Sau scandal thu thập dữ liệu người dùng của Facebook, YouTube lại tiếp "nối gót" khi gặp phải vấn đề trong việc gián tiếp sử dụng dữ liệu của trẻ em trên nền tảng video.

Tối chủ nhật tuần qua, một liên minh bao gồm 20 nhóm người bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho trẻ em và người tiêu dùng, đã gửi khiếu nại lên Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) để điều tra về việc video mà Google sở hữu vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên internet. Cụ thể là việc thu thập dữ liệu người dùng nói chung và trẻ em dưới 13 tuổi nói riêng, và số tiền phạt Google có thể sẽ lên tới hàng tỷ USD.

Điểm mấu chốt của khiếu nại chính là khi những trẻ em dưới 13 tuổi khi xem các video trên YouTube, công ty đã thu thập những thông tin cá nhân như vị trí, thiết bị đang sử dụng sau đó nhắm mục tiêu để sử dụng cho mục đích quảng cáo. Trong khi điều khoản dịch vụ của công ty là cấm những hành động này.

Đơn khiếu nại cũng chỉ ra rõ ràng rằng YouTube đa vi phạm Quy tắc bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em (viết tắt là COPPA) mà không được nhận bất cứ sự chấp thuật nào từ phụ huynh. Các cáo buộc trong đơn bao gồm "Các vi phạm của Google đặc biệt nghiêm trọng" hay rõ ràng là "Google có những hiểu biết thực tế về số lượng lớn các kênh hướng đến trẻ em và trẻ em đang sử dụng trên YouTube".

Trong khi đó, phía YouTube lại cho biết mình chưa nhận được bất cứ khiếu nại nào, phát ngôn viên của trang video này cho biết: "Bảo vệ trẻ em và gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. YouTube thông thường không dành cho trẻ em, chính vì vậy chúng tôi đã đầu tư đang kể để tạo ra ứng dụng YouTube Kids là giải pháp thay thế và dành riêng cho đối tượng này"

Thế nhưng trên thực tế ứng dụng YouTube Kids được khởi chạy vào năm 2015 cũng không có khác biệt gì nhiều khi tất cả nội dung có trên phiên bản web bình thường cũng đều có trên ứng dụng dành riêng cho trẻ em, và cũng thu thập dữ liệu như thông thường. Đơn khiếu nại cũng trích dẫn một cuộc khảo sát của Common Sense Media rằng "71% phụ huynh cho biết con cái của mình xem YouTube trên trang Google hoặc ứng dụng YouTube và chỉ 24% là sử dụng YouTube Kids".

Scandal của Facebook đang ảnh hưởng trực tiếp đến các nền tảng mạng truyền thông xã hội khác

FTC cũng cho biết đơn khiếu nại chưa đến tay cơ quan chức năng này và đang xem xét lại. "Chúng tôi thực hiện COPPA rất nghiêm ngặt và đã từng xử lý hơn 20 trường hợp kể từ khi Luật này được ban hành", một phát ngôn viên của FTC phát biểu trong email.

Đơn khiếu nại đến lúc thời gian YouTube đang gặp khó khăn khi mà tuần trước một vụ xả súng đã diễn ra tại trụ sở công ty, khiến 1 người chết và 3 người thiệt mạng. Hay nói rộng hơn các nhóm vận động kêu gọi FTC điều tra cả môi trường làm việc ảnh hưởng đến sự riêng tư và thu thập dữ liệu như thế nào.

Cùng với việc sau scandal của Facebook, thung lũng Silicon cũng như người dùng mạng xã hội đang trở nên xáo trộn và nghi ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu cho cá nhân. Không những thế trong vụ việc Facebook sử dụng dữ liệu người dùng vào cuộc bầu cử Tống thống Mỹ năm 2016, YouTube cũng đã từng bị chỉ trích vì vô tình làm nổi bật những tin tức sai lệch từ Facebook.

Đây không phải là lần đầu tiên YouTube khiến người tiêu dùng tức giận vì các vấn đề liên quan đến trẻ em. Năm ngoái khi bộ lọc trên YouTube Kids có vấn đề, đã làm các video trên nền tảng xuất hiện những hình ảnh "nguy hại". Ví dụ như Chuột Mickey nằm trong một hồ nước máu, phiên bản đất sét của Spider Man đang đi tiểu trên người Elsa - công chúa của Disney trong phim Frozen. Không những thế các video trẻ em thực hiện các hành động vô hại như tập thể dục, cũng bị hiện những nhận xét dã man hoặc liên quan đến tình dục từ người xem.


Hình ảnh phản cảm trên YouTube Kids.

Sau những vụ scandal này, YouTube đã thắt chặt chính sách nhằm giữ trẻ an toàn như cắt giảm doanh thu quảng cáo từ các video không phù hợp và thêm 10.000 người kiểm duyệt nội dung để xem xét nội dung phản cảm. Thế nhưng có vẻ như những biện pháp này vẫn chưa có hiệu quả tích cực, liệu YouTube có bị "rơi vào hố đen" như Facebook đang mắc phải?

Theo ICTNews