Chị Lê Thị Thuỷ đang trọ ở Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) kể, hai vợ chồng chị đều là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội làm việc. Chị là nhân viên dọn vệ sinh cho một toà nhà chung cư cao cấp ở Hà Nội, lương 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị có thêm 3 triệu đồng/tháng nữa nhờ làm giúp việc theo giờ cho một số gia đình ở khu chung cư.
Chồng chị, nhân viên cho một gara bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô, lương 10 triệu đồng/tháng. Cộng cả lương, thưởng, thu nhập của cả hai vợ chồng một năm được 240 triệu đồng.
Nấu hai bữa cho 2 người lớn ăn chỉ hết 30.000 đồng/ngày
Chưa tính tiền thuê nhà, chi tiêu sinh hoạt hàng tháng, với số tiền 240 triệu đồng này thì phải mất 3-4 năm, anh chị mới gom đủ tiền để xây nhà ở quê - ngôi nhà mơ ước để khi nghỉ hưu anh chị về sống, còn đất thì bố mẹ chồng cho. Nếu trừ đi chi phí sinh hoạt thì phải ngoài 4 năm mới xây được nhà.
Vì thế, chị đã quyết định lên kế hoạch chi tiêu thật tiết kiệm, đặc biệt là với khoản tiền ăn uống chi tiêu hàng ngày, để làm sao cắt giảm được nhiều nhất có thể.
Cụ thể, hai vợ chồng xác định khi nào xây được nhà mới tính đến chuyện sinh con cái. Tạm thời cả hai đi thuê nhà, mỗi tháng hết 1,5 triệu đồng. Tiền điện, ga, nước, mắm, muối, bột giặt, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng,... mỗi tháng hết 500.000 đồng. Do làm gần nên chị đi xe đạp, còn chồng chị mỗi tháng cũng chỉ hết 100.000 đồng tiền xăng.
Riêng tiền ăn, chị cố gắng cân đối để đi chợ mua thức ăn hết khoảng 30.000 đồng cho hai bữa. Cụ thể, cứ sáng chủ nhật hàng tuần, chị đi bộ ra chợ đầu mối Dịch Vọng để mua toàn bộ thức ăn trong cả tuần với giá rất rẻ. Sau đó, chị chia cất thịt, cá, trứng,... thành các túi nhỏ để tủ lạnh sao cho đủ nấu 2 bữa/ngày, tuần 7 ngày sẽ có 14 bữa. Riêng rau củ thì mua hàng ngày cho tươi.
Ví như, tuần vừa rồi, chị đi chợ mua 1 kg thịt lợn ba chỉ giá 75.000 đồng (chia 4 bữa), 1 kg gà công nghiệp 35.000 đồng (chia 3 bữa), trứng gà công nghiệp một chục quả hết 22.000 đồng (chia 3 bữa), cá rô phi 1 kg loại nhỏ bằng 3 ngón tay hết 25.000 đồng (chia 2 bữa), đậu phụ 8 bìa 16.000 đồng (3 bữa, nhưng đậu thì ăn hôm nào mua hôm đó). Tổng số tiền hết 173.000 đồng.
Rau củ thì ăn ngày nào chị mua ngày đó, mỗi ngày hết khoảng 3.000 đồng. Cụ thể, rau cải canh, rau dền giá thường 2.000-3.000 đồng/mớ ăn được cả ngày, rau muống 2.000 đồng/mớ nhỏ, bầu giá 6.000 đồng/quả chia làm 2 bữa,...
Ra chợ đầu mối mua đồ ăn giá sẽ rẻ hơn nhiều so với chợ cóc và chợ dân sinh
Thịt, cá, trứng (món chính) dễ bảo quản, mà mua nhiều tại chợ đầu mối nhiều sẽ rẻ hơn mua lẻ tẻ 2-3 lạng. Hơn nữa, khi cân cũng đỡ bị hao hụt so với mua lẻ do cân thiếu.
Hai vợ chồng chị đi làm cả ngày nên buổi sáng chị nấu cơm cho chồng ăn, còn chị để vào hộp đem đi làm ăn trưa ăn. Buổi trưa, chồng chị ăn luôn ở chỗ làm. Tối về, hai vợ chồng cùng nấu ăn.
Suốt hai năm kiên trì thực hiện kế hoạch đi chợ với 30.000 đồng/ngày nên mỗi tháng, tiền thức ăn nhà chị chỉ hết 900.000 -1 triệu đồng. Tiền gạo không mất vì ố mẹ ở quê làm ruộng gửi lên cho. Cộng lại, cả tiền chi phi sinh hoạt, tiền trọ, mỗi tháng anh chị chi hết 3 triệu đồng, còn 15 triệu đồng đem gửi tiết kiệm để mua nhà.
Tiền mua sắm quần áo, giao lưu bạn bè hay về quê tiêu từ khoản tiền thưởng năng suất hàng tháng của chồng (trung bình mỗi tháng được 500 ngàn - 1 triệu đồng).
Chị Thuỷ chia sẻ, bạn bè cùng làm thấy chị đi chợ hết 30.000 đồng/ngày ai cũng ngạc nhiên, nghi ngờ với số đó thì sao đủ ăn. Vậy mà, chị đã làm được điều này gần 2 năm nay, thấy vừa đủ ăn, không thừa cũng không thiếu. Bữa cơm vẫn có đủ trứng, cá, thịt, rau củ,...
"Chẳng hạn, 1 kg thịt chia ra làm 4 bữa, mỗi bữa tính ra cũng 2,5 lạng rồi", chị nói. Quan trọng nhất là phải chịu khó đi chợ đầu mối để mua được thực phẩm với giá rẻ cho cả tuần, hay biết phân bổ đồ ăn sao cho hợp lý chứ ngày nào cũng cầm vỏn vẹn 30.000 đồng đi chợ thì rất khó mua, kiểu gì cũng thiếu trước hụt sau.
"Sau 1 năm 8 tháng thực hiện kế hoạch, chị đã có 2 quyển sổ tiết kiệm với số tiền là 300 triệu đồng, cộng với 70 triệu đồng của hồi môn, tiền mừng cưới nữa là 370 triệu đồng. Cứ đà này, chỉ cần cố hơn một năm nữa là kế hoạch xây nhà của vợ chồng chị sẽ thành công", chị khoe.
Chồng chị, nhân viên cho một gara bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô, lương 10 triệu đồng/tháng. Cộng cả lương, thưởng, thu nhập của cả hai vợ chồng một năm được 240 triệu đồng.
Nấu hai bữa cho 2 người lớn ăn chỉ hết 30.000 đồng/ngày
Chưa tính tiền thuê nhà, chi tiêu sinh hoạt hàng tháng, với số tiền 240 triệu đồng này thì phải mất 3-4 năm, anh chị mới gom đủ tiền để xây nhà ở quê - ngôi nhà mơ ước để khi nghỉ hưu anh chị về sống, còn đất thì bố mẹ chồng cho. Nếu trừ đi chi phí sinh hoạt thì phải ngoài 4 năm mới xây được nhà.
Vì thế, chị đã quyết định lên kế hoạch chi tiêu thật tiết kiệm, đặc biệt là với khoản tiền ăn uống chi tiêu hàng ngày, để làm sao cắt giảm được nhiều nhất có thể.
Cụ thể, hai vợ chồng xác định khi nào xây được nhà mới tính đến chuyện sinh con cái. Tạm thời cả hai đi thuê nhà, mỗi tháng hết 1,5 triệu đồng. Tiền điện, ga, nước, mắm, muối, bột giặt, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng,... mỗi tháng hết 500.000 đồng. Do làm gần nên chị đi xe đạp, còn chồng chị mỗi tháng cũng chỉ hết 100.000 đồng tiền xăng.
Riêng tiền ăn, chị cố gắng cân đối để đi chợ mua thức ăn hết khoảng 30.000 đồng cho hai bữa. Cụ thể, cứ sáng chủ nhật hàng tuần, chị đi bộ ra chợ đầu mối Dịch Vọng để mua toàn bộ thức ăn trong cả tuần với giá rất rẻ. Sau đó, chị chia cất thịt, cá, trứng,... thành các túi nhỏ để tủ lạnh sao cho đủ nấu 2 bữa/ngày, tuần 7 ngày sẽ có 14 bữa. Riêng rau củ thì mua hàng ngày cho tươi.
Ví như, tuần vừa rồi, chị đi chợ mua 1 kg thịt lợn ba chỉ giá 75.000 đồng (chia 4 bữa), 1 kg gà công nghiệp 35.000 đồng (chia 3 bữa), trứng gà công nghiệp một chục quả hết 22.000 đồng (chia 3 bữa), cá rô phi 1 kg loại nhỏ bằng 3 ngón tay hết 25.000 đồng (chia 2 bữa), đậu phụ 8 bìa 16.000 đồng (3 bữa, nhưng đậu thì ăn hôm nào mua hôm đó). Tổng số tiền hết 173.000 đồng.
Rau củ thì ăn ngày nào chị mua ngày đó, mỗi ngày hết khoảng 3.000 đồng. Cụ thể, rau cải canh, rau dền giá thường 2.000-3.000 đồng/mớ ăn được cả ngày, rau muống 2.000 đồng/mớ nhỏ, bầu giá 6.000 đồng/quả chia làm 2 bữa,...
Ra chợ đầu mối mua đồ ăn giá sẽ rẻ hơn nhiều so với chợ cóc và chợ dân sinh
Thịt, cá, trứng (món chính) dễ bảo quản, mà mua nhiều tại chợ đầu mối nhiều sẽ rẻ hơn mua lẻ tẻ 2-3 lạng. Hơn nữa, khi cân cũng đỡ bị hao hụt so với mua lẻ do cân thiếu.
Hai vợ chồng chị đi làm cả ngày nên buổi sáng chị nấu cơm cho chồng ăn, còn chị để vào hộp đem đi làm ăn trưa ăn. Buổi trưa, chồng chị ăn luôn ở chỗ làm. Tối về, hai vợ chồng cùng nấu ăn.
Suốt hai năm kiên trì thực hiện kế hoạch đi chợ với 30.000 đồng/ngày nên mỗi tháng, tiền thức ăn nhà chị chỉ hết 900.000 -1 triệu đồng. Tiền gạo không mất vì ố mẹ ở quê làm ruộng gửi lên cho. Cộng lại, cả tiền chi phi sinh hoạt, tiền trọ, mỗi tháng anh chị chi hết 3 triệu đồng, còn 15 triệu đồng đem gửi tiết kiệm để mua nhà.
Tiền mua sắm quần áo, giao lưu bạn bè hay về quê tiêu từ khoản tiền thưởng năng suất hàng tháng của chồng (trung bình mỗi tháng được 500 ngàn - 1 triệu đồng).
Chị Thuỷ chia sẻ, bạn bè cùng làm thấy chị đi chợ hết 30.000 đồng/ngày ai cũng ngạc nhiên, nghi ngờ với số đó thì sao đủ ăn. Vậy mà, chị đã làm được điều này gần 2 năm nay, thấy vừa đủ ăn, không thừa cũng không thiếu. Bữa cơm vẫn có đủ trứng, cá, thịt, rau củ,...
"Chẳng hạn, 1 kg thịt chia ra làm 4 bữa, mỗi bữa tính ra cũng 2,5 lạng rồi", chị nói. Quan trọng nhất là phải chịu khó đi chợ đầu mối để mua được thực phẩm với giá rẻ cho cả tuần, hay biết phân bổ đồ ăn sao cho hợp lý chứ ngày nào cũng cầm vỏn vẹn 30.000 đồng đi chợ thì rất khó mua, kiểu gì cũng thiếu trước hụt sau.
"Sau 1 năm 8 tháng thực hiện kế hoạch, chị đã có 2 quyển sổ tiết kiệm với số tiền là 300 triệu đồng, cộng với 70 triệu đồng của hồi môn, tiền mừng cưới nữa là 370 triệu đồng. Cứ đà này, chỉ cần cố hơn một năm nữa là kế hoạch xây nhà của vợ chồng chị sẽ thành công", chị khoe.
Theo Vietnamnet