6 tiếng trôi qua sau khoảnh khắc được đọc rap trước mặt tổng thống Mỹ Barack Obama - rapper trẻ Suboi chia sẻ cô vẫn chưa lấy lại được bình tĩnh. Trong mắt cô gái trẻ, đây không chỉ đơn thuần là dịp được đứng thể hiện tài năng trước mặt thần tượng, mà những lời chia sẻ của ông khiến cô càng có thêm niềm tin vào những gì mình đã và đang làm.
'Hôm nay là ngày lịch sử của đời tôi'
- Chị cảm thấy như thế nào khi may mắn được là một trong những bạn trẻ được đặt câu hỏi trực tiếp đến tổng thống Mỹ Barrak Obama?
- Ngay từ đầu buổi giao lưu, tôi liên tục giơ tay xin đặt câu hỏi nhưng lần lượt từng cơ hội bị bỏ lỡ. Khi được thông báo chỉ còn một câu cuối cùng, lúc đó tôi không thể giữ bình tĩnh được nữa mà bật dậy khỏi chỗ ngồi, cố hết sức giơ tay thật cao. (Cười) Có lẽ lúc đó gương mặt tôi cũng cũng thể hiện sự quyết liệt quá mạnh mẽ nên tạo được sự chú ý cho ông Obama.
Khi đến đây, tôi chỉ chuẩn bị một câu hỏi duy nhất vì biết chắn chắn các bạn khác cũng sẽ có những thắc mắc rất thú vị về xã hội, kinh tế, giáo dục, môi trường... Do đó, tôi chỉ muốn đóng góp một chút tiếng nói của văn nghệ sĩ.
- Khi được đề nghị thể hiện một đoạn rap, chị nghĩ đến điều gì đầu tiên?
- Tôi hoàn toàn bất ngờ trước lời đề nghị được nghe một đoạn rap từ ông. Nhưng nhờ vậy mà tôi bớt run khi có thể thoải mái thể hiện con người và cá tính của mình. Thật sự, khoảnh khắc đứng trước một người mà mình xem như thần tượng cũng như rất nhiều bạn trẻ khác, tôi khó có thể diễn tả được bằng lời. Cảm giác như đi trên mây và cho đến tận nhiều giờ sau đó, tôi vẫn chưa bình thường trở lại được. Hôm nay là một ngày lịch sử của đời tôi, thật sự không bao giờ quên được.
"Cảm giác này khó có thể diễn tả bằng lời". Ảnh: Chụp màn hình
- Vì sao chị chọn thể hiện bài rap "Trời cho" chứ không phải một sáng tác khác?
- Khi được yêu cầu, đây là ca khúc mà tôi nghĩ đến đầu tiên. Thật ra nếu có thời gian chuẩn bị, tôi vẫn không thay đổi lựa chọn của mình. Hoặc nếu người đề nghị không phải là Tổng thống Mỹ mà là một người bình thường khác, tôi vẫn thể hiện ca khúc này bởi đây là một sáng tác mà tôi rất tâm đắc.
Trời cho ra đời trong thời điểm đen tối nhất của cuộc đời, khi tôi bị quản lý nói sai sự thật về mình, lấy tiền bỏ chạy. Lúc đó mới thật sự biết ai ở lại bên mình để trân quý họ. Tôi tiếc vì không có nhiều thời gian giải thích ý nghĩa ca khúc này. Nhưng biết ông Obama phải đi sớm nên cố gắng nói tóm tắt đại ý nhanh nhất có thể.
- Cảm nhận của chị về ông Obama sau lần gặp và trò chuyện trực tiếp này như thế nào?
- Trước đây, tôi xem nhiều bài nói chuyện, phát biểu của ông ấy trên internet nên không có gì quá bất ngờ. Vẫn là một người rất thân thiện, gần gũi. Không ngờ, một người đàn ông quyền lực nhất thế giới lại làm những điều rất bình dân.
Do không cập nhật thông tin kịp nên tôi bỏ lỡ không hòa cùng mọi người xuống đường đón ông ấy trong ngày hôm qua. Thật sự tôi chưa bao giờ thấy cảnh người Việt Nam lại cùng xuống đường trong trật tự để chào đón một nhân vật như vậy. Nhìn hình tôi đã cảm thấy vui lắm rồi. Tuy nhiên, sáng nay tôi được tham gia buổi trò chuyện cùng ông Obama nên cũng chẳng còn gì để tiếc.
- Qua buổi nói chuyện này, chị được ngài tổng thống truyền cảm hứng gì?
- Không có thành công nào đến nhanh chóng mà không phải trải qua quá trình nỗ lực và cố gắng của bản thân. Phải biết và thật sự quan tâm những gì mình đang làm chứ đừng vì những mục tiêu quá lớn. Điều này rất đúng với những gì tôi đã và đang trải qua. Suboi luôn chậm rãi, thậm chí "tà tà" chứ không bùng nổ như một hiện tượng. Những lời ông chia sẻ khẳng định với tôi thêm một lần nữa rằng đường tôi đi dù khó khăn, nhưng đó là điều bắt buộc. Bởi nếu đơn giản, tôi sẽ không cố gắng nữa.
Tay ông Obama ấm... vào tận tim
- Ngoài câu hỏi của bản thân, chia sẻ nào trong buổi trò chuyện này khiến chị tâm đắc nhất?
- Đó là câu của một bạn trẻ về Sơn Đoòng. Tôi từng đi đến đây và thật sự quan tâm đến vấn đề này, nên khi có người đứng lên hỏi, tôi không thể không tán thưởng.
Sơn Đoòng không chỉ là di sản của quốc gia mà là của cả thế giới. Nên khi có những bạn trẻ dám đứng lên làm công việc bảo vệ nơi này, tôi tin người Việt trẻ có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến những vấn đề lớn trong xã hội.
- Sau buổi giao lưu, người xem qua mạng không hình dung được không khí tại nơi diễn ra sự kiện như thế nào. Chị có thể chia sẻ thêm?
- Ông Obama bắt tay 1 lượt các bạn trẻ ngồi hàng đầu. Tôi ngồi vị trí thứ hai, nhưng ông đến, nhìn và chủ động đưa tay ra để bắt và nói: “You do good” (Bạn rất khá đấy!). Sau đó, ông hỏi tiếp “Do you have any records out?” (Bạn có phát hành sản phẩm nào chưa?”, Khi đó, tôi chỉ biết nhảy xuống và cảm ơn ông rồi trả lời “I do” (Tôi có). Mọi thứ diễn ra quá nhanh, mọi người ùa vào chụp ảnh cùng ông nên tôi không có nhiều cơ hội để nói thêm. Thật sự như vậy đã quá đủ.
- Những người được bắt tay cùng Obama chia sẻ tay ông rất ấm. Còn cảm nhận của chị thì sao?
- Không chỉ ấm bình thường, mà ấm vào tận tim. (cười)
Suboi gọi đây là khoảnh khắc lịch sử của cuộc đời cô. Ảnh: Facebook
- Obama nhắc đến việc giới trẻ Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung dành quá nhiều thời gian cho internet. Bản thân chị suy nghĩ gì về vấn đề này?
- Riêng tại Việt Nam, tôi thấy đây là điều dễ hiểu bởi giới trẻ không có nhiều khu vui chơi, hoạt động giải trí ngoài trời ngoài rạp chiếu phim, bar club, quán cà phê hoặc các sân khấu. Không có nhiều lựa chọn, họ dĩ nhiên phải chọn cách sống trên mạng. Muốn chia sẻ suy nghĩ, họ cũng chỉ có thể đăng trên Facebook. Bản thân tôi luôn cố gắng không bị lệ thuộc nhiều vào điện thoại. Mỗi ngày, tôi truy cập mạng xã hội khoảng 2, 3 lần, mỗi lần 30 phút. Trong công việc, tôi thích gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp hơn là nhắn tin hoặc chat. Đọc sách, tôi cũng chọn sách giấy chứ không đọc qua mạng. Tôi nghĩ nếu mình dùng quá nhiều sẽ không còn thời gian để làm việc khác.
- Sau buổi gặp gỡ với Obama, Suboi có buổi trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ ABC. Chị có thể tiết lộ nội dung buổi làm việc này?
- Họ trao đổi với tôi khá lâu, khoảng 1 tiếng. Có những câu hỏi khó như “Một nghệ sĩ của thế hệ mới có sáng tác về chiến tranh Việt Nam?” Những câu như thế, tôi cố gắng trả lời thật rõ ràng và ôn hòa.
Có 1 câu tôi thật sự ấn tượng rằng sau chiến tranh Mỹ và Việt Nam, gia đình tôi nghĩ gì về việc con gái của họ đi theo con đường làm một rapper – vốn được mặc định là một điều rất Mỹ.
- Sau dịp này, hình ảnh Suboi đọc rap với ông Obama sẽ lan tỏa trên toàn thế giới. Chị nghĩ điều này sẽ mang lại cho mình lợi thế gì?
- Tôi không nghĩ cho mình, mà chỉ quan tâm rằng giờ đây, mọi người sẽ biết tại Việt Nam, một người phụ nữ cũng có thể làm rapper.
'Hôm nay là ngày lịch sử của đời tôi'
- Chị cảm thấy như thế nào khi may mắn được là một trong những bạn trẻ được đặt câu hỏi trực tiếp đến tổng thống Mỹ Barrak Obama?
- Ngay từ đầu buổi giao lưu, tôi liên tục giơ tay xin đặt câu hỏi nhưng lần lượt từng cơ hội bị bỏ lỡ. Khi được thông báo chỉ còn một câu cuối cùng, lúc đó tôi không thể giữ bình tĩnh được nữa mà bật dậy khỏi chỗ ngồi, cố hết sức giơ tay thật cao. (Cười) Có lẽ lúc đó gương mặt tôi cũng cũng thể hiện sự quyết liệt quá mạnh mẽ nên tạo được sự chú ý cho ông Obama.
Khi đến đây, tôi chỉ chuẩn bị một câu hỏi duy nhất vì biết chắn chắn các bạn khác cũng sẽ có những thắc mắc rất thú vị về xã hội, kinh tế, giáo dục, môi trường... Do đó, tôi chỉ muốn đóng góp một chút tiếng nói của văn nghệ sĩ.
- Khi được đề nghị thể hiện một đoạn rap, chị nghĩ đến điều gì đầu tiên?
- Tôi hoàn toàn bất ngờ trước lời đề nghị được nghe một đoạn rap từ ông. Nhưng nhờ vậy mà tôi bớt run khi có thể thoải mái thể hiện con người và cá tính của mình. Thật sự, khoảnh khắc đứng trước một người mà mình xem như thần tượng cũng như rất nhiều bạn trẻ khác, tôi khó có thể diễn tả được bằng lời. Cảm giác như đi trên mây và cho đến tận nhiều giờ sau đó, tôi vẫn chưa bình thường trở lại được. Hôm nay là một ngày lịch sử của đời tôi, thật sự không bao giờ quên được.
"Cảm giác này khó có thể diễn tả bằng lời". Ảnh: Chụp màn hình
- Vì sao chị chọn thể hiện bài rap "Trời cho" chứ không phải một sáng tác khác?
- Khi được yêu cầu, đây là ca khúc mà tôi nghĩ đến đầu tiên. Thật ra nếu có thời gian chuẩn bị, tôi vẫn không thay đổi lựa chọn của mình. Hoặc nếu người đề nghị không phải là Tổng thống Mỹ mà là một người bình thường khác, tôi vẫn thể hiện ca khúc này bởi đây là một sáng tác mà tôi rất tâm đắc.
Trời cho ra đời trong thời điểm đen tối nhất của cuộc đời, khi tôi bị quản lý nói sai sự thật về mình, lấy tiền bỏ chạy. Lúc đó mới thật sự biết ai ở lại bên mình để trân quý họ. Tôi tiếc vì không có nhiều thời gian giải thích ý nghĩa ca khúc này. Nhưng biết ông Obama phải đi sớm nên cố gắng nói tóm tắt đại ý nhanh nhất có thể.
- Cảm nhận của chị về ông Obama sau lần gặp và trò chuyện trực tiếp này như thế nào?
- Trước đây, tôi xem nhiều bài nói chuyện, phát biểu của ông ấy trên internet nên không có gì quá bất ngờ. Vẫn là một người rất thân thiện, gần gũi. Không ngờ, một người đàn ông quyền lực nhất thế giới lại làm những điều rất bình dân.
Do không cập nhật thông tin kịp nên tôi bỏ lỡ không hòa cùng mọi người xuống đường đón ông ấy trong ngày hôm qua. Thật sự tôi chưa bao giờ thấy cảnh người Việt Nam lại cùng xuống đường trong trật tự để chào đón một nhân vật như vậy. Nhìn hình tôi đã cảm thấy vui lắm rồi. Tuy nhiên, sáng nay tôi được tham gia buổi trò chuyện cùng ông Obama nên cũng chẳng còn gì để tiếc.
- Qua buổi nói chuyện này, chị được ngài tổng thống truyền cảm hứng gì?
- Không có thành công nào đến nhanh chóng mà không phải trải qua quá trình nỗ lực và cố gắng của bản thân. Phải biết và thật sự quan tâm những gì mình đang làm chứ đừng vì những mục tiêu quá lớn. Điều này rất đúng với những gì tôi đã và đang trải qua. Suboi luôn chậm rãi, thậm chí "tà tà" chứ không bùng nổ như một hiện tượng. Những lời ông chia sẻ khẳng định với tôi thêm một lần nữa rằng đường tôi đi dù khó khăn, nhưng đó là điều bắt buộc. Bởi nếu đơn giản, tôi sẽ không cố gắng nữa.
Tay ông Obama ấm... vào tận tim
- Ngoài câu hỏi của bản thân, chia sẻ nào trong buổi trò chuyện này khiến chị tâm đắc nhất?
- Đó là câu của một bạn trẻ về Sơn Đoòng. Tôi từng đi đến đây và thật sự quan tâm đến vấn đề này, nên khi có người đứng lên hỏi, tôi không thể không tán thưởng.
Sơn Đoòng không chỉ là di sản của quốc gia mà là của cả thế giới. Nên khi có những bạn trẻ dám đứng lên làm công việc bảo vệ nơi này, tôi tin người Việt trẻ có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến những vấn đề lớn trong xã hội.
- Sau buổi giao lưu, người xem qua mạng không hình dung được không khí tại nơi diễn ra sự kiện như thế nào. Chị có thể chia sẻ thêm?
- Ông Obama bắt tay 1 lượt các bạn trẻ ngồi hàng đầu. Tôi ngồi vị trí thứ hai, nhưng ông đến, nhìn và chủ động đưa tay ra để bắt và nói: “You do good” (Bạn rất khá đấy!). Sau đó, ông hỏi tiếp “Do you have any records out?” (Bạn có phát hành sản phẩm nào chưa?”, Khi đó, tôi chỉ biết nhảy xuống và cảm ơn ông rồi trả lời “I do” (Tôi có). Mọi thứ diễn ra quá nhanh, mọi người ùa vào chụp ảnh cùng ông nên tôi không có nhiều cơ hội để nói thêm. Thật sự như vậy đã quá đủ.
- Những người được bắt tay cùng Obama chia sẻ tay ông rất ấm. Còn cảm nhận của chị thì sao?
- Không chỉ ấm bình thường, mà ấm vào tận tim. (cười)
Suboi gọi đây là khoảnh khắc lịch sử của cuộc đời cô. Ảnh: Facebook
- Obama nhắc đến việc giới trẻ Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung dành quá nhiều thời gian cho internet. Bản thân chị suy nghĩ gì về vấn đề này?
- Riêng tại Việt Nam, tôi thấy đây là điều dễ hiểu bởi giới trẻ không có nhiều khu vui chơi, hoạt động giải trí ngoài trời ngoài rạp chiếu phim, bar club, quán cà phê hoặc các sân khấu. Không có nhiều lựa chọn, họ dĩ nhiên phải chọn cách sống trên mạng. Muốn chia sẻ suy nghĩ, họ cũng chỉ có thể đăng trên Facebook. Bản thân tôi luôn cố gắng không bị lệ thuộc nhiều vào điện thoại. Mỗi ngày, tôi truy cập mạng xã hội khoảng 2, 3 lần, mỗi lần 30 phút. Trong công việc, tôi thích gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp hơn là nhắn tin hoặc chat. Đọc sách, tôi cũng chọn sách giấy chứ không đọc qua mạng. Tôi nghĩ nếu mình dùng quá nhiều sẽ không còn thời gian để làm việc khác.
- Sau buổi gặp gỡ với Obama, Suboi có buổi trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ ABC. Chị có thể tiết lộ nội dung buổi làm việc này?
- Họ trao đổi với tôi khá lâu, khoảng 1 tiếng. Có những câu hỏi khó như “Một nghệ sĩ của thế hệ mới có sáng tác về chiến tranh Việt Nam?” Những câu như thế, tôi cố gắng trả lời thật rõ ràng và ôn hòa.
Có 1 câu tôi thật sự ấn tượng rằng sau chiến tranh Mỹ và Việt Nam, gia đình tôi nghĩ gì về việc con gái của họ đi theo con đường làm một rapper – vốn được mặc định là một điều rất Mỹ.
- Sau dịp này, hình ảnh Suboi đọc rap với ông Obama sẽ lan tỏa trên toàn thế giới. Chị nghĩ điều này sẽ mang lại cho mình lợi thế gì?
- Tôi không nghĩ cho mình, mà chỉ quan tâm rằng giờ đây, mọi người sẽ biết tại Việt Nam, một người phụ nữ cũng có thể làm rapper.
Theo Zing