Hiện tượng thiên văn này chỉ xảy ra khoảng 13 lần trong một thế kỷ. Hầu hết người dân ở châu Âu và Bắc Mỹ có thể chứng kiến hiện tượng này thông qua kính thiên văn hoặc ống nhòm nếu thời tiết cho phép. Tuy nhiên, việc nhìn vào mặt trời đòi hỏi những thiết bị tốt, đủ khả năng đảm bảo an toàn cho thị giác người xem, VOX đưa tin.
Sao Thủy sẽ đi qua vị trí nằm giữa trái đất và mặt trời lúc 19h12 ngày 9/5 theo giờ Việt Nam và mất khoảng 7,5 giờ để vượt qua bề mặt mặt trời. Một số người sống ở khu vực bờ Tây nước Mỹ có cơ hội nhìn thấy hiện tượng kỳ thú này ngay khi mặt trời mọc.
Sự kiện sao Thủy cắt ngang mặt trời và trái đất xảy ra lần gần nhất năm 2006. Nếu bạn bỏ lỡ sự kiện hôm nay, cần phải chờ đến tháng 11/2019 để chứng kiến cảnh tượng tương tự. Lần tiếp theo nữa xảy ra vào năm 2032.
Hiện tượng thiên văn này hiếm gặp vì nó đòi hỏi mặt trời, trái đất và sao Thủy nằm trên một đường thẳng. Tuy nhiên, quỹ đạo của sao Thủy nghiêng khoảng 7 độ so với trái đất. Vì vậy, có rất ít điểm để trái đất, sao thủy và Mặt trời nằm chung trên một đường thẳng.
Sao Thủy là hành tinh nhỏ và nằm gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ. Nó mất 88 ngày để hoàn thành quỹ đạo di chuyển xung quanh mặt trời. Tốc độ di chuyển nhanh của sao Thủy khiến người La Mã gọi nó là Mercurius, tên vị thần liên lạc trong thần thoại Hy Lạp. Do nằm quá gần mặt trời nên nhiệt độ bề mặt sao Thủy có thể nóng tới 427 độ C vào ban ngày nhưng giảm xuống -173 độ C vào ban đêm. Nó quá khắc nghiệt để sự sống có thể tồn tại.
Sao Thủy cắt ngang bề mặt mặt trời khi nhìn từ trái đất. Ảnh: NASA
Sao Thủy sẽ đi qua vị trí nằm giữa trái đất và mặt trời lúc 19h12 ngày 9/5 theo giờ Việt Nam và mất khoảng 7,5 giờ để vượt qua bề mặt mặt trời. Một số người sống ở khu vực bờ Tây nước Mỹ có cơ hội nhìn thấy hiện tượng kỳ thú này ngay khi mặt trời mọc.
Sự kiện sao Thủy cắt ngang mặt trời và trái đất xảy ra lần gần nhất năm 2006. Nếu bạn bỏ lỡ sự kiện hôm nay, cần phải chờ đến tháng 11/2019 để chứng kiến cảnh tượng tương tự. Lần tiếp theo nữa xảy ra vào năm 2032.
Hiện tượng thiên văn này hiếm gặp vì nó đòi hỏi mặt trời, trái đất và sao Thủy nằm trên một đường thẳng. Tuy nhiên, quỹ đạo của sao Thủy nghiêng khoảng 7 độ so với trái đất. Vì vậy, có rất ít điểm để trái đất, sao thủy và Mặt trời nằm chung trên một đường thẳng.
Sao Thủy là hành tinh nhỏ và nằm gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ. Nó mất 88 ngày để hoàn thành quỹ đạo di chuyển xung quanh mặt trời. Tốc độ di chuyển nhanh của sao Thủy khiến người La Mã gọi nó là Mercurius, tên vị thần liên lạc trong thần thoại Hy Lạp. Do nằm quá gần mặt trời nên nhiệt độ bề mặt sao Thủy có thể nóng tới 427 độ C vào ban ngày nhưng giảm xuống -173 độ C vào ban đêm. Nó quá khắc nghiệt để sự sống có thể tồn tại.
Theo Zing