Vòng giấu mặt - phần thi hấp dẫn nhất của chương trình Giọng hát Việt 2015 vừa kết thúc, để lại nhiều ấn tượng với người xem. Có rất nhiều thí sinh tài năng, cá tính, sở hữu giọng hát chất lượng, nhưng chỉ có 6 thí sinh xuất sắc được cả bốn huấn luyện viên cùng bấm chuông lựa chọn. Liệu ai trong số họ có khả năng đi đến đêm thi cuối cùng của Giọng hát Việt 2015?
Phùng Khánh Linh
Cô bé Phùng Khánh Linh gây ấn tượng với khán giả bởi ngoại hình "hạt tiêu" nhỏ bé, dễ thương của mình. Nhưng đối lập với ngoại hình ấy lại là một giọng hát khá chắc chắn và có lực, đúng như huấn luyện viên Mỹ Tâm từng nói: "Em bé nhưng giọng hát của em rất khủng!".
Trong màn trình diễn ca khúc Maps tại Vòng giấu mặt, Khánh Linh đã thể hiện một khả năng cảm nhạc rất tốt khi tạo ra nhiều giai điệu trên các chuỗi rap phrase nhanh.
Tất nhiên, nếu so sánh công bằng thì kĩ thuật và kinh nghiệm biểu diễn của Khánh Linh vẫn còn yếu hơn rất nhiều so với các thí sinh còn lại. Các nốt Bb4 (Si giáng quãng 4) và C#5 (Đô thăng quãng 5) của cô khá thiếu lực, nhả chữ nhiều lúc bị bẹt. Tuy nhiên, cô bé vẫn còn rất trẻ và đã bước đầu thế hiện được khả năng sân khấu tiềm ẩn của mình. Rất hi vọng, với chuyên môn vững vàng và thẩm mỹ tinh tế, huấn luyện viên Thu Phương sẽ đưa Khánh Linh đi xa hơn nữa.
Trần Ngọc Bảo Trâm
Đến từ Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo Trâm cũng là một thí sinh khá lợi thế, khi được chuẩn bị đầy đủ về các kiến thức âm nhạc bài bản theo trường lớp. Chọn một ca khúc khá quen thuộc và khó hát, nhưng Bảo Trâm vẫn làm chủ được và thể hiện một cách khá trôi chảy, mà theo lời huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng là: "Em hát không hề bị ảnh hưởng chút xíu nào cả, bởi một giọng ca mà rất dễ bị ảnh hưởng bởi các ca sĩ khác, thế hệ khác".
Bảo Trâm sở hữu trường hơi khá dài, nhưng legato của cô lại chưa mượt, còn thô và vẫn chưa có nhiều cá tính, đặc sắc, cảm xúc trong giọng hát, cũng như phong cách trình diễn. Tuy nhiên, việc được cả bốn huấn luyện viên cùng bấm chuông quay lại đã cho thấy cô hoàn toàn có tiềm năng lớn để đi tiếp vào các vòng tiếp theo và cạnh tranh cùng các thí sinh khác.
Nguyễn Kiều Anh
Trước khi đến với Giọng hát Việt, Nguyễn Kiều Anh đã là một ca sĩ chuyên nghiệp - ca nương của dòng nhạc ca trù. Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật và được học hành một cách bài bản về thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, lại sớm có điều kiện đi diễn khắp thế giới, nên Kiều Anh vốn đã được chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt, từ chuyên môn đến kinh nghiệm biểu diễn. Bởi vậy, sự xuất hiện của cô ngay lập tức đã "gây bão" với cả bốn vị huấn luyện viên.
Tuy cũng sở hữu loại giọng light lirico soprano (nữ cao trữ tình sáng, mảnh) như nhiều thí sinh nữ khác, nhưng âm sắc giọng của Kiều Anh lại đẹp hơn rất nhiều, tròn trịa, sáng và đầy đặn. Không những thế, Kiều Anh còn sở hữu một nền tảng kĩ thuật vô cùng đáng nể, mà ngay cả những huấn luyện viên ngồi dưới cũng chưa chắc đạt được.
Chỉ trong màn trình diễn ca khúc Rơi của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, cô đã tung ra vô số kĩ thuật khó, từ thanh nhạc cổ điển đến thanh nhạc cổ truyền dân tộc như mezza voce (kĩ thuật hát nửa giọng, nhè nhẹ đi một đường nốt lên cao mà vẫn giữ được tông), đổ hột (kĩ thuật khó của ca trù), aperggio (kĩ thuật hát tốc độ nhanh chậm trên nhiều cao độ lên xuống trong một làn hơi), piano (một dạng kĩ thuật hát nhỏ tiếng vừa phải), glissando (kĩ thuật vuốt nhanh tốc độ giọng hát), yodeling (kĩ thuật luyến láy liên tục từ trầm tới cao, một loại kĩ thuật khó của thanh nhạc phương Tây hiện đại).
Để có được hơi thở chắc chắn cùng khả năng kiểm soát giọng chuyên nghiệp, giúp sử dụng được các kĩ thuật khó như trên, Kiều Anh đã phải rèn luyện vô cùng bền bỉ, đúng như huấn luyện viên Thu Phương đã nói: "Có thể nói những luyến láy, sự chủ động trong tất cả những nốt cao, bỏ nhỏ, tiết chế giọng hát hay cột hơi quá tốt…tất cả các kĩ thuật thanh nhạc của em hay hình thức của em đều đơn giản mà đỉnh cao!". Còn huấn luyện viên Mỹ Tâm với hơn chục năm ca hát cũng phải ngậm ngùi thừa nhận: "Chị không thể ngờ một người có thể làm được (như em), chị không thể làm được như vậy!".
Chất giọng của Kiều Anh khiến người nghe liên tưởng tới ca sĩ Nhật Thủy, nhưng còn hoàn thiện hơn. Dù là giọng light lirico soprano, nhưng với sự linh hoạt vốn có, rất có thể Kiều Anh sẽ phát triển được thành coloratura soprano (nữ cao màu sắc) nếu rèn luyện nhiều hơn nữa,
Nhưng kĩ thuật chỉ là một phần, quan trọng hơn cả là thẩm mỹ và tư duy âm nhạc tinh tế của Kiều Anh. Rất ít ca sĩ có thể kết hợp tài tình giữa nhạc cổ truyền và pop đương đại như cô. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi giọng hát, kĩ thuật, mà còn yêu cầu rất cao ở sự tinh tế, tránh phô diễn quá đà.
Hình ảnh của Kiều Anh làm chúng ta nhớ tới diva Hà Trần, người nghệ sĩ indie đã tiên phong thành công trong việc kết hợp các chất liệu âm nhạc truyền thống và hiện đại để làm nên diện mạo dân gian đương đại của Việt Nam. Với khả năng biến hóa giọng hát và tư duy đa dạng như vậy, Kiều Anh chắc chắn sẽ tiến rất xa trên con đường âm nhạc, không chỉ trong chương trình Giọng hát Việt, mà còn trong chính sự nghiệp của cô.
Điểm đáng quý và trân trọng nhất ở Kiều Anh là cái tâm của người làm nghệ thuật, khi cô đã dám "mạnh miệng" đòi hỏi ở các huẩn luyện viên rằng: "Nếu em về đội của các anh, các chị, thì các anh, các chị sẽ làm gì để vừa có thể phát triển được cái đặc sắc đó (nhạc ả đào) của em, lại vừa có thể kết hợp được với nhạc mới?".
Nghĩa là cô đã ý thức được việc bảo tồn một dòng nhạc truyền thống của dân tộc và đổi mới nó theo hướng hiện đại, đại chúng hơn. Với tâm huyết và tư duy như vậy, Kiều Anh hoàn toàn xứng đáng với vị trí nổi bật nhất để tranh ngôi vị quán quân.
Phùng Khánh Linh
Cô bé Phùng Khánh Linh gây ấn tượng với khán giả bởi ngoại hình "hạt tiêu" nhỏ bé, dễ thương của mình. Nhưng đối lập với ngoại hình ấy lại là một giọng hát khá chắc chắn và có lực, đúng như huấn luyện viên Mỹ Tâm từng nói: "Em bé nhưng giọng hát của em rất khủng!".
Trong màn trình diễn ca khúc Maps tại Vòng giấu mặt, Khánh Linh đã thể hiện một khả năng cảm nhạc rất tốt khi tạo ra nhiều giai điệu trên các chuỗi rap phrase nhanh.
Trần Ngọc Bảo Trâm
Đến từ Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo Trâm cũng là một thí sinh khá lợi thế, khi được chuẩn bị đầy đủ về các kiến thức âm nhạc bài bản theo trường lớp. Chọn một ca khúc khá quen thuộc và khó hát, nhưng Bảo Trâm vẫn làm chủ được và thể hiện một cách khá trôi chảy, mà theo lời huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng là: "Em hát không hề bị ảnh hưởng chút xíu nào cả, bởi một giọng ca mà rất dễ bị ảnh hưởng bởi các ca sĩ khác, thế hệ khác".
Bảo Trâm sở hữu trường hơi khá dài, nhưng legato của cô lại chưa mượt, còn thô và vẫn chưa có nhiều cá tính, đặc sắc, cảm xúc trong giọng hát, cũng như phong cách trình diễn. Tuy nhiên, việc được cả bốn huấn luyện viên cùng bấm chuông quay lại đã cho thấy cô hoàn toàn có tiềm năng lớn để đi tiếp vào các vòng tiếp theo và cạnh tranh cùng các thí sinh khác.
Nguyễn Kiều Anh
Trước khi đến với Giọng hát Việt, Nguyễn Kiều Anh đã là một ca sĩ chuyên nghiệp - ca nương của dòng nhạc ca trù. Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật và được học hành một cách bài bản về thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, lại sớm có điều kiện đi diễn khắp thế giới, nên Kiều Anh vốn đã được chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt, từ chuyên môn đến kinh nghiệm biểu diễn. Bởi vậy, sự xuất hiện của cô ngay lập tức đã "gây bão" với cả bốn vị huấn luyện viên.
Tuy cũng sở hữu loại giọng light lirico soprano (nữ cao trữ tình sáng, mảnh) như nhiều thí sinh nữ khác, nhưng âm sắc giọng của Kiều Anh lại đẹp hơn rất nhiều, tròn trịa, sáng và đầy đặn. Không những thế, Kiều Anh còn sở hữu một nền tảng kĩ thuật vô cùng đáng nể, mà ngay cả những huấn luyện viên ngồi dưới cũng chưa chắc đạt được.
Chỉ trong màn trình diễn ca khúc Rơi của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, cô đã tung ra vô số kĩ thuật khó, từ thanh nhạc cổ điển đến thanh nhạc cổ truyền dân tộc như mezza voce (kĩ thuật hát nửa giọng, nhè nhẹ đi một đường nốt lên cao mà vẫn giữ được tông), đổ hột (kĩ thuật khó của ca trù), aperggio (kĩ thuật hát tốc độ nhanh chậm trên nhiều cao độ lên xuống trong một làn hơi), piano (một dạng kĩ thuật hát nhỏ tiếng vừa phải), glissando (kĩ thuật vuốt nhanh tốc độ giọng hát), yodeling (kĩ thuật luyến láy liên tục từ trầm tới cao, một loại kĩ thuật khó của thanh nhạc phương Tây hiện đại).
Để có được hơi thở chắc chắn cùng khả năng kiểm soát giọng chuyên nghiệp, giúp sử dụng được các kĩ thuật khó như trên, Kiều Anh đã phải rèn luyện vô cùng bền bỉ, đúng như huấn luyện viên Thu Phương đã nói: "Có thể nói những luyến láy, sự chủ động trong tất cả những nốt cao, bỏ nhỏ, tiết chế giọng hát hay cột hơi quá tốt…tất cả các kĩ thuật thanh nhạc của em hay hình thức của em đều đơn giản mà đỉnh cao!". Còn huấn luyện viên Mỹ Tâm với hơn chục năm ca hát cũng phải ngậm ngùi thừa nhận: "Chị không thể ngờ một người có thể làm được (như em), chị không thể làm được như vậy!".
Chất giọng của Kiều Anh khiến người nghe liên tưởng tới ca sĩ Nhật Thủy, nhưng còn hoàn thiện hơn. Dù là giọng light lirico soprano, nhưng với sự linh hoạt vốn có, rất có thể Kiều Anh sẽ phát triển được thành coloratura soprano (nữ cao màu sắc) nếu rèn luyện nhiều hơn nữa,
Hình ảnh của Kiều Anh làm chúng ta nhớ tới diva Hà Trần, người nghệ sĩ indie đã tiên phong thành công trong việc kết hợp các chất liệu âm nhạc truyền thống và hiện đại để làm nên diện mạo dân gian đương đại của Việt Nam. Với khả năng biến hóa giọng hát và tư duy đa dạng như vậy, Kiều Anh chắc chắn sẽ tiến rất xa trên con đường âm nhạc, không chỉ trong chương trình Giọng hát Việt, mà còn trong chính sự nghiệp của cô.
Điểm đáng quý và trân trọng nhất ở Kiều Anh là cái tâm của người làm nghệ thuật, khi cô đã dám "mạnh miệng" đòi hỏi ở các huẩn luyện viên rằng: "Nếu em về đội của các anh, các chị, thì các anh, các chị sẽ làm gì để vừa có thể phát triển được cái đặc sắc đó (nhạc ả đào) của em, lại vừa có thể kết hợp được với nhạc mới?".
Nghĩa là cô đã ý thức được việc bảo tồn một dòng nhạc truyền thống của dân tộc và đổi mới nó theo hướng hiện đại, đại chúng hơn. Với tâm huyết và tư duy như vậy, Kiều Anh hoàn toàn xứng đáng với vị trí nổi bật nhất để tranh ngôi vị quán quân.
Đức Long
Theo Vietnamnet