Khoai lang có tên khoa học Ipomoea batatas, thuộc họ khoai nguồn gốc từ Nam Mỹ. Khoai lang du nhập vào nước ta khá lâu và được xem như loại lương thực, thực phẩm quý nhưng không hiếm, được dùng rất phổ biến.

khoai-lang-1
Khoai lang có tên khoa học Ipomoea batatas, thuộc họ khoai nguồn gốc từ Nam Mỹ.

Khoai lang giàu tinh bột, đường, chất xơ, Vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C, protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant), vitamin B6, kali, sắt,…

Do thành phần dinh dưỡng phong phú mà khoai lang có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, kháng viêm cực công hiệu, tốt cho hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát triển và hình thành các tế bào ung từ các gốc tự do.

Bên cạnh đó khoai lang còn có tác dụng giải nhiệt, trị táo bón, điều chỉnh tiêu hóa, giảm cân, làm đẹp da rất hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những sai lầm khi ăn khoai lang:

Ăn vào buổi tối

khoai-lang-2
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược a-xít.

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược a-xít, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ. Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn vỏ khoai lang

Ai cũng biết rằng, vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón. Tuy vậy, ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa của con người. Khi mua khoai lang bạn nên để ý những củ khoai bị sần, thậm chí có những nốt nâu đốm giống như bị ong châm. Hãy nhớ những củ khoai như thế có khả năng bị nhiễm độc, hỏng.

Ăn quá nhiều

Những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tường thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Ăn khi quá đói

Chất bột đường có trong khoai sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết dịch vị trong hệ thống tiêu hóa khiến bạn bị nóng ruột, cảm giác bồn chồn, ợ chua, thậm chí là trướng bụng khi ăn quá nhiều khoai khi đói.

Để tránh tình trạng này bạn có thể chế biến khoai thật chín. Khi luộc hay nướng khoai có thể thêm chút rượu vào để phá hủy chất men.

Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn không nên ăn khoai khi đói vì không những không giải quyết được vấn đề dinh dưỡng khi đói mà còn gây hại cho sức khỏe của mình.

Theo Khỏe & Đẹp