Chocolate (sô cô la) có thể coi như một trong những loại đồ ăn được ưa thích nhất trên thế giới; nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng nó còn giúp cho tinh thần của chúng ta được hưng phấn hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, đằng sau nó lại là những câu chuyện về việc trẻ em bị đối xử như những nô lệ để phục vụ cho qui trình sản xuất loại thực phẩm này.

Sự thật đằng sau những lời quảng cáo giả dối

Trên thực tế, trường Milton Hershey luôn được biết đến là một trong những trung tâm giáo dục giàu nhất thế giới; được thành lập vào năm 1909, đây được coi như một trại trẻ mồ côi dành cho những cậu bé người Cáp-ca; tính tới thời điểm hiện tại, số lượng học viên đã lên tới con số hơn 2,000. Tuy nhiên, ngôi trường này thực chất sở hữu quyền kiểm soát công ty sản xuất chocolate Hershey, nơi bị cáo buộc rằng lạm dụng trẻ em để thu hoạch ca cao.

Trẻ em bị lạm dụng để đi thu hoạch ca cao.

Trên thực tế, ngoài Hershey còn có Mars và Nestle đã từng gặp phải sự khiếu nại của người dân tại California, họ cho rằng những doanh nghiệp này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi tung ra những thông tin quảng cáo sai lệch, giấu diếm việc sử dụng lao động trẻ em trên bao bì sản phẩm.

Khi những thước phim trở thành tiếng nói

Để lên tiếng kêu gọi tất cả mọi người chung tay chống lại tệ nạn này của xã hội, rất nhiều nhóm các nhà làm phim đã cho ra đời những thước phim tài liệu đầy tính thời sự. Chẳng hạn như bộ phim tài liệu Slavery: A Global Investigation tố cáo về việc loạt liên ngành sản xuất chocolate đã sử dụng trẻ em như những kẻ nô lệ để thu hoạch ca cao, phục vụ cho qui trình chế tạo sản phẩm. 

Trong quá trình thực hiện những thước phim này, đội ngũ sản xuất đã tiếp xúc với 19 thanh niên được giải phóng khỏi ách nô lệ bởi chính quyền của Bờ Biển Ngà và biết được quá trình trở thành nô lệ của ho. Trong suốt 6 tháng trời, họ luôn bị ép làm việc từ sáng sớm, đến tối muộn thì bị nhốt trong một chiếc lồng, mỗi người chỉ được phát 1 chiếc cốc bằng thiếc để đi tiểu và việc đánh đập trong tình trạng khỏa thân thì xảy ra thường xuyên.

151025tgnole2-663cb
Không những bị vắt kiệt sức lao động, những nô lệ trẻ em còn bị đối xử tàn nhẫn.

Khi bộ phim này được phát hành vào năm 2000, nó đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người, dấy lên một sự căm phẫn cũng như làn sóng phản đối mạnh mẽ với nạn lạm dụng lao động trẻ em. Một lẽ tất nhiên, những người cảm thấy kinh ngạc và hoang mang nhất chính là những công ty sản xuất chocolate. 

Cũng vào thời điểm này, Quốc Hội Mỹ đã nhanh chóng vào cuộc và soạn thảo ra yêu cầu Cục Quản Lý Dược Liên Bang phải dán nhãn "không sử dụng nô lệ" trên mỗi bao bì sản phẩm. Hành động này đã khiến 8 công ty sản xuất chocolate lớn nhất thế giới gồm Nestle, Mars và Hershey phải ký kết hiệp định không sử dụng lao động trẻ em vào năm 2005. 

Đã 15 năm trôi qua kể từ khi những thước phim gây phẫn nộ ấy được trình chiếu nhưng tình trạng lại còn trầm trọng hơn, theo báo cáo của Trung Tâm Phát triển Quốc Tế Payson của Đại học Tulane, thì số lượng lao động trẻ em bị sử dụng trong ngành công nghiệp này đã tăng lên đến 51% trong giai đoạn 2013 - 2014 so với giai đoạn 2008 - 2009. 

Tạm kết

Có một sự thật rõ ràng là đây không phải lần đầu tiện vấn đề nô lê trẻ em được đề cập đến, nó đã tồn tại từ rất nhiều thập kỉ. Trẻ em luôn được coi như những hy vọng, tương lai của mọi quốc gia; thay vì bị đối xử tệ bạc và hành hạ dã man thì các em nên được bảo vệ bởi nhân quyền để có thể phát triển trong những điều kiện tốt nhất. 

Không chỉ riêng Mỹ mà tất cả các quốc gia nên có một cái nhìn thực tế hơn để giải quyết tình trạng này một cách triệt để. Những nhà cầm quyền nên có một thái độ đúng đắn cũng như có những hành động quyết liệt hơn để thực sự giải phóng trẻ em thoát khỏi kiếp nô lệ tù túng.

Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ