Về vận tải hành khách
Đại diện đơn vị cho biết, bên cạnh việc triển khai các giải pháp trước mắt, để đảm bảo vận tải đường sắt liên tục thông suốt, trong thời gian khắc phục sự cố, Tổng công ty ĐSVN sẽ thực hiện việc điều chỉnh phương án chạy tàu phù hợp trên tuyến Bắc – Nam theo nguyên tắc điều chỉnh giảm thiểu ảnh hưởng đến lịch trình chạy tàu khách hiện hành, tránh gây ảnh hưởng đến hành khách.
Việc thay đổi lịch trình chạy tàu chủ yếu thực hiện đối với khu đoạn từ Nha Trang trở vào. Đồng thời đại diện đơn vị đường sắt cũng khẳng định hạn chế đến mức thấp nhất phiền hà cho hành khách và đưa ra phương án điều chỉnh.
Hành khách sẽ không phải thanh toán phí đổi, trả
Theo đó, hành khách có nhu cầu đổi trả vé liên quan đến việc chuyển tải hành khách, thay đổi lịch trình sẽ không phải thanh toán phí đổi, trả. Các công ty VTĐS, Chi nhánh Khai thác và các ga sẽ bố trí nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn hành khách đổi, trả vé, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho hành khách.
Đối với hành khách tiếp tục có nhu cầu đi lại bằng đường sắt, trong thời gian khắc phục sự cố không phải chỉ trả chi phí chuyển tải, các hoạt động bán vé và vận chuyển hành khách của Tổng công ty ĐSVN vẫn diễn ra bình thường.
Theo kế hoạch, Tổng công ty ĐSVN vẫn duy trì tổ chức chạy 2 đôi tàu Hà Nội – Nha Trang (SE1/2, SE7/8); 5 đôi tàu khách Hà Nội - Sài Gòn và ngược lại (TN1/2, SE3/4, SE5/6, SE21/22, SE25/26) có chuyển tải hành khách giữa ga Sóng Thần và ga Biên Hòa; duy trì chạy 3 đôi tàu khách địa phương (Vinh – Sài Gòn, Quy Nhơn – Sài Gòn, Nha Trang – Sài Gòn).
Về vận tải hàng hóa
Cũng theo Tổng công ty ĐSVN, đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức vận chuyển hàng hóa từ các ga phía Bắc vào đến ga Bình Thuận và ngược lại.
Cụ thể; hàng hóa tại khu vực phía Nam được tổ chức xếp dỡ tại các ga Long Khánh, Trảng Bom, Hố Nai. Do năng lực xếp dỡ tại các ga này hạn chế, các Công ty CP Vận tải đường sắt sẽ chủ động thông báo và trao đổi với khách hàng tìm phương án trả hàng sớm nhất, không để đọng dỡ...
Trước đó, trưa ngày 20/3/2016, chiếc sà lan gần 1 nghìn tấn đâm sập trụ cầu Ghềnh (tại km 1699+860 thuộc khu gian Biên Hòa - Dĩ An), làm tê liệt giao thông đường sắt trên tuyến, ảnh hưởng đến việc tổ chức chạy tàu của 13 đôi tàu khách và 7 đôi tàu hàng trên tuyến.
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt, tính đến sáng nay 21/3/2016, đơn vị đã thực hiện chuyển tải 21 đoàn tàu với tổng số 5207 hành khách an toàn.
Đại diện đơn vị cho biết, bên cạnh việc triển khai các giải pháp trước mắt, để đảm bảo vận tải đường sắt liên tục thông suốt, trong thời gian khắc phục sự cố, Tổng công ty ĐSVN sẽ thực hiện việc điều chỉnh phương án chạy tàu phù hợp trên tuyến Bắc – Nam theo nguyên tắc điều chỉnh giảm thiểu ảnh hưởng đến lịch trình chạy tàu khách hiện hành, tránh gây ảnh hưởng đến hành khách.
Việc thay đổi lịch trình chạy tàu chủ yếu thực hiện đối với khu đoạn từ Nha Trang trở vào. Đồng thời đại diện đơn vị đường sắt cũng khẳng định hạn chế đến mức thấp nhất phiền hà cho hành khách và đưa ra phương án điều chỉnh.
Hành khách sẽ không phải thanh toán phí đổi, trả
Theo đó, hành khách có nhu cầu đổi trả vé liên quan đến việc chuyển tải hành khách, thay đổi lịch trình sẽ không phải thanh toán phí đổi, trả. Các công ty VTĐS, Chi nhánh Khai thác và các ga sẽ bố trí nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn hành khách đổi, trả vé, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho hành khách.
Đối với hành khách tiếp tục có nhu cầu đi lại bằng đường sắt, trong thời gian khắc phục sự cố không phải chỉ trả chi phí chuyển tải, các hoạt động bán vé và vận chuyển hành khách của Tổng công ty ĐSVN vẫn diễn ra bình thường.
Theo kế hoạch, Tổng công ty ĐSVN vẫn duy trì tổ chức chạy 2 đôi tàu Hà Nội – Nha Trang (SE1/2, SE7/8); 5 đôi tàu khách Hà Nội - Sài Gòn và ngược lại (TN1/2, SE3/4, SE5/6, SE21/22, SE25/26) có chuyển tải hành khách giữa ga Sóng Thần và ga Biên Hòa; duy trì chạy 3 đôi tàu khách địa phương (Vinh – Sài Gòn, Quy Nhơn – Sài Gòn, Nha Trang – Sài Gòn).
Về vận tải hàng hóa
Cũng theo Tổng công ty ĐSVN, đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức vận chuyển hàng hóa từ các ga phía Bắc vào đến ga Bình Thuận và ngược lại.
Cụ thể; hàng hóa tại khu vực phía Nam được tổ chức xếp dỡ tại các ga Long Khánh, Trảng Bom, Hố Nai. Do năng lực xếp dỡ tại các ga này hạn chế, các Công ty CP Vận tải đường sắt sẽ chủ động thông báo và trao đổi với khách hàng tìm phương án trả hàng sớm nhất, không để đọng dỡ...
Trước đó, trưa ngày 20/3/2016, chiếc sà lan gần 1 nghìn tấn đâm sập trụ cầu Ghềnh (tại km 1699+860 thuộc khu gian Biên Hòa - Dĩ An), làm tê liệt giao thông đường sắt trên tuyến, ảnh hưởng đến việc tổ chức chạy tàu của 13 đôi tàu khách và 7 đôi tàu hàng trên tuyến.
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt, tính đến sáng nay 21/3/2016, đơn vị đã thực hiện chuyển tải 21 đoàn tàu với tổng số 5207 hành khách an toàn.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ