Với tấm HCV Olympic, Hoàng Xuân Vinh nhận được tiền tỷ, nhưng con số này
không đáng là bao so với các quốc gia trong khu vực. Ảnh: Getty Images
không đáng là bao so với các quốc gia trong khu vực. Ảnh: Getty Images
Dĩ nhiên, mức thưởng của xạ thủ vừa đoạt HCV Olympic chưa tính đến số tiền khủng mà hàng loạt các mạnh thường quân đã chi ra. Lúc này, Hoàng Xuân Vinh đã được hứa thưởng ít nhất 3,2 tỷ đồng. Ngoài chế độ cứng của Tổng cục TDTT, anh còn nhận rất nhiều tiền từ các nhà tài trợ khác như Synotex, Động Lực, Galle Watch… Đó là chưa kể đãi ngộ từ đơn vị chủ quản Quân đội.
Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore treo thưởng lớn nhất Olympic
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, tiền thưởng của Hoàng Xuân Vinh vẫn kém xa. Nếu một VĐV của Indonesia giành HCV Olympic 2016, họ sẽ nhận ngay số tiền thưởng gần 380.000 USD, đồng thời là khoản trợ cấp suốt đời với mức 1.500 USD/tháng.
Đây là chính sách mới được Bộ thanh niên và thể thao Indonesia đề ra để khuyết khích các VĐV thi đấu thành công tại Olympic 2016, xóa tan ký ức buồn cách đây 4 năm. Tại Olympic 2012, lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, các VĐV của quốc gia này không giành được HCV nào.
Ngoài HCV, người đoạt HCB và HCĐ cho Indonesia sẽ nhận 150.000 USD và 70.000 USD tương ứng.
Mức lương tối thiểu tại thủ đô Jakarta chỉ là 235 USD/tháng, trong khi nhiều tỉnh xa người dân vẫn sống với mức dưới 2 USD/ngày. Nó cho thấy rằng, chính phủ Indonesia rất quan tâm đến vấn đề căn cơ của VĐV nên đã nỗ lực hết mình để giúp họ vẫn có thu nhập ngay cả khi chia tay sự nghiệp.
So sánh tiền thưởng cho HCV Olympic của Việt Nam so với một số nước
trên thế giới. Đồ họa: Trí Mai
trên thế giới. Đồ họa: Trí Mai
Trước khi giành HCV Olympic 2016 nội dung 10 m súng ngắn hơi nam, Hoàng Xuân Vinh từng vuột vàng ở ASIAD vì lỡ để súng “cướp cò” hay đoạt huy chương thế giới bằng… súng đi mượn.
Thái Lan đãi ngộ còn "khủng" hơn. Theo tờ Bangkok Post, VĐV cử tạ Sopita Tanasan sẽ nhận ngay 10 triệu baht (hơn 6 tỷ đồng) từ Quỹ Phát triển thể thao quốc gia với chiến tích đoạt HCV Olympic 2016. Ngoài ra, cô sẽ nhận thêm chừng 12 triệu baht nữa (hơn 7,2 tỷ đồng) từ các công ty tư nhân khác. Quốc gia này luôn có chính sách tốt cho VĐV nếu đạt thành tích cao nhưng nhiều trường hợp không chi tiền thưởng một lần, mà trải dần trong 20 năm để họ đảm bảo cuộc sống sau khi chia tay sự nghiệp.
Philippines cũng không kém cạnh khi tăng gấp đôi tiền thưởng so với cách đây 4 năm. VĐV đoạt HCV Olympic sẽ nhận 10 triệu peso, tương đương với gần 240.000 USD (hơn 5 tỷ đồng). Đó là chưa kể đến các nhà tài trợ hay mạnh thường quân khác. Còn Malaysia từng treo thưởng đến 1 thanh vàng (trị giá 600.000 USD) cho tấm HCV ở Olympic cách đây 4 năm. Năm nay, mức thưởng vẫn không có nhiều thay đổi.
Singapore từ lâu luôn có ngân sách rất dồi dào cho những người hùng thể thao của mình. Họ là cường quốc thể thao ở khu vực nhưng chưa có tên trên bảng vàng Olympic, vì thế nếu VĐV nào đứng trên bục cao nhất sẽ nhận được số tiền khổng lồ chừng 1 triệu đô la Singapore (750.000 USD, gần gấp 100 lần tiền thưởng Hoàng Xuân Vinh). Năm nay, hy vọng lớn nhất của quốc gia này tập trung vào kình ngư Joseph Schooling.
Muôn mặt tiền thưởng
Theo Fox Sports, ở Rido de Janeiro lần này nhiều quốc gia đã có hình thức treo thưởng độc đáo cho VĐV vô địch. Như Hàn Quốc, ngoài tiền mặt họ còn có thể được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định. Với Đức, nếu VĐV nào đoạt HCV họ sẽ thả sức uống bia và ăn xúc xích suốt đời.
Một số quốc gia như Anh, Thụy Điển, Na Uy, Croatia không có tiền thưởng cho VĐV. Ngược lại, Gruzia chi hơn 1,2 triệu USD nếu VĐV nào đoạt HCV mặc dù Chính phủ nước này đã phủ nhận thông tin trên. Một số quốc gia khác như Kazakhstan, Azerbaijan cũng sẵn sàng thưởng 250.000 USD cho tấm HCV Olympic.
Tiền thưởng cho HCV Olympic rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Hầu hết những
cường quốc thế thao đều chi không nhiều tiền cho những tấm huy chương.
cường quốc thế thao đều chi không nhiều tiền cho những tấm huy chương.
Theo Sport Maza, Trung Quốc chỉ thưởng 31.400 USD cho một tấm HCV Olympic. Tuy nhiên, những nhà vô địch của họ của họ thường nhận được thêm một căn hộ sang trọng và xe hơi từ các nhà tài trợ. HLV tuyển cử tạ Việt Nam Huỳnh Hữu Chí từng tiết lộ các đô cử Trung Quốc có thể sống sung túc nếu lên ngôi VĐQG (không cần Olympic). Hàng chục nhà tài trợ luôn xếp hạng để tiếp lửa cho VĐV.
Còn Mỹ là cường quốc thể thao, thường xuyên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương nhưng tiền thưởng cho VĐV rất hẻo, chỉ ở mức 25.000 USD cho HCV, ngang ngửa với Canada và Australia. Mặc dù với một số môn riêng như vật, nhà vô địch Olympic của Mỹ có thể nhận được 250.000 USD nếu lên ngôi ở Rio de Janeiro.
Bên cạnh đó, các VĐV của xứ cờ hoa phải chịu một khoản thuế lớn cho tiền thưởng huy chương Olympic. Thành thử ra, số tiền họ nhận được khi lên ngôi không đáng bao nhiêu. Như trường hợp của huyền thoại Michael Phelps, với 19 HCV Olympic, anh có thể nhận hơn 14 triệu USD nếu… có quốc tịch Singapore. Còn ở Mỹ, thực tế anh chỉ bỏ túi 450.000 USD cho chiến tích lẫy lừng này.
Những tấm HCV, được nhiều VĐV coi như món quà lưu niệm vô giá, đã không được làm bằng vàng tinh khiết kể từ Olympic 1908 tại London. Trong bối cảnh giá vàng lên tới 1,330 USD/ounce, dùng vàng thật tạo ra huy chương quá đắt đỏ với nhà tổ chức. Mỗi tấm HCV tại Rio chỉ có giá trị hơn 600 đô, với tỷ lệ 1,2% vàng thật, 7,4% đồng và 91.4% là bạc.
Theo Zing