Đại đa số du khách nghĩ rằng hàng miễn thuế là cơ hội không thể bỏ qua khi được bán với mức giá gốc, không bị tính các loại thuế của quốc gia sở tại. Nhưng các chuyên gia về mua sắm đã chỉ ra những sự thật gây sốc về hàng miễn thuế khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Trên thực tế, hàng miễn thuế không phải lúc nào cũng là hàng rẻ, bởi cửa hàng đặt trong sân bay tuy không phải chịu thuế đánh lên hàng hóa nhưng lại phải chi trả mức thuê mặt bằng không hề rẻ, sân bay càng nổi tiếng thì mức giá càng cao. Do đó, hàng miễn thuế đôi khi có giá còn cao hơn cả ở cửa hàng. Chúng thường sẽ có mức giá không hề thống nhất.
Ví dụ, chai nước hoa này có giá 84 USD trong các cửa hàng chính hãng thông thường. Tuy nhiên, giá bán trong cửa hàng miễn thuế tại sân bay lại khác nhau: ở New York là 82 USD, Dubai là 114 USD, Tokyo là 73 USD. Như vậy, mua ở cửa hàng miễn thuế ở Dubai còn cao hơn nhiều so với mua ở cửa hàng.
Hay như chai nước hoa Gucci Flora có giá niêm yết là 119 USD trên web, mua ở sân bay miễn thuế ở Delhi là 107 USD nhưng ở Amsterdam lại là 145 USD, cao hơn nhiều. Do đó, bạn cần tỉnh táo, đối chiếu giữa các mức giá để có một sự lựa chọn thông minh.
Ngoài niềm tin về mức giá rẻ, nhiều người còn ưu tiên dùng hàng miễn thuế vì nghĩ rằng lọt được vào sân bay đều phải là hàng hóa đảm bảo chất lượng, được kiểm định chất lượng, còn mua hàng ở ngoài vẫn có tỷ lệ rủi ro nhất định do hàng giả. Nhưng thực tế rằng, rất nhiều hàng hóa ở sân bay được nhập thẳng từ cửa hàng bên ngoài nên không thể chắc chắn 100% rằng chúng luôn luôn là hàng thật. Hay nói cách khác, mua trong sân bay có tỷ lệ rủi ro ngang với mua ở ngoài.
Một nhược điểm nữa của hàng miễn thuế chính là nhân viên bán hàng không có chuyên môn cao như ở trong các cửa hàng chính hãng.
Ví dụ, bạn muốn mua mỹ phẩm chăm sóc da hay nước hoa, nhân viên trong sân bay thường khó có thể tư vấn cho bạn chuyên nghiệp và kỹ lưỡng về loại da, độ bám mùi... như trong các cửa hàng bình thường. Bởi lẽ, cửa hàng miễn thuế thường là một tổ hợp nhiều loại mặt hàng, nhiều hãng khác nhau. Nhân viên thường chỉ có thể tư vấn nhanh cho bạn về tình trạng hàng bởi họ phải tiếp rất nhiều khách.
Kể cả với những hãng đặt được cửa hàng tại sân bay mà không phải bán chung trong tổ hợp thì điều này cũng không khá hơn là bao. Sự thật là các hãng ưu tiên những người sống gần sân bay nhất và họ không được trả công hậu hĩnh hơn những nhân viên bán hàng thông thường.
Tuy vậy, hàng miễn thuế sẽ vẫn là một món hời nếu bạn là một người tiêu dùng thông minh, biết một vài nguyên tắc và bí mật. Một trong số đó là quy tắc tính giá thành các mặt hàng được tính toán dựa trên hai yếu tố: địa điểm và tỷ giá hối đoái tại địa phương. Ngoài ra, nhiều chuyên gia săn hàng chỉ ra rằng, mua đồ điện tử giá tốt tại các cửa hàng miễn thuế châu Á trong khi hóa mỹ phẩm rẻ nhất thường tập trung tại những sân bay Tây Âu.
Dưới đây là tỷ lệ phần trăm hàng miễn thuế tại các sân bay có thể rẻ hơn giá niêm yết:
Theo Ngôi Sao