Ăn 4-5 quả cùng một lúc

trung-vit-lon1
Không ăn quá nhiều trứng vịt lộn.

Nhiều người quan niệm trứng vịt lộn có tác dụng tốt với sức khỏe, nhiều dinh dưỡng nên ăn 4-5 quả một lần khi đói là tốt. Tuy nhiên, với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, ăn nhiều cũng có nghĩa nạp vào cơ thể lượng đạm và chất béo lớn. Vì vậy, khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc "quá sức".

Trong mỗi quả vịt lộn chứa dinh dưỡng gồm có: 200g photpho, 600mg cholesterol, hơn 13g protein, lipit... Với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả/tuần và tách rời không nên ăn cùng một lúc.

Đáng nói là trong trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin A. Nếu như lượng vitamin A bị dư thừa rất có thể sẽ làm cho da bị vàng. Bởi, chúng tích lũy ở gan, dưới da... thậm chí ảnh hưởng cả quá trình hình thành xương.

Dùng vịt lộn tẩm bổ cho trẻ dưới 5 tuổi

Do có nhiều dinh dưỡng nên không ít phụ huynh vẫn dùng trứng vịt lộn tẩm bổ cho con. Nhưng phụ huynh cần nhớ, chỉ dùng trứng vịt lộn cho trẻ trên 5 tuổi. Còn với trẻ dưới 5 tuổi, đang có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho trẻ khó tiêu, chướng bụng, quấy khóc, lười ăn các bữa ăn khác trong ngày do có nhiều dinh dưỡng.

Với trẻ em chỉ nên ăn khoảng 1 lần, với số lượng khoảng 1/2 quả. Cholesterol trong trứng vịt lộn khá nhiều có thể tác động xấu lên các tế bào thần kinh trong quá trình hình thành.

Tốt cho tất cả mọi người

trung-vit-lon
Trẻ con không nên ăn trứng vịt lộn.

Trứng vịt lộn thường được coi là một trong những món ăn bồi bổ sức khỏe. Tuy vậy, món ăn này không thực sự tốt cho tất cả mọi người. Chất béo của trứng có tỷ lệ cholesterol cao nên không tốt đối với những người bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp, tim mạch , người thừa cân và béo phì… Theo lời khuyên của bác sĩ, những người mắc các bệnh nêu trên nên hạn chế hoặc tuyệt đối tránh món ăn này.

Đối với các bà bầu, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng trứng vịt lộn cũng chỉ nên 2 quả/tuần và ăn vào bữa sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, trứng lộn khi ăn thường được bày kèm rau răm, bà bầu nên tránh loại rau này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bác sĩ cho biết thêm: “Trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng nên hạn chế món ăn này để tránh bị khó tiêu, đầy bụng dẫn đến dễ bỏ bữa chính. Nên cho bé sử dụng trứng tươi thay vì trứng lộn để có thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Tốt nhất, chỉ nên sử dụng món ăn này cho trẻ từ 5 tuổi trở lên và cũng chỉ nên cho bé ăn ½ quả/lần và ăn nhiều nhất 2 lần/tuần".

Đồ ăn kèm không mấy quan trọng

Từ xa xưa, món trứng vịt lộn chỉ được coi là tròn vị khi được ăn kèm với đầy đủ rau răm và gừng tươi thái nhỏ. Nhiều người cho rằng đó chỉ là cách ăn theo thói quen cho hợp vị, đỡ ngán. Nhưng thực chất, cả hai loại gia vị này đều có tác dụng riêng khi kết hợp cùng trứng vịt lộn.

Rau răm có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, lạnh bụng. Còn công dụng của gừng tươi là kích thích tiêu hóa, giải độc trong thức ăn. Việc kết hợp trứng lộn với các loại rau và gia vị này không những tạo vị thơm ngon khi ăn mà còn giúp khắc phục nhược điểm (tính hàn và khó tiêu) của trứng vịt lộn.

Khi sử dụng trứng vịt lộn trong bữa ăn, chúng ta nên lưu ý giảm bớt các món ăn giàu đạm như thịt, trứng, tôm, cua, nội tạng như tim, gan, cật…, các món xào rán nhiều dầu mỡ để tránh gây quá tải chất đạm, chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… không có lợi cho sức khỏe.

Ai ăn được trứng vịt lộn?

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo Khỏe & Đẹp