Những phụ nữ không có con hoặc sinh con muộn sẽ có nguy cơ ung thư tử cung và mắc các bệnh tim mạch cao hơn những chị em khác.
Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ không có con hoặc trì hoãn việc có con có thể là một trong những lý do giải thích cho sự gia tăng các trường hợp ung thư tử cung ở Anh. Trong 10 năm qua, tỉ lệ chẩn đoán bệnh ung thư tử cung đã tăng 25% ở Anh và cho tới nay, mỗi năm có tới 8.700 ca bệnh mới.
Một báo cáo công bố ngày 17/2/2016 bởi tổ chức từ thiện nghiên cứu ung thư Anh cho thấy có sự gia tăng rõ rệt về các trường hợp ung thư nói chung. Số người được chẩn đoán mắc căn bệnh này ở Anh đã tăng 12% kể từ giữa những năm 90.
Tỷ lệ ung thư tử cung đã tăng từ 23/100.000 người trong năm 2001-2003 đến 29/100.000 người trong năm 2011-2013. Và ung thư tử cung đã trở thành loại ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ sau ung thư vú, ruột và phổi. Tỷ lệ ung thư vú cũng tăng lên, hiện đang ở mức 165/100.000 người.
Fiona Osgun, một nhân viên y tế tại tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh, chia sẻ với Daily Mail: "Sinh ít con hoặc sinh con muộn (sau 40 tuổi) có mối liên hệ với nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú và một số bệnh ung thư khác".
Khi mang thai và cho con bú, hormone estrogen giảm xuống, đồng thời hormone progesterone tăng lên. Các nhà khoa học tin rằng hormone estrogen này có thể gây ra sự phát triển của các khối u, còn progesterone có thể bảo vệ, chống lại bệnh ung thư. Do vậy, nếu sinh con muộn hoặc không sinh con, người phụ nữ sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn.
Tuy nhiên, bà cũng nói thêm rằng các yếu tố khác như không hút thuốc, không thừa cân, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư.
Từ năm 2013 đã có khoảng 352.200 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở Anh, trong đó có 179.000 nam giới vài 173.000 bệnh nhân là phụ nữ.
Các tổ chức y tế cũng cho biết, mặc dù nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng lên nhưng cơ hội sống sót của người bệnh cũng tăng. Nếu được chẩn đoán sớm, thực hiện các chương trình sàng lọc, kiểm tra tốt hơn và điều trị đúng phương pháp thì cơ hội sống sót của bệnh ung thư tăng gấp đôi so với 40 năm qua.
Nick Ormiston-Smith, chuyên gia thông tin thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết: "Tỉ lệ người mắc ung thư sẽ còn tăng nhưng tin tốt là có nhiều người bệnh sống sốt. Vẫn còn một biến thể rất lớn trong sự tồn tại giữa các loại ung thư khác nhau và có rất nhiều việc phải làm để đạt được tham vọng cho tới năm 2034 có thể cứu sống 3/4 bệnh nhân ung thư".
Bên cạnh đó, một nghiên cứu được ược trình bày tại Hiệp hội Đột quỵ Mỹ tại Los Angeles còn cho thấy, phụ nữ sinh con sau tuổi 40 sẽ có nhiều nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ so với những phụ nữ trẻ.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của hơn 72.000 phụ nữ và 3.300 trong số họ có thai muộn. Các nhà nghiên cứu so sánh mức độ bị đột quỵ, đau tim và tử vong liên quan đến tim mạch ở những đối tượng này trong hơn 12 năm theo dõi, so sánh giữa những người mang thai khi còn trẻ với người mang thai muộn.
Kết quả cho thấy rằng 2,4% phụ nữ mang thai ở độ tuổi trẻ có nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, con số này ở nhóm phụ nữ mang thai muộn sau tuổi 40 là 3,8%. Nguy cơ đột quỵ xuất huyết đã tăng từ 0,5% ở các bà mẹ trẻ đến 1% ở các bà mẹ lớn tuổi.
Nhóm phụ nữ trẻ có nguy cơ đau tim là 2,5%, còn ở nhóm phụ nữ mang thai muộn là 3%. Tương tự như vậy, những phụ nữ mang thai muộn có nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch là 3,9%, cao hơn 1,6% so với nhóm còn lại (nhóm còn lại có nguy cơ tử vong là 2,3%).
Giáo sư Adnan Qureshi, nhà nghiên cứu chính và giám đốc của Viện nghiên cứu tim mạch Zeenat Qureshi Stroke ở Minnesota cho biết: "Bây giờ, chúng ta biết rằng hậu quả của việc trì hoãn hoặc mang thai muộn. Những phụ nữ có thai muộn cần phải nhận thức được nguy cơ của họ và tiến hành các bước để cải thiện sức khỏe tim mạch của mình".
Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ không có con hoặc trì hoãn việc có con có thể là một trong những lý do giải thích cho sự gia tăng các trường hợp ung thư tử cung ở Anh. Trong 10 năm qua, tỉ lệ chẩn đoán bệnh ung thư tử cung đã tăng 25% ở Anh và cho tới nay, mỗi năm có tới 8.700 ca bệnh mới.
Một báo cáo công bố ngày 17/2/2016 bởi tổ chức từ thiện nghiên cứu ung thư Anh cho thấy có sự gia tăng rõ rệt về các trường hợp ung thư nói chung. Số người được chẩn đoán mắc căn bệnh này ở Anh đã tăng 12% kể từ giữa những năm 90.
Tỷ lệ ung thư tử cung đã tăng từ 23/100.000 người trong năm 2001-2003 đến 29/100.000 người trong năm 2011-2013. Và ung thư tử cung đã trở thành loại ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ sau ung thư vú, ruột và phổi. Tỷ lệ ung thư vú cũng tăng lên, hiện đang ở mức 165/100.000 người.
Fiona Osgun, một nhân viên y tế tại tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh, chia sẻ với Daily Mail: "Sinh ít con hoặc sinh con muộn (sau 40 tuổi) có mối liên hệ với nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú và một số bệnh ung thư khác".
Khi mang thai và cho con bú, hormone estrogen giảm xuống, đồng thời hormone progesterone tăng lên. Các nhà khoa học tin rằng hormone estrogen này có thể gây ra sự phát triển của các khối u, còn progesterone có thể bảo vệ, chống lại bệnh ung thư. Do vậy, nếu sinh con muộn hoặc không sinh con, người phụ nữ sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn.
Tuy nhiên, bà cũng nói thêm rằng các yếu tố khác như không hút thuốc, không thừa cân, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư.
Từ năm 2013 đã có khoảng 352.200 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở Anh, trong đó có 179.000 nam giới vài 173.000 bệnh nhân là phụ nữ.
Các tổ chức y tế cũng cho biết, mặc dù nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng lên nhưng cơ hội sống sót của người bệnh cũng tăng. Nếu được chẩn đoán sớm, thực hiện các chương trình sàng lọc, kiểm tra tốt hơn và điều trị đúng phương pháp thì cơ hội sống sót của bệnh ung thư tăng gấp đôi so với 40 năm qua.
Nick Ormiston-Smith, chuyên gia thông tin thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết: "Tỉ lệ người mắc ung thư sẽ còn tăng nhưng tin tốt là có nhiều người bệnh sống sốt. Vẫn còn một biến thể rất lớn trong sự tồn tại giữa các loại ung thư khác nhau và có rất nhiều việc phải làm để đạt được tham vọng cho tới năm 2034 có thể cứu sống 3/4 bệnh nhân ung thư".
Bên cạnh đó, một nghiên cứu được ược trình bày tại Hiệp hội Đột quỵ Mỹ tại Los Angeles còn cho thấy, phụ nữ sinh con sau tuổi 40 sẽ có nhiều nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ so với những phụ nữ trẻ.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của hơn 72.000 phụ nữ và 3.300 trong số họ có thai muộn. Các nhà nghiên cứu so sánh mức độ bị đột quỵ, đau tim và tử vong liên quan đến tim mạch ở những đối tượng này trong hơn 12 năm theo dõi, so sánh giữa những người mang thai khi còn trẻ với người mang thai muộn.
Kết quả cho thấy rằng 2,4% phụ nữ mang thai ở độ tuổi trẻ có nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, con số này ở nhóm phụ nữ mang thai muộn sau tuổi 40 là 3,8%. Nguy cơ đột quỵ xuất huyết đã tăng từ 0,5% ở các bà mẹ trẻ đến 1% ở các bà mẹ lớn tuổi.
Nhóm phụ nữ trẻ có nguy cơ đau tim là 2,5%, còn ở nhóm phụ nữ mang thai muộn là 3%. Tương tự như vậy, những phụ nữ mang thai muộn có nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch là 3,9%, cao hơn 1,6% so với nhóm còn lại (nhóm còn lại có nguy cơ tử vong là 2,3%).
Giáo sư Adnan Qureshi, nhà nghiên cứu chính và giám đốc của Viện nghiên cứu tim mạch Zeenat Qureshi Stroke ở Minnesota cho biết: "Bây giờ, chúng ta biết rằng hậu quả của việc trì hoãn hoặc mang thai muộn. Những phụ nữ có thai muộn cần phải nhận thức được nguy cơ của họ và tiến hành các bước để cải thiện sức khỏe tim mạch của mình".
Theo Afamily/ trí thức trẻ