Công nghệ robot tiên tiến đã giúp các nhà khoa học khi lại những hình ảnh chưa từng xuất hiện từ trước tới nay ở ngọn núi dưới đại dương cao nhất nước Anh.
Những hình ảnh cắt từ clip cho thấy thế giới đa dạng dưới biển với những sinh vật kì dị, bao gồm san hô, cá thầy tu và những sinh vật chưa từng “biết mặt đặt tên”.
Đoạn clip quay ở vùng đông bắc Ấn Độ Dương và ở độ sâu hơn 800m dưới mực nước biển. Có những phần san hô cao tới 2m.
Dự án mang tên Deep Links được thực hiện bởi Học viện Hải dương Plymouth hợp tác cùng đại học Oxford. Các nhà khoa học giải thích trước đây công nghệ hạn chế nên rất khó ghi lại những hình ảnh dưới đáy biển. Tuy nhiên với Thiết bị Tự động Isis (ROV), các nhà nghiên cứu hoàn toàn làm chủ thế giới dưới đáy đại dương.
Đoạn clip cho thấy một cái nhìn hoàn toàn mới về những sinh vật kì dị dưới biển. Chất lượng hình ảnh rất rõ nét khiến mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến. Nhóm nghiên cứu phát biểu: “Chúng tôi sẽ dành 2 năm để đánh giá thông tin và tìm hiểu mối liên hệ giữa các loài tại nhiều địa điểm khác nhau dưới nước”.
Ngoài robot ROV, các nhà nghiên cứu sử dụng Autosub 6000, một robot tự động vẽ lại bản đồ phân giải cao các ngọn núi dưới nước.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều sinh vật dưới đáy biển có chức năng kiến tạo môi trường sống cho động vật khác. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi con người, chẳng hạn như hoạt động khai thác dưới biển.
Theo Dân Việt