng, canxi là thành phần thiết yếu với cơ thể. Nó giữ nhiều chức năng: phát triển hệ xương, răng; giữ cân bằng nội môi... Tự ý bổ sung canxi, vitamin D mà không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận gây suy thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
BS Đông cũng ái ngại cho rằng việc tự ý mua các thuốc, sản phẩm bổ sung nói chung ở nước ta vẫn còn bừa bãi, phổ biến không theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc nhân viên y tế không đúng chuyên môn. Điều này không những không điều trị đúng bệnh mà còn để lại hậu quả khôn lường như quá liều dẫn đến nhiễm độc, hoặc không đủ liều không có hiệu lực điều trị...
Thông thường có hai nhóm vitamin là nhóm tan trong dầu và nhóm tan trong nước. Cả hai nhóm đều rất thiết yếu với cơ thể con người. Nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì với một chế độ ăn cân bằng đa dạng thì cơ thể sẽ không sợ bị thiếu vitamin.
Tuy nhiên với những người có thể trạng không tốt, sau những đợt ốm bệnh, chế độ ăn không cân bằng cơ thể dễ bị mất hay thiếu vitamin thì việc bổ sung là cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung quá liều cũng sẽ gây nguy hại ngay cả với người cần được bổ sung. Theo đó, tùy loại thừa vitamin nào sẽ có biểu hiện riêng từ nhẹ đến nặng khác nhau.
Bổ sung thêm, PGS. TS Nguyễn Thanh Chò, Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, BV quân y 103 cho biết trong các loại vitamin thì việc thừa vitamin D, A hay được nhắc đến nhiều nhất. Bởi thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến hệ cơ xương của cơ thể. Nhưng thừa vitamin D cũng như thừa vitamin A lại gây ra những nguy hiểm hơn nhiều các loại vitamin khác.
Vì thế nếu người lớn tùy tiện uống không theo chỉ dẫn của bác sĩ rất nguy hiểm. Chất nào quá gây bất thường đều không có lợi cho cơ thể. Theo đó, uống quá nhiều vitamin D hoặc viên canxi có thể gây táo bón….gây rối loạn chuyển hóa, gây lắng đọng ở thận gây sỏi thận. Điều này khiến mất cân bằng chất ion, chất khoáng trong cơ thể.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm thừa vitamin D còn đặc biệt nguy hại ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nhạy cảm dễ có biến chứng nặng nề. Theo đó, nếu trẻ dùng vitamin D liều cao dài ngày sẽ gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, bàng quang, luôn khát và tiểu nhiều.
Ngoài ra còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp. Đặc biệt ở trẻ em thừa viatmin D hay có hiện tượng có lớp màng che ở kết mạc hoặc triệu chứng viêm giác mạc dải băng (cần được chỉ định phẫu thuật ngay). Ở một số trường hợp ngộ độc cấp nếu cha mẹ tùy tiện cho uống dài ngày các loại bổ sung vitamin và chất khoáng, trong đó có chứa vitamin D liều cao, hoặc cho trẻ uống cùng lúc các loại thuốc có chứa vitamin D nếu liều lượng lên đến 50.000 IU có thể khiến trẻ suy thận, tử vong.
Vì thế, PGS Chò khuyến cáo, người dân không nên hiểu bất kỳ loại vitamin nào cũng là thuốc bổ và được sử dụng thoải mái mà không cần sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nó có thể là thuốc bổ với trường hợp này trong một thời điểm cụ thể nhưng lại là thuốc độc đối với trường hợp khác ở một tình trạng sức khỏe khác. Vì thế, người dân tuyệt đối không uống theo sự mách bảo của bạn bè, càng không nên uống theo trào lưu thay vào đó nên đến bác sĩ để xem cơ thể thiếu chất gì mới bổ sung chất đó.
Theo Infonet