Đó là khẳng định của ông Nguyễn Huy Tiền – Phó Chủ tịch UBND xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) và bà con nơi đây, trước thông tin một số báo phản ánh rau an toàn (RAT) phun thuốc kích thích 3 ngày đã thu hoạch… vừa qua.
Sự thực về thuốc “siêu tăng trưởng”
Vài ngày qua, từ khi thông tin rau cần an toàn ở Khai Thái phun thuốc “siêu tăng trưởng” chỉ 3 ngày là cho thu hoạch lên báo, bà con nơi đây vừa bức xúc, vừa lo âu. Họ lo một thương hiệu đã được xây dựng có thể sẽ mất uy tín và buồn về việc mình làm bị hiểu sai. Để hiểu rõ thực hư về “thần dược” này, chúng tôi đã tìm về Khai Thái. Khác với những ngày trước, không khí chăm sóc, thu hoạch trên cánh đồng 30ha này trầm lắng hẳn, chỉ còn lác đác vài hộ đang thu hoạch rau vì ế ẩm…
Ông Nguyễn Huy Tiền – Phó Chủ tịch UBND xã Khai Thái cho biết, cây rau cần được trồng ở đây đã hơn chục năm nay và nhiều năm qua trở thành cây trồng chính, có giá trị kinh tế cao (lên đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm). Nhờ có rau cần mà đời sống của người dân đã không ngừng được cải thiện, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo và xây dựng NTM của địa phương.
“Nhận thấy đây là một thế mạnh, nên xã đã cho thành lập HTX Phú Xuân nhằm cung ứng vật tư, tuyên truyền khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cần cho bà con, đặc biệt là việc áp dụng quy trình VietGAP, RAT vào sản xuất. Nhờ đó, năm 2015, rau cần Khai Thái đã được bảo hộ thương hiệu tập thể” – ông Tiền cho biết.
Trao đổi với chúng tôi về thông tin báo chí nêu về việc bà con nơi đây đã sử dụng “thần dược Ga3” phun cho rau cần chỉ 3 ngày sau là có thể thu hoạch được, ông Tiền cho biết, Ga3 là một loại thuốc kích thích tăng trưởng lá, nồng độ nhẹ, có tác dụng giúp lá phát triển xanh tốt hơn chứ không phải “thần dược” gì cả. “Đây là thuốc nằm trong danh mục cho phép.
Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến cáo người dân dùng loại này, bởi trên bao bì cho ghi thời gian cách ly ngắn (3 ngày). Song theo tôi được biết, thuốc có thời gian cách ly càng ngắn, lượng độc tố càng nhẹ. Không có chuyện như báo chí viết luống rau đang thấp, mà chỉ cần phun 3 ngày là rau lên cao có thể thu hoạch được. Nói vậy là không chính xác, chưa hiểu rõ bản chất, thông tin ghi trên bao bì thuốc. Có lẽ cũng chẳng có “thần dược” nào lại làm được điều kỳ diệu này” – ông Tiền nói.
Ngay sau khi có thông tin rau cần phun “thần dược”, ngày 21.4 UBND huyện Phú Xuyên, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, BVTV huyện, do ông Trần Hữu Thước – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên làm trưởng đoàn đã mời 3 nhà báo có bài viết : “Sự thật khủng khiếp ở vựa RAT cung ứng chợ đầu mối Thủ đô” về UBND xã Khai Thái làm việc. “Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi, theo đó UBND xã thừa nhận việc người dân sử dụng Ga3 là có, nhưng loại thuốc này không độc hại. Việc người dân đưa phân tươi ra đồng là có, nhưng đưa ra để ủ chứ không phải bón cho rau, bởi bón phân tươi rau sẽ chết. Các nhà báo cũng đã thừa nhận việc kiểm chứng thông tin chưa sát” – ông Tiền cho hay.
Bà Nguyễn Thị Hảo (xã Khai Thái) cho biết, rau cần là loại rau nước nên sâu bệnh rất ít, có khi 2 – 3 tháng chưa phải phun thuốc, chủ yếu vào mùa đông, sương muối nhiều người dân phun thuốc chống sương, chứ thuốc trừ sâu hầu như phun rất ít và cũng chỉ phun những loại thuốc sinh học theo tiêu chuẩn RAT chứ không ai phun thuốc ngoài danh mục.
“Làm rau cần mà phun nhiều loại thuốc như báo viết, thì còn đâu làm lãi. Thuốc Ga3 là phân bón lá, chứ không phải thuốc tăng trưởng, nên không có chuyện phun 3 ngày có thể thu hoạch được. Nếu ai cũng phun vậy thì lượng cung nhiều, bán cho ai, ai mua. Còn việc báo phản ánh bà con bón phân tươi, nói như vậy là chưa hiểu về kỹ thuật trồng trọt. Rau cần hay nhiều loại rau khác như cải, xà lách… đều phải bón phân hoai mục. Vì bón phân tươi rất nóng, rau sẽ bị chết vàng, thối gốc ngay” – bà Hảo khẳng định.
Không dại bỏ “thuốc độc” vào “nồi cơm”
Bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Khai Thái cho biết, trồng loại rau gì cũng thế, đều phải phun thuốc khi rau có sâu hoặc bị nhiễm bệnh, song không phải vậy mà rau không sạch. Bà Hoa lý giải: “Cả làng chúng tôi làm RAT, chủ yếu phun các loại thuốc BVTV sinh học nằm trong danh mục, thân thiện với môi trường, đúng liều lượng. Đúng là thuốc Ga3 có ghi thời gian cách ly là 3 ngày, nhưng thông thường chúng tôi phun 10-15 ngày mới thu hoạch, chứ chẳng ai phun 3 ngày thu hoạch cả. Đây là “nồi cơm” của cả làng chẳng ai dại gì bỏ “thuốc độc” vào”.
Bà Hoa cho biết thêm, việc giám sát quy trình sản xuất, phun thuốc BVTV, bón phân, tưới nước được HTX, cán bộ khuyến nông xã thực hiện rất nghiêm ngặt, thường xuyên có người tuần tra, nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm, bằng cách không được tham gia trồng RAT nữa. “Từ trước tới nay có 5 hộ bị phạt, không cho sản xuất RAT nữa do vi phạm quy trình. Những năm gần đây, ý thức của người dân đã được nâng lên, không ai dám phun thuốc ngoài danh mục. Không có chuyện trồng 2 luống rau, luống cho gia đình ăn, luống bán đâu. Ở đây, ngày nào chúng tôi chẳng ăn rau cần. Không biết có phải do ảnh hưởng của bài báo hay không, nhưng giá rau cần mấy ngày nay đã giảm từ 5.000 đồng/kg, xuống còn 2.000 – 3.000 đồng/kg”- bà Hoa bộc bạch.
Anh Nguyễn Văn Thịnh ở xã Khai Thái, người đã gắn bó với cây rau cần gần 20 năm nay khẳng định, khoảng gần 10 năm trước, người dân có sử dụng một số loại thuốc của Trung Quốc để trừ sâu bệnh, kích thích, nhưng khi phun vào cây rau lá úa, cây chuyển sang màu đỏ tím, già cứng, không ai mua, nên chẳng ai dùng nữa. “Chúng tôi bây giờ chỉ dùng thuốc sinh học, bởi dùng thuốc này không độc hại cho người sử dụng, môi trường và chính chúng tôi khi phun. Còn nước tưới 100% đều lấy từ giếng khoan” – anh Thịnh nói.
Lý giải về một số bao bì thuốc BVTV mà báo chí đã nêu, ông Tiến cho biết: “Do cánh đồng cần, lúa và các hoa màu gần nhau, có thể người dân phun từ lâu rồi vứt vào thùng rác những chưa được tiêu hủy. Chứ chưa hẳn có bao bì là khẳng định người dân phun cho rau cần” – ông Tiến lý giải.
Sự thực về thuốc “siêu tăng trưởng”
Vài ngày qua, từ khi thông tin rau cần an toàn ở Khai Thái phun thuốc “siêu tăng trưởng” chỉ 3 ngày là cho thu hoạch lên báo, bà con nơi đây vừa bức xúc, vừa lo âu. Họ lo một thương hiệu đã được xây dựng có thể sẽ mất uy tín và buồn về việc mình làm bị hiểu sai. Để hiểu rõ thực hư về “thần dược” này, chúng tôi đã tìm về Khai Thái. Khác với những ngày trước, không khí chăm sóc, thu hoạch trên cánh đồng 30ha này trầm lắng hẳn, chỉ còn lác đác vài hộ đang thu hoạch rau vì ế ẩm…
Bà Nguyễn Thị Hoa, xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, việc kiểm soát quy trình phun thuốc BVTV, bón phân, tưới nước được HTX, cán bộ khuyến nông tiến giám sát rất chặt chẽ, nếu vi phạm sẽ bị cấm trồng RAT. Ảnh: V.T
Ông Nguyễn Huy Tiền – Phó Chủ tịch UBND xã Khai Thái cho biết, cây rau cần được trồng ở đây đã hơn chục năm nay và nhiều năm qua trở thành cây trồng chính, có giá trị kinh tế cao (lên đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm). Nhờ có rau cần mà đời sống của người dân đã không ngừng được cải thiện, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo và xây dựng NTM của địa phương.
“Nhận thấy đây là một thế mạnh, nên xã đã cho thành lập HTX Phú Xuân nhằm cung ứng vật tư, tuyên truyền khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc rau cần cho bà con, đặc biệt là việc áp dụng quy trình VietGAP, RAT vào sản xuất. Nhờ đó, năm 2015, rau cần Khai Thái đã được bảo hộ thương hiệu tập thể” – ông Tiền cho biết.
Trao đổi với chúng tôi về thông tin báo chí nêu về việc bà con nơi đây đã sử dụng “thần dược Ga3” phun cho rau cần chỉ 3 ngày sau là có thể thu hoạch được, ông Tiền cho biết, Ga3 là một loại thuốc kích thích tăng trưởng lá, nồng độ nhẹ, có tác dụng giúp lá phát triển xanh tốt hơn chứ không phải “thần dược” gì cả. “Đây là thuốc nằm trong danh mục cho phép.
Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến cáo người dân dùng loại này, bởi trên bao bì cho ghi thời gian cách ly ngắn (3 ngày). Song theo tôi được biết, thuốc có thời gian cách ly càng ngắn, lượng độc tố càng nhẹ. Không có chuyện như báo chí viết luống rau đang thấp, mà chỉ cần phun 3 ngày là rau lên cao có thể thu hoạch được. Nói vậy là không chính xác, chưa hiểu rõ bản chất, thông tin ghi trên bao bì thuốc. Có lẽ cũng chẳng có “thần dược” nào lại làm được điều kỳ diệu này” – ông Tiền nói.
Ngay sau khi có thông tin rau cần phun “thần dược”, ngày 21.4 UBND huyện Phú Xuyên, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, BVTV huyện, do ông Trần Hữu Thước – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên làm trưởng đoàn đã mời 3 nhà báo có bài viết : “Sự thật khủng khiếp ở vựa RAT cung ứng chợ đầu mối Thủ đô” về UBND xã Khai Thái làm việc. “Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi, theo đó UBND xã thừa nhận việc người dân sử dụng Ga3 là có, nhưng loại thuốc này không độc hại. Việc người dân đưa phân tươi ra đồng là có, nhưng đưa ra để ủ chứ không phải bón cho rau, bởi bón phân tươi rau sẽ chết. Các nhà báo cũng đã thừa nhận việc kiểm chứng thông tin chưa sát” – ông Tiền cho hay.
Bà Nguyễn Thị Hảo (xã Khai Thái) cho biết, rau cần là loại rau nước nên sâu bệnh rất ít, có khi 2 – 3 tháng chưa phải phun thuốc, chủ yếu vào mùa đông, sương muối nhiều người dân phun thuốc chống sương, chứ thuốc trừ sâu hầu như phun rất ít và cũng chỉ phun những loại thuốc sinh học theo tiêu chuẩn RAT chứ không ai phun thuốc ngoài danh mục.
“Làm rau cần mà phun nhiều loại thuốc như báo viết, thì còn đâu làm lãi. Thuốc Ga3 là phân bón lá, chứ không phải thuốc tăng trưởng, nên không có chuyện phun 3 ngày có thể thu hoạch được. Nếu ai cũng phun vậy thì lượng cung nhiều, bán cho ai, ai mua. Còn việc báo phản ánh bà con bón phân tươi, nói như vậy là chưa hiểu về kỹ thuật trồng trọt. Rau cần hay nhiều loại rau khác như cải, xà lách… đều phải bón phân hoai mục. Vì bón phân tươi rất nóng, rau sẽ bị chết vàng, thối gốc ngay” – bà Hảo khẳng định.
Không dại bỏ “thuốc độc” vào “nồi cơm”
Bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Khai Thái cho biết, trồng loại rau gì cũng thế, đều phải phun thuốc khi rau có sâu hoặc bị nhiễm bệnh, song không phải vậy mà rau không sạch. Bà Hoa lý giải: “Cả làng chúng tôi làm RAT, chủ yếu phun các loại thuốc BVTV sinh học nằm trong danh mục, thân thiện với môi trường, đúng liều lượng. Đúng là thuốc Ga3 có ghi thời gian cách ly là 3 ngày, nhưng thông thường chúng tôi phun 10-15 ngày mới thu hoạch, chứ chẳng ai phun 3 ngày thu hoạch cả. Đây là “nồi cơm” của cả làng chẳng ai dại gì bỏ “thuốc độc” vào”.
Bà Hoa cho biết thêm, việc giám sát quy trình sản xuất, phun thuốc BVTV, bón phân, tưới nước được HTX, cán bộ khuyến nông xã thực hiện rất nghiêm ngặt, thường xuyên có người tuần tra, nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm, bằng cách không được tham gia trồng RAT nữa. “Từ trước tới nay có 5 hộ bị phạt, không cho sản xuất RAT nữa do vi phạm quy trình. Những năm gần đây, ý thức của người dân đã được nâng lên, không ai dám phun thuốc ngoài danh mục. Không có chuyện trồng 2 luống rau, luống cho gia đình ăn, luống bán đâu. Ở đây, ngày nào chúng tôi chẳng ăn rau cần. Không biết có phải do ảnh hưởng của bài báo hay không, nhưng giá rau cần mấy ngày nay đã giảm từ 5.000 đồng/kg, xuống còn 2.000 – 3.000 đồng/kg”- bà Hoa bộc bạch.
Anh Nguyễn Văn Thịnh ở xã Khai Thái, người đã gắn bó với cây rau cần gần 20 năm nay khẳng định, khoảng gần 10 năm trước, người dân có sử dụng một số loại thuốc của Trung Quốc để trừ sâu bệnh, kích thích, nhưng khi phun vào cây rau lá úa, cây chuyển sang màu đỏ tím, già cứng, không ai mua, nên chẳng ai dùng nữa. “Chúng tôi bây giờ chỉ dùng thuốc sinh học, bởi dùng thuốc này không độc hại cho người sử dụng, môi trường và chính chúng tôi khi phun. Còn nước tưới 100% đều lấy từ giếng khoan” – anh Thịnh nói.
Lý giải về một số bao bì thuốc BVTV mà báo chí đã nêu, ông Tiến cho biết: “Do cánh đồng cần, lúa và các hoa màu gần nhau, có thể người dân phun từ lâu rồi vứt vào thùng rác những chưa được tiêu hủy. Chứ chưa hẳn có bao bì là khẳng định người dân phun cho rau cần” – ông Tiến lý giải.
Theo Dân Việt