Tôi năm nay 56 tuổi, mới về hưu được 1 năm. Tôi có con trai hơn 30 tuổi và một cháu trai đích tôn 5 tuổi. Qua hè này cháu sẽ bước chân vào lớp 1. Hồi đầu tháng 7, tôi lên Hà Nội, thăm và ở cùng con cháu. Mới được 2 tuần thôi nhưng tôi thấy choáng váng với thời khóa biểu của cháu nội. Cảm giác, vợ chồng nó đang đưa cháu tôi vào “khuôn đúc thiên tài” vậy.
Thời khóa biểu một ngày của cháu trai bắt đầu từ 6 giờ sáng, vệ sinh cá nhân, luyện tiếng Anh 20 phút với mẹ rồi đi tập thể dục. Thường thì hai bố con chạy vòng vòng trong sân chung cư, không bị ép chạy nhanh, nhưng phải đảm bảo 3 vòng quanh khu ấy. Xong xuôi thì lên ăn sáng.
Chế độ ăn của cháu cũng được bố mẹ nó áp dụng kiểu Tây mà với tôi thì thấy không ổn chút nào. Cháu tôi không được ăn trứng vịt lộn, ăn bún, phở, cháo như những đứa trẻ khác, mà chỉ có mẩu bánh mì và một cốc sữa, sau đó tráng miệng hoa quả. Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn cháu ăn, con dâu tôi có giải thích: “Chế độ ăn như vậy mới đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng. Bên Tây người ta vẫn thế đấy ạ”.
Vốn con dâu và con trai tôi đều đi du học về nên bị ảnh hưởng lối sống và “Tây hóa” cách sinh hoạt. Thương cháu lắm, nhưng tôi chẳng biết làm gì. Tôi cũng không hiểu, người ta có thể sống bao nhiêu tuổi với chế độ ăn như vậy, nhưng cháu tôi thiệt thòi quá. Nó không được ăn những thứ mà bạn bè cùng trang lứa vẫn ăn như kem, kẹo bánh…
Sáng chủ nhật vừa rồi, hai bà cháu đi thể dục. Tôi mua về một đĩa bánh cuốn, định ăn sáng, nhưng cháu nhìn chằm chằm, vẻ thèm thuồng. Tôi bèn mở ra cho cu cậu ăn. Chưa được mấy miếng thì mẹ nó thấy, la um lên, giật đĩa bánh trên tay cháu. Rồi còn nói: “Mẹ, cháu là trẻ con không nói làm gì, nhưng sao mẹ lại mua đồ ăn như vậy cho cháu?”.
Tôi thấy tự ái vô cùng, vì cách hành xử của con dâu, tôi đáp lại “Đó là đồ mẹ mua về ăn sáng, chứ có phải nhặt ngoài đường đâu mà bẩn”. Con dâu thấy thái độ của tôi thì chột ý và giải thích đại để là món bánh này người ta làm bằng tay, phi hành mỡ không đảm bảo lại còn đụng tay trong quá trình chế biến. Ai biết có giun sán hay không… rồi quắc mắt nói với con: “Bánh này nhiều vi khuẩn lắm, không ăn được”, làm thằng bé sợ hãi, cố đòi nôn hết những miếng vừa nuốt.
Sau lần đó, thực lòng tôi chẳng dám can thiệp chuyện ăn uống của cháu nữa. Có xót xa, không hài lòng cũng đành chịu.
Chuyện ăn đã vậy, đến chuyện học, hai vợ chồng nó cũng gồng con vào khuôn khổ. Hết học ở trường lại đi học thêm âm nhạc, mỹ thuật, khiêu vũ… buổi tối đi luyện chữ để vào lớp 1.
Bố mẹ nó đang ráo riết chọn trường, ban đầu là trường quốc tế, nhưng con dâu chê chương trình học nhẹ quá, lựa chọn trường song ngữ. Mức học phí đủ để chục đứa trẻ ở quê đi học.
Tôi có góp ý với con trai, ép con học ít thôi còn cho nó thời gian vui chơi, giải trí. Tuổi nó phải được chơi nhiều mới có tâm hồn, tuổi thơ. Nhưng con trai tôi gạt phắt “Mẹ ơi, giờ không học thì sau này khổ mẹ ạ. Phải luyện thế mới thành tài được. Giờ con người ta giỏi lắm mẹ ạ. Con mình không học là tụt hậu ngay”.
Tôi im lặng, như để “thấm” hết những điều con trai vừa nói, nhưng thấy thương cháu vô hạn. Liếc nhìn thời khóa biểu của cháu mà nước mắt rơi lã chã. Với lịch học dày đặc như thế, một thằng bé 5 tuổi không chịu đựng nổi nên càng ngày nó càng gầy rớt, xanh bủng như tàu lá và nhìn mặt cháu lúc nào cũng ngơ ngơ, ngác ngác.
Thời gian gần gũi của bà cháu tôi mỗi ngày chỉ tính bằng phút. Tôi rối rít, hoảng hốt, đứng ngồi không yên mỗi khi nghe thằng bé khóc thét vì bị mẹ phạt. Bố mẹ nó chẳng nghĩ, một đứa trẻ 5 tuổi đâu cần suốt ngày tiếng Anh, tiếng Pháp; âm nhạc, hội họa… mà nó chỉ cần phát triển bình thường, được yêu thương vui đùa là đủ.
Con tôi học rộng, hiểu nhiều, nhưng sao chúng không hiểu trẻ con là cần có tuổi thơ. Tại tôi lỗi thời hay tại con tôi thức thời thái quá? Không biết cháu tôi sẽ thành thiên tài hay sẽ bị hủy hoại vì tư tưởng của bố mẹ nữa.
Thời khóa biểu một ngày của cháu trai bắt đầu từ 6 giờ sáng, vệ sinh cá nhân, luyện tiếng Anh 20 phút với mẹ rồi đi tập thể dục. Thường thì hai bố con chạy vòng vòng trong sân chung cư, không bị ép chạy nhanh, nhưng phải đảm bảo 3 vòng quanh khu ấy. Xong xuôi thì lên ăn sáng.
Chế độ ăn của cháu cũng được bố mẹ nó áp dụng kiểu Tây mà với tôi thì thấy không ổn chút nào. Cháu tôi không được ăn trứng vịt lộn, ăn bún, phở, cháo như những đứa trẻ khác, mà chỉ có mẩu bánh mì và một cốc sữa, sau đó tráng miệng hoa quả. Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn cháu ăn, con dâu tôi có giải thích: “Chế độ ăn như vậy mới đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng. Bên Tây người ta vẫn thế đấy ạ”.
Vốn con dâu và con trai tôi đều đi du học về nên bị ảnh hưởng lối sống và “Tây hóa” cách sinh hoạt. Thương cháu lắm, nhưng tôi chẳng biết làm gì. Tôi cũng không hiểu, người ta có thể sống bao nhiêu tuổi với chế độ ăn như vậy, nhưng cháu tôi thiệt thòi quá. Nó không được ăn những thứ mà bạn bè cùng trang lứa vẫn ăn như kem, kẹo bánh…
Thời gian gần gũi của bà cháu tôi mỗi ngày chỉ tính bằng phút. (Ảnh minh họa)
Sáng chủ nhật vừa rồi, hai bà cháu đi thể dục. Tôi mua về một đĩa bánh cuốn, định ăn sáng, nhưng cháu nhìn chằm chằm, vẻ thèm thuồng. Tôi bèn mở ra cho cu cậu ăn. Chưa được mấy miếng thì mẹ nó thấy, la um lên, giật đĩa bánh trên tay cháu. Rồi còn nói: “Mẹ, cháu là trẻ con không nói làm gì, nhưng sao mẹ lại mua đồ ăn như vậy cho cháu?”.
Tôi thấy tự ái vô cùng, vì cách hành xử của con dâu, tôi đáp lại “Đó là đồ mẹ mua về ăn sáng, chứ có phải nhặt ngoài đường đâu mà bẩn”. Con dâu thấy thái độ của tôi thì chột ý và giải thích đại để là món bánh này người ta làm bằng tay, phi hành mỡ không đảm bảo lại còn đụng tay trong quá trình chế biến. Ai biết có giun sán hay không… rồi quắc mắt nói với con: “Bánh này nhiều vi khuẩn lắm, không ăn được”, làm thằng bé sợ hãi, cố đòi nôn hết những miếng vừa nuốt.
Sau lần đó, thực lòng tôi chẳng dám can thiệp chuyện ăn uống của cháu nữa. Có xót xa, không hài lòng cũng đành chịu.
Chuyện ăn đã vậy, đến chuyện học, hai vợ chồng nó cũng gồng con vào khuôn khổ. Hết học ở trường lại đi học thêm âm nhạc, mỹ thuật, khiêu vũ… buổi tối đi luyện chữ để vào lớp 1.
Bố mẹ nó đang ráo riết chọn trường, ban đầu là trường quốc tế, nhưng con dâu chê chương trình học nhẹ quá, lựa chọn trường song ngữ. Mức học phí đủ để chục đứa trẻ ở quê đi học.
Tôi rối rít, hoảng hốt, đứng ngồi không yên mỗi khi nghe thằng bé khóc thét
vì bị mẹ phạt. (Ảnh minh họa)
vì bị mẹ phạt. (Ảnh minh họa)
Tôi có góp ý với con trai, ép con học ít thôi còn cho nó thời gian vui chơi, giải trí. Tuổi nó phải được chơi nhiều mới có tâm hồn, tuổi thơ. Nhưng con trai tôi gạt phắt “Mẹ ơi, giờ không học thì sau này khổ mẹ ạ. Phải luyện thế mới thành tài được. Giờ con người ta giỏi lắm mẹ ạ. Con mình không học là tụt hậu ngay”.
Tôi im lặng, như để “thấm” hết những điều con trai vừa nói, nhưng thấy thương cháu vô hạn. Liếc nhìn thời khóa biểu của cháu mà nước mắt rơi lã chã. Với lịch học dày đặc như thế, một thằng bé 5 tuổi không chịu đựng nổi nên càng ngày nó càng gầy rớt, xanh bủng như tàu lá và nhìn mặt cháu lúc nào cũng ngơ ngơ, ngác ngác.
Thời gian gần gũi của bà cháu tôi mỗi ngày chỉ tính bằng phút. Tôi rối rít, hoảng hốt, đứng ngồi không yên mỗi khi nghe thằng bé khóc thét vì bị mẹ phạt. Bố mẹ nó chẳng nghĩ, một đứa trẻ 5 tuổi đâu cần suốt ngày tiếng Anh, tiếng Pháp; âm nhạc, hội họa… mà nó chỉ cần phát triển bình thường, được yêu thương vui đùa là đủ.
Con tôi học rộng, hiểu nhiều, nhưng sao chúng không hiểu trẻ con là cần có tuổi thơ. Tại tôi lỗi thời hay tại con tôi thức thời thái quá? Không biết cháu tôi sẽ thành thiên tài hay sẽ bị hủy hoại vì tư tưởng của bố mẹ nữa.
Theo Trí thức trẻ