Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại

Trên mặt vách đá, có thể nhìn thấy từ Con đường tơ lụa cổ đại là khoảng trống lớn mà trước đây từng thuộc về hai bức tượng Phật đồ sộ.

.Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại-1
Khu vực tượng Phật bị phá hủy. Ảnh: Alessandro Balsamo/Wikimedia

Vào năm 2001, những bức tượng gần 1.500 năm tuổi đã bị Taliban phá hủy, làm rung chuyển toàn thế giới.

Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại-2
Hai người phụ nữ đi ngang qua nơi tọa lạc của một trong những tượng Phật cổ xưa ở Bamiyan. Ảnh: DVIDSHUB/Flickr

Trong một thời gian dài, Phật giáo là một tôn giáo quan trọng ở tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Á, được du nhập từ đầu thời kỳ Kushan, vào thế kỷ thứ nhất.

Dọc theo Con đường tơ lụa, khu vực quanh thị trấn Bamiyan, là một số tu viện Phật giáo, nhà nguyện và khu bảo tồn được xây dựng bên trong các hang động được khoét sâu trong vách núi đá. Tại đây vẫn còn sót lại những bức tranh tường và tượng Phật đáng kinh ngạc.

Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại-3
Bức tượng Phật cao 53m ở Bamiyan, Afghanistan, bị phá hủy vào năm 2001. Ảnh: Đại sứ quán Afghanistan

Hai bức tượng nổi bật nhất là tượng Phật khổng lồ bị phá hủy vào năm 2001. Bức tượng lớn hơn cao 53m và là một trong những tượng Phật đứng lớn nhất trên thế giới. Bức tượng còn lại cũng rất lớn và cao 36m. Cả hai hình đều được chạm khắc nổi vào các hốc của vách đá.

Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại-4
Tượng Phật Bamiyan được chụp năm 1975. Ảnh: Pierre Le Bigot/Flickr

Phần thân chính được đẽo trực tiếp từ vách đá sa thạch, nhưng các chi tiết được tạo mô hình bằng bùn trộn với rơm, phủ bằng vữa. Lớp phủ này đã bị mòn từ lâu, nhưng vẫn giúp làm nổi bật các biểu cảm trên khuôn mặt, bàn tay và các nếp gấp của áo choàng của tác phẩm.

Cả hai bức tượng ban đầu đều được sơn - bức lớn hơn màu đỏ son và bức nhỏ hơn có nhiều màu. Khu vực gần đầu của cả hai tượng Phật và khu vực xung quanh bàn chân của Đức Phật lớn hơn đều được chạm khắc tinh xảo.

Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại-5
Các chi tiết trên tượng đều được chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Pierre Le Bigot/Flickr

Phần lớn những gì các nhà sử học biết về các tác phẩm điêu khắc Phật hoành tráng này đến từ chuyến hành hương của nhà sư Trung Quốc có tên Huyền Trang, người đã đến Bamiyan vào thế kỷ thứ 7.

Sư thầy mô tả Bamiyan là một trung tâm Phật giáo hưng thịnh "với hơn mười tu viện và hơn một nghìn nhà sư". Ông cũng lưu ý rằng cả hai tượng Phật đều được trang trí bằng "màu vàng rực rỡ và được trang trí bằng những viên đá quý rực rỡ".

Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại-6
Hình ảnh trước và sau khi tượng Phật bị phá hủy. Ảnh: A Lezine/UNESCO

Các tác phẩm điêu khắc về Đức Phật được chạm khắc vào vách đá từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Đây có lẽ là những địa danh văn hóa nổi tiếng nhất của khu vực thu hút nhiều khách hành hương từ khắp nơi.

Số phận bi thảm 2 tượng Phật khổng lồ trên con đường tơ lụa cổ đại-7
Các tu viện trong vách đá của thung lũng Bamiyan. Ảnh: Babak Fakhamzadeh/Flickr

Tuy nhiên, sự xung đột giữa các tôn giáo khiến cho hai tác phẩm điêu khắc trên phải chịu một kết cục buồn.

Sau khi bị phiến quân Taliban đặt bom phá hủy, một số hang động và bức tranh tường mới đã được phát hiện, bao gồm cả những mảnh vỡ của một tượng Phật nằm dài 19m chưa từng được biết đến trước đây.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/so-phan-bi-tham-cua-hai-tuong-phat-khong-lo-tren-con-duong-to-lua-co-dai-2104993.html?fbclid=IwAR1W412FykxsDStZrcSCvH0ZgpaHVMloSWh7meEBwJ74iy5ztMz-Hso2Q-Q

địa điểm du lịch du khách

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao