Khởi đầu mới
Ở tuổi thiếu niên, có lần khi đang lái xe về nhà cùng mẹ, tôi nghe mẹ nói: “Mẹ thực sự muốn giảm khoảng 7kg”. “Con thì rất muốn giảm 22kg”, tôi đáp, theo cái cách mà một người thường nói khi anh ta thực sự, thực sự khao khát được trúng số độc đắc. Nhưng con số đó có vẻ thực sự và hoàn toàn nằm ngoài tầm với của tôi.
Mặc dù, về tổng thể, sức khoẻ tôi rất tốt, nhưng tôi luôn bị thừa cân và giảm khoảng 22kg có vẻ là mục tiêu thực tế khi tôi tham gia đội tuyển trượt băng nghệ thuật thi đấu ở Olympic. Trên thực tế, tôi mới chỉ dành nửa tâm huyết cho chuyện ăn uống lành mạnh và tập luyện trong nhiều năm. Tôi thực sự chưa bao giờ toàn tâm toàn ý cho hai việc quan trọng đó và tôi cũng không thể hình dung liệu mình có làm được không.
Nhưng vài năm sau, ngay trước khi tôi đặt chân vào đại học, tôi có một đợt khám sức khoẻ định kỳ và bác sĩ gia đình nhẹ nhàng đưa ra vấn đề giảm cân. “Cháu biết đấy”, cô ấy nói. “Đây là thời điểm tuyệt vời để thay đổi. Cả cuộc đời cháu đang thay đổi rồi. Vì vậy, cháu có thể thực sự thiết lập cho mình những hình mẫu mới”. Chuyện này nhanh chóng được tôi hưởng ứng.
Tôi có thể chạm tới cái gọi là “hiệu ứng khởi đầu mới mẻ” mà theo đó, khởi đầu của một chu trình mới (như một thứ 2, một tháng mới…) là thời điểm tốt nhất để khởi động một thói quen mới. Tôi có thể tận dụng khoảng thời gian chuyển giao giữa tuổi niên thiếu và trưởng thành này để hoà mình vào một lối sống mới toanh và nhất là tốt cho sức khoẻ.
Kelly Burch từng giảm 22kg trong một thời gian ngắn.
Bắt tay hành động
Theo gợi ý của bác sĩ gia đình, tôi đăng ký chương trình Weight Watchers trên mạng trong tuần lễ nhập học và chuyển tới ở ký túc xá. Theo dõi số điểm là một cách tuyệt vời để biết chính xác tôi đang ăn gì, mặc dù việc ăn tối ở căng tin nhà trường đôi khi khiến việc đó thật rắc tối. Trong khi đó, tôi tận dụng phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để tập luyện ở phòng tập tuyệt đẹp trong trường.
Không lâu sau, tôi làm những mẩu giấy dán trên ghế trong phòng ký túc. “Tạm biệt 100kg”, “Tạm biệt 95kg”, và cuối cùng, phấn khởi nhất mà mẩu giấy ghi “Tạm biệt 90kg”.
Tôi vô cùng hãnh diện về bản thân vì thành tích giảm cân trong năm thứ nhất đại học, thời điểm mà rất nhiều sinh viên có xu hướng tăng cân (khoảng 7kg).
Tôi nhìn rất tuyệt và cảm giác cũng siêu ổn. Bất cứ khi nào nhìn vào mấy tờ giấy viết tay đó, tôi lại thề sẽ không bao giờ để cái cân quay trở lại những con số này lần nữa.
Trong vài năm tiếp theo, tôi vẫn duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ. Mặc dù đã ngừng việc theo dõi điểm số cho những thứ mình đã ăn, tôi viết ra giấy để nhắc nhở bản thân không xao lãng. Tôi còn tiếp tục đắm chìm trong niềm đam mê mới với thể hình, chạy 5km mỗi ngày và học cách nâng tạ ở phòng tập thể hình. Một cách chậm rãi nhưng ổn định, từng số cân nặng dần biến mất. 3 năm sau khi khởi động chương trình ăn uống và tập luyện vì sức khoẻ, lần đầu tiên trong trí nhớ của tôi, cân nặng cán mốc 77kg. Tôi đã làm được.
Chỉ số BMI và phần trăm mỡ cơ thể của tôi là tuyệt hảo. Tôi cân đối tới mức không thể phủ nhận được và tôi đã giảm hơn 22kg. Lúc đó, tôi không hề biết rằng, 4 năm sau, tôi lại trở về mức cân nặng cũ, thậm chí còn nhiều hơn thế.
Ngừng tiến bộ
Khi tôi nghĩ về việc đã có sai sót gì đó xảy ra, tôi nhận thấy tất cả đều do cảm giác quá thoải mái. Tôi giảm hơn 22kg tương đối chậm, trong vòng 3 năm. Tôi đã làm “đúng”, tránh những chế độ ăn kiêng kham khổ hay những biện pháp cực đoan. Tôi thực sự cảm thấy đã chọn được lối sống lành mạnh phù hợp cho mình.
Nhưng sau 3 năm, tôi cuối cùng đã cảm thấy chán ngấy việc phải viết mọi thứ mình ăn ra giấy hay điền số calo vào một ứng dụng trên điện thoại. Tôi chỉ muốn ăn uống theo bản năng và thực hiện những gì tôi đã học được mà không cần đến một chương trình có kết cấu chi tiết. Vì vậy, tôi dừng việc chấm điểm và đó là khi cân nặng của tôi bắt đầu tăng trở lại.
Đầu tiên, tôi tự trấn an rằng, cơ thể tôi đang tìm cách điều chỉnh. Quả thực, điều này cũng đúng một phần. Khi tôi nặng 77kg, tôi tập khoảng 2 giờ mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Lúc ấy, tôi chưa có con và một lịch làm việc nhẹ nhàng. Do đó, tập luyện như trên hoàn toàn có thể duy trì được nhưng về lâu về dài thì không thực tế chút nào.
Việc tăng cân bắt đầu đúng thời điểm tôi rất bận. Tôi đang dồn hết tâm sức phát triển sự nghiệp, kết hôn và chăm chút cho ngôi nhà mới, tới nỗi ban đầu, tôi không hề để ý chuyện gì đang diễn ra.
Tôi vẫn thực hành một lối sống nhìn chung là lành mạnh: ăn rất nhiều salad, cá tươi và trứng ốp la với rau bina, chỉ thi thoảng mới dùng đồ ăn nhanh nhưng tôi không còn nghiêm khắc với bản thân như trước. Đến phòng tập mỗi ngày trở thành điều không thể. Tôi bắt đầu có những bữa trưa vội vàng giữa các cuộc hẹn (mặc dù tôi từng cho rằng đồ ăn nhanh là không thể nuốt nổi).
Thói quen đó không diễn ra nhiều hơn 2 lần/tháng nhưng nó là biểu tượng cho nhiều chi tiết nhỏ nhặt khác mà theo đó, tôi đã làm để vuột mất lối sống lành mạnh của mình.
Khi tôi gần chạm tới mốc 90kg 1 năm sau, tôi tự nhủ, đây là lúc cơ thể tôi trở lại bình thường. Khi tôi nhìn vào con số 95kg (khoảng 3 năm sau thời điểm tôi nhẹ cân nhất), tôi dần tự phủ nhận và quyết định không bước lên cân trong một thời gian dài.
Quanh khoảng thời gian đó, tôi thử mặc một chiếc váy mà tôi mặc vừa khi 77kg. Nhưng không thể kéo nổi khoá, tôi tính chuyện dùng mấy loại quần lót làm thon eo. “Chẳng có cách nào để mặc vừa chiếc váy đó nữa đâu”, bạn tôi nhẹ nhàng bảo.
Phần lớn những gì tôi ăn vẫn là đồ ăn tốt cho sức khoẻ và tôi vẫn thường xuyên tới phòng tập thể hình. Tôi thậm chí còn tập với một huấn luyện viên riêng. Trên thực tế, tôi tập trung nhiều vào tập luyện hơn dinh dưỡng bởi vì tập luyện thì vui hơn. Tôi thích tập nhưng ghét theo dõi lượng calo tiêu thụ và tôi tự nhủ rằng điều đó ổn thôi. Mặ dù tôi nặng cân nhưng tôi vẫn cân đối.
Kelly Burch tránh những chế độ ăn kiêng kham khổ hay những biện pháp cực
đoan để giảm cân.
Trở về thực tại
Cân nặng vẫn cứ thế tăng thêm và tôi cuối cùng đã đi tới chỗ không thể phủ nhận rằng đã có sai lầm xảy ra. Tôi mới chỉ 26 tuổi nhưng đầu gối và hông thì đau nhắc. Tôi bức bối, khó chịu, tôi xấu hổ, tôi đau đớn – và tôi cũng rất tức giận nữa. Tôi có một cơ thể cần phải bỏ công sức ra nhiều nữa để trở lại thon thả. Tôi không thể chỉ “ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao” – cụm từ giản dị đó chúng ta nghe nhiều tới nỗi khiến cho việc giảm cân có vẻ đơn giản. Đối với tôi, để giảm cân và giữ được cân nặng mong muốn luôn gắn với những nỗ lực lớn lao và tôi vẫn chưa sẵn sàng để chấp nhận chuyện đó. Tôi có con và có sự nghiệp. Tôi không có thời gian hay năng lượng để nỗ lực tới mức đó.
Khi con gái tôi gần 2 tuổi, lúc đó, tôi 27 tuổi, tôi nhận thấy tôi không còn có thể dùng cụm từ “tăng cân vì sinh nở” nữa. Tôi giờ đã nặng hơn 9kg so với hồi vào đại học. Điều này thật đáng sợ! Bằng cách nào đó, tôi đã cố gắng để giảm hơn 22kg, để rồi sau đó lại tăng tới 31kg. Tôi bắt đầu trở lại hành trình giảm cân bằng cách liên hệ với một chuyên gia dinh dưỡng và một huấn luyện viên thể hình mới. “Cô đang làm tốt mọi việc”, họ nói. “Hãy theo dõi thử 1 tháng xem thế nào”. Nhưng 1 tháng đến rồi đi, và bất chấp lời trấn an của họ, rằng tôi sẽ nhìn thấy thay đổi, cân nặng của tôi chẳng hề suy suyển.
Cũng trong thời gian này, tôi đọc nghiên cứu về giảm cân mang tên “The Biggest Loser”. Các bác sĩ theo dõi những thí sinh từ các chương trình truyền hình thực tế trong vòng 6 năm sau khi camera ngừng quay. Họ phát hiện ra rằng, phần lớn các thí sinh đều trở lại mức cân nặng họ đã giảm được nhưng không hề do lỗi của họ. Nghiên cứu cho thấy, quá trình trao đổi chất sau này của các thí sinh chậm hơn rất nhiều so với những người khác. Cơ thể họ xoá bỏ mọi nỗ lực của họ và luôn trong tình trạng vật lộn để dành lại cân nặng đã mất. “Điều đó thật đáng sợ và đáng kinh ngạc”, Kevin Hall, nhà nghiên cứu và chuyên gia về trao đổi chất, chia sẻ trên tờ New York Times. Nghiên cứu cũng đi đến kết luận rằng, gần như bất cứ ai giảm cân sẽ có quá trình trao đổi chất chậm đi và điều này khiến việc duy trì cân nặng sau khi giảm trở nên khó khăn hơn.
Khi đọc tới đó, tôi đã bật khóc.
Suốt nhiều năm, tôi biết rằng mình phải luyện tập vất vả thế nào để giảm từng chút cân một. Và tôi biết, nếu tôi không thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện đó một cách chi tiết, tôi sẽ tăng cân trở lại. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi băn khoăn tự hỏi, liệu có phải tôi đang tự dối gạt bản thân hay chỉ đang cố biện hộ cho mình?
Nghiên cứu trên cũng xác nhận rằng, tôi thực sự phải bỏ ra công sức hơn nhiều so với những người muốn đạt cùng mục đích như tôi. Mang trong lòng cảm giác bất lực, tôi giờ đây đã sẵn sàng để làm lại. Do đó, tôi bắt đầu theo dõi mọi thứ tôi ăn uống. Mới đây, tôi đã giảm khoảng 4,5kg nhưng tôi vẫn còn tới hơn 22kg nữa để giảm, một lần nữa.
Tôi biết mình khó có thể nhìn thấy thời điểm cân nặng 77kg của mình – chỉ số cân nặng mà tôi luôn tin là tối thiểu với thân hình cao lớn của tôi. Thay vào đó, tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể và cân nặng khoảng 86kg sẽ là phù hợp nhất với tôi. Để đạt được mục tiêu đó, tôi không thể cảm thấy nản lòng hay oán giận. Giống như bất cứ ai đang cố đấu tranh với một căn bệnh mạn tính nào đó, tôi cần chấp nhận hoàn cảnh của mình và không ngừng chăm chỉ để hướng tới kết quả tốt nhất có thể. Đối với tôi, điều này đồng nghĩa với việc theo dõi mọi thực phẩm tôi tiêu thụ, có thể là phải như thế tới cuối đời.
Ít ra, vào lúc này, khi tôi cảm thấy chán nản, tôi có thể gợi nhắc mình rằng mục tiêu có vẻ bất khả thi – giảm hơn 22kg – mà tôi từng nói với mẹ, là hoàn toàn có thể đạt được.
Câu chuyện của tôi chính là minh chứng cho điều đó.
Ở tuổi thiếu niên, có lần khi đang lái xe về nhà cùng mẹ, tôi nghe mẹ nói: “Mẹ thực sự muốn giảm khoảng 7kg”. “Con thì rất muốn giảm 22kg”, tôi đáp, theo cái cách mà một người thường nói khi anh ta thực sự, thực sự khao khát được trúng số độc đắc. Nhưng con số đó có vẻ thực sự và hoàn toàn nằm ngoài tầm với của tôi.
Mặc dù, về tổng thể, sức khoẻ tôi rất tốt, nhưng tôi luôn bị thừa cân và giảm khoảng 22kg có vẻ là mục tiêu thực tế khi tôi tham gia đội tuyển trượt băng nghệ thuật thi đấu ở Olympic. Trên thực tế, tôi mới chỉ dành nửa tâm huyết cho chuyện ăn uống lành mạnh và tập luyện trong nhiều năm. Tôi thực sự chưa bao giờ toàn tâm toàn ý cho hai việc quan trọng đó và tôi cũng không thể hình dung liệu mình có làm được không.
Nhưng vài năm sau, ngay trước khi tôi đặt chân vào đại học, tôi có một đợt khám sức khoẻ định kỳ và bác sĩ gia đình nhẹ nhàng đưa ra vấn đề giảm cân. “Cháu biết đấy”, cô ấy nói. “Đây là thời điểm tuyệt vời để thay đổi. Cả cuộc đời cháu đang thay đổi rồi. Vì vậy, cháu có thể thực sự thiết lập cho mình những hình mẫu mới”. Chuyện này nhanh chóng được tôi hưởng ứng.
Tôi có thể chạm tới cái gọi là “hiệu ứng khởi đầu mới mẻ” mà theo đó, khởi đầu của một chu trình mới (như một thứ 2, một tháng mới…) là thời điểm tốt nhất để khởi động một thói quen mới. Tôi có thể tận dụng khoảng thời gian chuyển giao giữa tuổi niên thiếu và trưởng thành này để hoà mình vào một lối sống mới toanh và nhất là tốt cho sức khoẻ.
Kelly Burch từng giảm 22kg trong một thời gian ngắn.
Bắt tay hành động
Theo gợi ý của bác sĩ gia đình, tôi đăng ký chương trình Weight Watchers trên mạng trong tuần lễ nhập học và chuyển tới ở ký túc xá. Theo dõi số điểm là một cách tuyệt vời để biết chính xác tôi đang ăn gì, mặc dù việc ăn tối ở căng tin nhà trường đôi khi khiến việc đó thật rắc tối. Trong khi đó, tôi tận dụng phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để tập luyện ở phòng tập tuyệt đẹp trong trường.
Không lâu sau, tôi làm những mẩu giấy dán trên ghế trong phòng ký túc. “Tạm biệt 100kg”, “Tạm biệt 95kg”, và cuối cùng, phấn khởi nhất mà mẩu giấy ghi “Tạm biệt 90kg”.
Tôi vô cùng hãnh diện về bản thân vì thành tích giảm cân trong năm thứ nhất đại học, thời điểm mà rất nhiều sinh viên có xu hướng tăng cân (khoảng 7kg).
Tôi nhìn rất tuyệt và cảm giác cũng siêu ổn. Bất cứ khi nào nhìn vào mấy tờ giấy viết tay đó, tôi lại thề sẽ không bao giờ để cái cân quay trở lại những con số này lần nữa.
Trong vài năm tiếp theo, tôi vẫn duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ. Mặc dù đã ngừng việc theo dõi điểm số cho những thứ mình đã ăn, tôi viết ra giấy để nhắc nhở bản thân không xao lãng. Tôi còn tiếp tục đắm chìm trong niềm đam mê mới với thể hình, chạy 5km mỗi ngày và học cách nâng tạ ở phòng tập thể hình. Một cách chậm rãi nhưng ổn định, từng số cân nặng dần biến mất. 3 năm sau khi khởi động chương trình ăn uống và tập luyện vì sức khoẻ, lần đầu tiên trong trí nhớ của tôi, cân nặng cán mốc 77kg. Tôi đã làm được.
Chỉ số BMI và phần trăm mỡ cơ thể của tôi là tuyệt hảo. Tôi cân đối tới mức không thể phủ nhận được và tôi đã giảm hơn 22kg. Lúc đó, tôi không hề biết rằng, 4 năm sau, tôi lại trở về mức cân nặng cũ, thậm chí còn nhiều hơn thế.
Ngừng tiến bộ
Khi tôi nghĩ về việc đã có sai sót gì đó xảy ra, tôi nhận thấy tất cả đều do cảm giác quá thoải mái. Tôi giảm hơn 22kg tương đối chậm, trong vòng 3 năm. Tôi đã làm “đúng”, tránh những chế độ ăn kiêng kham khổ hay những biện pháp cực đoan. Tôi thực sự cảm thấy đã chọn được lối sống lành mạnh phù hợp cho mình.
Nhưng sau 3 năm, tôi cuối cùng đã cảm thấy chán ngấy việc phải viết mọi thứ mình ăn ra giấy hay điền số calo vào một ứng dụng trên điện thoại. Tôi chỉ muốn ăn uống theo bản năng và thực hiện những gì tôi đã học được mà không cần đến một chương trình có kết cấu chi tiết. Vì vậy, tôi dừng việc chấm điểm và đó là khi cân nặng của tôi bắt đầu tăng trở lại.
Đầu tiên, tôi tự trấn an rằng, cơ thể tôi đang tìm cách điều chỉnh. Quả thực, điều này cũng đúng một phần. Khi tôi nặng 77kg, tôi tập khoảng 2 giờ mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Lúc ấy, tôi chưa có con và một lịch làm việc nhẹ nhàng. Do đó, tập luyện như trên hoàn toàn có thể duy trì được nhưng về lâu về dài thì không thực tế chút nào.
Việc tăng cân bắt đầu đúng thời điểm tôi rất bận. Tôi đang dồn hết tâm sức phát triển sự nghiệp, kết hôn và chăm chút cho ngôi nhà mới, tới nỗi ban đầu, tôi không hề để ý chuyện gì đang diễn ra.
Tôi vẫn thực hành một lối sống nhìn chung là lành mạnh: ăn rất nhiều salad, cá tươi và trứng ốp la với rau bina, chỉ thi thoảng mới dùng đồ ăn nhanh nhưng tôi không còn nghiêm khắc với bản thân như trước. Đến phòng tập mỗi ngày trở thành điều không thể. Tôi bắt đầu có những bữa trưa vội vàng giữa các cuộc hẹn (mặc dù tôi từng cho rằng đồ ăn nhanh là không thể nuốt nổi).
Thói quen đó không diễn ra nhiều hơn 2 lần/tháng nhưng nó là biểu tượng cho nhiều chi tiết nhỏ nhặt khác mà theo đó, tôi đã làm để vuột mất lối sống lành mạnh của mình.
Khi tôi gần chạm tới mốc 90kg 1 năm sau, tôi tự nhủ, đây là lúc cơ thể tôi trở lại bình thường. Khi tôi nhìn vào con số 95kg (khoảng 3 năm sau thời điểm tôi nhẹ cân nhất), tôi dần tự phủ nhận và quyết định không bước lên cân trong một thời gian dài.
Quanh khoảng thời gian đó, tôi thử mặc một chiếc váy mà tôi mặc vừa khi 77kg. Nhưng không thể kéo nổi khoá, tôi tính chuyện dùng mấy loại quần lót làm thon eo. “Chẳng có cách nào để mặc vừa chiếc váy đó nữa đâu”, bạn tôi nhẹ nhàng bảo.
Phần lớn những gì tôi ăn vẫn là đồ ăn tốt cho sức khoẻ và tôi vẫn thường xuyên tới phòng tập thể hình. Tôi thậm chí còn tập với một huấn luyện viên riêng. Trên thực tế, tôi tập trung nhiều vào tập luyện hơn dinh dưỡng bởi vì tập luyện thì vui hơn. Tôi thích tập nhưng ghét theo dõi lượng calo tiêu thụ và tôi tự nhủ rằng điều đó ổn thôi. Mặ dù tôi nặng cân nhưng tôi vẫn cân đối.
Kelly Burch tránh những chế độ ăn kiêng kham khổ hay những biện pháp cực
đoan để giảm cân.
Trở về thực tại
Cân nặng vẫn cứ thế tăng thêm và tôi cuối cùng đã đi tới chỗ không thể phủ nhận rằng đã có sai lầm xảy ra. Tôi mới chỉ 26 tuổi nhưng đầu gối và hông thì đau nhắc. Tôi bức bối, khó chịu, tôi xấu hổ, tôi đau đớn – và tôi cũng rất tức giận nữa. Tôi có một cơ thể cần phải bỏ công sức ra nhiều nữa để trở lại thon thả. Tôi không thể chỉ “ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao” – cụm từ giản dị đó chúng ta nghe nhiều tới nỗi khiến cho việc giảm cân có vẻ đơn giản. Đối với tôi, để giảm cân và giữ được cân nặng mong muốn luôn gắn với những nỗ lực lớn lao và tôi vẫn chưa sẵn sàng để chấp nhận chuyện đó. Tôi có con và có sự nghiệp. Tôi không có thời gian hay năng lượng để nỗ lực tới mức đó.
Khi con gái tôi gần 2 tuổi, lúc đó, tôi 27 tuổi, tôi nhận thấy tôi không còn có thể dùng cụm từ “tăng cân vì sinh nở” nữa. Tôi giờ đã nặng hơn 9kg so với hồi vào đại học. Điều này thật đáng sợ! Bằng cách nào đó, tôi đã cố gắng để giảm hơn 22kg, để rồi sau đó lại tăng tới 31kg. Tôi bắt đầu trở lại hành trình giảm cân bằng cách liên hệ với một chuyên gia dinh dưỡng và một huấn luyện viên thể hình mới. “Cô đang làm tốt mọi việc”, họ nói. “Hãy theo dõi thử 1 tháng xem thế nào”. Nhưng 1 tháng đến rồi đi, và bất chấp lời trấn an của họ, rằng tôi sẽ nhìn thấy thay đổi, cân nặng của tôi chẳng hề suy suyển.
Cũng trong thời gian này, tôi đọc nghiên cứu về giảm cân mang tên “The Biggest Loser”. Các bác sĩ theo dõi những thí sinh từ các chương trình truyền hình thực tế trong vòng 6 năm sau khi camera ngừng quay. Họ phát hiện ra rằng, phần lớn các thí sinh đều trở lại mức cân nặng họ đã giảm được nhưng không hề do lỗi của họ. Nghiên cứu cho thấy, quá trình trao đổi chất sau này của các thí sinh chậm hơn rất nhiều so với những người khác. Cơ thể họ xoá bỏ mọi nỗ lực của họ và luôn trong tình trạng vật lộn để dành lại cân nặng đã mất. “Điều đó thật đáng sợ và đáng kinh ngạc”, Kevin Hall, nhà nghiên cứu và chuyên gia về trao đổi chất, chia sẻ trên tờ New York Times. Nghiên cứu cũng đi đến kết luận rằng, gần như bất cứ ai giảm cân sẽ có quá trình trao đổi chất chậm đi và điều này khiến việc duy trì cân nặng sau khi giảm trở nên khó khăn hơn.
Khi đọc tới đó, tôi đã bật khóc.
Suốt nhiều năm, tôi biết rằng mình phải luyện tập vất vả thế nào để giảm từng chút cân một. Và tôi biết, nếu tôi không thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện đó một cách chi tiết, tôi sẽ tăng cân trở lại. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi băn khoăn tự hỏi, liệu có phải tôi đang tự dối gạt bản thân hay chỉ đang cố biện hộ cho mình?
Nghiên cứu trên cũng xác nhận rằng, tôi thực sự phải bỏ ra công sức hơn nhiều so với những người muốn đạt cùng mục đích như tôi. Mang trong lòng cảm giác bất lực, tôi giờ đây đã sẵn sàng để làm lại. Do đó, tôi bắt đầu theo dõi mọi thứ tôi ăn uống. Mới đây, tôi đã giảm khoảng 4,5kg nhưng tôi vẫn còn tới hơn 22kg nữa để giảm, một lần nữa.
Tôi biết mình khó có thể nhìn thấy thời điểm cân nặng 77kg của mình – chỉ số cân nặng mà tôi luôn tin là tối thiểu với thân hình cao lớn của tôi. Thay vào đó, tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể và cân nặng khoảng 86kg sẽ là phù hợp nhất với tôi. Để đạt được mục tiêu đó, tôi không thể cảm thấy nản lòng hay oán giận. Giống như bất cứ ai đang cố đấu tranh với một căn bệnh mạn tính nào đó, tôi cần chấp nhận hoàn cảnh của mình và không ngừng chăm chỉ để hướng tới kết quả tốt nhất có thể. Đối với tôi, điều này đồng nghĩa với việc theo dõi mọi thực phẩm tôi tiêu thụ, có thể là phải như thế tới cuối đời.
Ít ra, vào lúc này, khi tôi cảm thấy chán nản, tôi có thể gợi nhắc mình rằng mục tiêu có vẻ bất khả thi – giảm hơn 22kg – mà tôi từng nói với mẹ, là hoàn toàn có thể đạt được.
Câu chuyện của tôi chính là minh chứng cho điều đó.
Theo Trí Thức Trẻ