"Thủ đô hiếp dâm" duy nhất trên thế giới
Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là phụ nữ, có ấn tượng khá xấu với Ấn Độ dù đây là cái nôi của một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới. Lý do là ta đã nghe, đã thấy quá nhiều trên các phương tiện truyền thông về nạn bạo hành và hãm hiếp dường như xảy ra hàng ngày tại đất nước này. Mọi người tự hỏi: “Đất nước này bị sao vậy?” “Vì sao lại như vậy?”
(Ảnh: Internet)
Đỉnh điểm rúng động dư luận về nạn xâm hại tình dục tại Ấn Độ có lẽ là vụ việc xảy ra năm 2012, khi một nữ sinh viên ngành y 23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể trên một chiếc xe bus tại New Delhi, dẫn đến những chấn thương đến chết. Người Ấn Độ đổ ra đường than khóc, đánh động truyền thông trong-ngoài nước và chính phủ, buộc các nhà chức trách thông qua luật tăng án phạt cho những kẻ hiếp dâm lên 20 năm tù, những kẻ tái phạm và bỏ mặc nạn nhân đến chết có thể chịu án tử hình. Vậy nhưng trong khoảng thời gian từ 2012-2013, theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia, số vụ hiếp dâm được ghi nhận tăng thêm đến hơn 25%. Từ nữ tu già cho đến trẻ thơ, từ phụ nữ mới sinh cho đến khách du lịch vẫn bị xâm hại. New Delhi thậm chí lần đầu tiên trong lịch sử, chính thức bị gọi là “thủ đô hiếp dâm” của Ấn Độ, vì tỷ lệ phạm tội ở thành phố này dù có giảm nhưng vẫn cao nhất cả nước.
Những hành động chống lại phụ nữ đã khiến hình ảnh của Ấn Độ bị xấu đi nghiêm trọng, nhưng vì sao đến nỗi? Theo một số chuyên gia phân tích, nguyên nhân của việc này có thể gồm:
Thiếu cảnh sát, nhân viên công vụ nữ
Charanjit Kaur, một người có em gái là nạn nhân hiếp dâm đến mức tự tử cho hay khi cô gái này trình báo với cảnh sát nam thì đã bị truy hỏi một cách lạnh lùng và thẳng thừng, khiến có cảm giác như lại bị làm nhục thêm một lần nữa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ dễ dàng trình báo và yêu cầu sự bảo vệ hơn nếu người nghe cũng là nữ - trong trường hợp này là những nữ cảnh sát. Nhưng ở Ấn Độ, số lượng nữ cảnh sát khá ít, thậm chí so với các quốc gia châu Á khác. Theo tờ Times of India, ở New Delhi chỉ có 7% nhân viên cảnh sát là nữ, và họ lại thường được giao làm những việc vặt không liên quan đến tiếp xúc với công dân.
Không chỉ thiếu cảnh sát nữ, Ấn Độ còn thiếu cảnh sát nói chung để bảo vệ người dân của mình; lực lượng an ninh hiện tại bị đánh giá là thiếu năng lực thu thập chứng cứ, điều tra, thiếu trang thiết bị. Nghe thì tréo ngoe, nhưng New Delhi tuy là nơi có lực lượng cảnh sát khá lớn, với khoảng 84.000 nhân viên an ninh nhưng chỉ ⅓ trong số này thật sự làm công việc của cảnh sát, phần còn lại thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các chính khách và những người giàu có, nổi tiếng… Cũng theo Times of India, cứ 200 người dân mới có một cảnh sát, trong khi với một VIP thì có đến 20 nhân viên bảo vệ.
Đi cùng với sự thiếu hụt lực lượng an ninh còn là luật pháp lỏng lẻo và một hệ thống tòa án cũng thiếu hụt và chậm chạp. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn khiến người phụ nữ liên tục bị làm hại, đó là:
(Ảnh: Internet)
Người phụ nữ bị đánh giá thấp kém
Phụ nữ Ấn Độ, cũng như phụ nữ châu Á nói chung thường là nạn nhân của quan điểm trọng nam khinh nữ. Nhưng nhóm TrustLaw (thuộc Thomson Reuters Foundation) đã đặc biệt nêu tên Ấn Độ là một trong những quốc gia tệ nhất với phụ nữ, một phần vì tại đây, bạo hành gia đình được coi là chuyện bình thường. Báo cáo năm 2012 của UNICEF thấy rằng 57% nam thiếu niên Ấn Độ và 53% thiếu nữ Ấn Độ trong độ tuổi 15-19 nghĩ rằng chuyện người vợ bị đánh đập là… chính đáng. Một khảo sát điều tra về sức khỏe và gia đình ở quốc gia này cũng cho thấy một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ khi bị chồng đánh đã tự đổ lỗi do chính mình.
Người phụ nữ Ấn Độ không được bảo vệ trong chính nhà mình, và ở nơi công cộng cũng vậy. Về cơ sở vật chất, chính quan chức Ấn Độ phải thừa nhận rằng những địa điểm công cộng có thể không an toàn đối với phụ nữ, do tình trạng thiếu đèn đường, thiếu nhà vệ sinh nữ…
Về quan niệm, thái độ của đại chúng cũng không khá gì hơn, khi những việc có thể được coi là bình thường ở nơi khác (mặc trang phục hiện đại, sử dụng điện thoại, tham gia vào cuộc sống xã hội, hoặc đến những quán bar…) thì ở Ấn Độ vẫn bị coi là thiếu đứng đắn, đàng hoàng.
Sự nhìn nhận lệch lạc về nạn nhân - thủ phạm
Theo lý lẽ được nói ở trên, chính người phụ nữ, bằng trang phục và hành vi của mình là nguyên nhân đã khiến cho tội ác xảy ra; do đó, dù là người bị hại nhưng họ vẫn có thể bị xem thường, phỉ báng, thậm chí trừng phạt. Sự kỳ thị này tiếp tục dẫn tới thái độ thờ ơ, lựa chọn không can thiệp của những người qua đường chứng kiến - tất nhiên ở đây cũng phải nói tới tâm lý ngại phiền phức.
Chính con trai tổng thống Ấn Độ, nghị sĩ Abhijit Mukherjee còn bóng gió mỉa mai phong trào biểu tình phản đối vụ hiếp dâm rúng động năm 2012 là đang đề cao quá mức những người phụ nữ phấn son, hư hỏng. Tất nhiên, phát ngôn này bị chỉ trích dữ dội - trong số những người chỉ trích mạnh mẽ nhất có cả chị gái và cha của ông này, tức tổng thống Ấn Độ.
Cùng với sự vùi dập nạn nhân là sự thỏa hiệp với thủ phạm. Từng có những thiếu nữ, phụ nữ Ấn Độ phẫn uất tự sát vì bị thuyết phục hoặc ép bãi nại, thậm chí ép kết hôn với một trong những kẻ đã tấn công mình. Sự thuyết phục này thường được đưa ra nhằm “giữ hòa khí”, không chỉ vậy, còn vì khả năng kết hôn của một người phụ nữ được coi quan trọng hơn phẩm giá hay công lý…
(Ảnh: Internet)
Với quá nhiều lý do, người phụ nữ và gia đình họ mất đi niềm tin với cảnh sát, chính quyền, họ không báo cáo khi sự việc xảy ra, các nhà chức trách không nắm được thực trạng, tạo nên một vòng lẩn quẩn đau đớn ngày càng to lớn hơn trong xã hội Ấn Độ. Hình ảnh toàn đất nước cũng ngày càng trở nên kinh khủng trong mắt thế giới...
Vấn đề được phản ánh sẽ thúc đẩy giải quyết, nhưng có một mặt trái đó là khi đào sâu, khai thác quá nhiều theo chủ quan của người thực hiện có thể dẫn tới việc khiến người khác nghĩ rằng đó là toàn cảnh của một bức tranh… Bộ phim tài liệu do BBC thực hiện, India’s Daughter đã bị cấm ở Ấn Độ vì lý do này. Nếu ban đầu bộ phim được thực hiện với sự so sánh hiện trạng ở những nơi khác trên thế giới, kết lại bằng cảnh báo về tình trạng ngược đãi phụ nữ toàn cầu thì ở bản cuối cùng, tất cả những phần này bị cắt bỏ, chỉ để lại một mình Ấn Độ, nơi bạo hành phụ nữ giống như một phần văn hóa quốc gia. Nhiều người phương Tây cũng đang thể hiện thái độ kỳ thị, có thể kể đến những vụ việc được truyền thông quan tâm như nhiều nữ giáo sư Đức đã từ chối dạy sinh viên nam Ấn Độ, hoặc từ chối cấp học bổng vì “nghe nói nhiều về nạn xâm hại tình dục ở Ấn Độ và không thể chấp nhận điều đó.”
Đừng quên rằng hiếp dâm thật sự là một vấn nạn nghiêm trọng toàn cầu, và vai trò, quyền lợi của người phụ nữ, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng cần được trân trọng hơn!
Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là phụ nữ, có ấn tượng khá xấu với Ấn Độ dù đây là cái nôi của một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới. Lý do là ta đã nghe, đã thấy quá nhiều trên các phương tiện truyền thông về nạn bạo hành và hãm hiếp dường như xảy ra hàng ngày tại đất nước này. Mọi người tự hỏi: “Đất nước này bị sao vậy?” “Vì sao lại như vậy?”
(Ảnh: Internet)
Đỉnh điểm rúng động dư luận về nạn xâm hại tình dục tại Ấn Độ có lẽ là vụ việc xảy ra năm 2012, khi một nữ sinh viên ngành y 23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể trên một chiếc xe bus tại New Delhi, dẫn đến những chấn thương đến chết. Người Ấn Độ đổ ra đường than khóc, đánh động truyền thông trong-ngoài nước và chính phủ, buộc các nhà chức trách thông qua luật tăng án phạt cho những kẻ hiếp dâm lên 20 năm tù, những kẻ tái phạm và bỏ mặc nạn nhân đến chết có thể chịu án tử hình. Vậy nhưng trong khoảng thời gian từ 2012-2013, theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia, số vụ hiếp dâm được ghi nhận tăng thêm đến hơn 25%. Từ nữ tu già cho đến trẻ thơ, từ phụ nữ mới sinh cho đến khách du lịch vẫn bị xâm hại. New Delhi thậm chí lần đầu tiên trong lịch sử, chính thức bị gọi là “thủ đô hiếp dâm” của Ấn Độ, vì tỷ lệ phạm tội ở thành phố này dù có giảm nhưng vẫn cao nhất cả nước.
Những hành động chống lại phụ nữ đã khiến hình ảnh của Ấn Độ bị xấu đi nghiêm trọng, nhưng vì sao đến nỗi? Theo một số chuyên gia phân tích, nguyên nhân của việc này có thể gồm:
Thiếu cảnh sát, nhân viên công vụ nữ
Charanjit Kaur, một người có em gái là nạn nhân hiếp dâm đến mức tự tử cho hay khi cô gái này trình báo với cảnh sát nam thì đã bị truy hỏi một cách lạnh lùng và thẳng thừng, khiến có cảm giác như lại bị làm nhục thêm một lần nữa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ dễ dàng trình báo và yêu cầu sự bảo vệ hơn nếu người nghe cũng là nữ - trong trường hợp này là những nữ cảnh sát. Nhưng ở Ấn Độ, số lượng nữ cảnh sát khá ít, thậm chí so với các quốc gia châu Á khác. Theo tờ Times of India, ở New Delhi chỉ có 7% nhân viên cảnh sát là nữ, và họ lại thường được giao làm những việc vặt không liên quan đến tiếp xúc với công dân.
Không chỉ thiếu cảnh sát nữ, Ấn Độ còn thiếu cảnh sát nói chung để bảo vệ người dân của mình; lực lượng an ninh hiện tại bị đánh giá là thiếu năng lực thu thập chứng cứ, điều tra, thiếu trang thiết bị. Nghe thì tréo ngoe, nhưng New Delhi tuy là nơi có lực lượng cảnh sát khá lớn, với khoảng 84.000 nhân viên an ninh nhưng chỉ ⅓ trong số này thật sự làm công việc của cảnh sát, phần còn lại thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các chính khách và những người giàu có, nổi tiếng… Cũng theo Times of India, cứ 200 người dân mới có một cảnh sát, trong khi với một VIP thì có đến 20 nhân viên bảo vệ.
Đi cùng với sự thiếu hụt lực lượng an ninh còn là luật pháp lỏng lẻo và một hệ thống tòa án cũng thiếu hụt và chậm chạp. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn khiến người phụ nữ liên tục bị làm hại, đó là:
(Ảnh: Internet)
Người phụ nữ bị đánh giá thấp kém
Phụ nữ Ấn Độ, cũng như phụ nữ châu Á nói chung thường là nạn nhân của quan điểm trọng nam khinh nữ. Nhưng nhóm TrustLaw (thuộc Thomson Reuters Foundation) đã đặc biệt nêu tên Ấn Độ là một trong những quốc gia tệ nhất với phụ nữ, một phần vì tại đây, bạo hành gia đình được coi là chuyện bình thường. Báo cáo năm 2012 của UNICEF thấy rằng 57% nam thiếu niên Ấn Độ và 53% thiếu nữ Ấn Độ trong độ tuổi 15-19 nghĩ rằng chuyện người vợ bị đánh đập là… chính đáng. Một khảo sát điều tra về sức khỏe và gia đình ở quốc gia này cũng cho thấy một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ khi bị chồng đánh đã tự đổ lỗi do chính mình.
Người phụ nữ Ấn Độ không được bảo vệ trong chính nhà mình, và ở nơi công cộng cũng vậy. Về cơ sở vật chất, chính quan chức Ấn Độ phải thừa nhận rằng những địa điểm công cộng có thể không an toàn đối với phụ nữ, do tình trạng thiếu đèn đường, thiếu nhà vệ sinh nữ…
Về quan niệm, thái độ của đại chúng cũng không khá gì hơn, khi những việc có thể được coi là bình thường ở nơi khác (mặc trang phục hiện đại, sử dụng điện thoại, tham gia vào cuộc sống xã hội, hoặc đến những quán bar…) thì ở Ấn Độ vẫn bị coi là thiếu đứng đắn, đàng hoàng.
Sự nhìn nhận lệch lạc về nạn nhân - thủ phạm
Theo lý lẽ được nói ở trên, chính người phụ nữ, bằng trang phục và hành vi của mình là nguyên nhân đã khiến cho tội ác xảy ra; do đó, dù là người bị hại nhưng họ vẫn có thể bị xem thường, phỉ báng, thậm chí trừng phạt. Sự kỳ thị này tiếp tục dẫn tới thái độ thờ ơ, lựa chọn không can thiệp của những người qua đường chứng kiến - tất nhiên ở đây cũng phải nói tới tâm lý ngại phiền phức.
Chính con trai tổng thống Ấn Độ, nghị sĩ Abhijit Mukherjee còn bóng gió mỉa mai phong trào biểu tình phản đối vụ hiếp dâm rúng động năm 2012 là đang đề cao quá mức những người phụ nữ phấn son, hư hỏng. Tất nhiên, phát ngôn này bị chỉ trích dữ dội - trong số những người chỉ trích mạnh mẽ nhất có cả chị gái và cha của ông này, tức tổng thống Ấn Độ.
Cùng với sự vùi dập nạn nhân là sự thỏa hiệp với thủ phạm. Từng có những thiếu nữ, phụ nữ Ấn Độ phẫn uất tự sát vì bị thuyết phục hoặc ép bãi nại, thậm chí ép kết hôn với một trong những kẻ đã tấn công mình. Sự thuyết phục này thường được đưa ra nhằm “giữ hòa khí”, không chỉ vậy, còn vì khả năng kết hôn của một người phụ nữ được coi quan trọng hơn phẩm giá hay công lý…
(Ảnh: Internet)
Với quá nhiều lý do, người phụ nữ và gia đình họ mất đi niềm tin với cảnh sát, chính quyền, họ không báo cáo khi sự việc xảy ra, các nhà chức trách không nắm được thực trạng, tạo nên một vòng lẩn quẩn đau đớn ngày càng to lớn hơn trong xã hội Ấn Độ. Hình ảnh toàn đất nước cũng ngày càng trở nên kinh khủng trong mắt thế giới...
Vấn đề được phản ánh sẽ thúc đẩy giải quyết, nhưng có một mặt trái đó là khi đào sâu, khai thác quá nhiều theo chủ quan của người thực hiện có thể dẫn tới việc khiến người khác nghĩ rằng đó là toàn cảnh của một bức tranh… Bộ phim tài liệu do BBC thực hiện, India’s Daughter đã bị cấm ở Ấn Độ vì lý do này. Nếu ban đầu bộ phim được thực hiện với sự so sánh hiện trạng ở những nơi khác trên thế giới, kết lại bằng cảnh báo về tình trạng ngược đãi phụ nữ toàn cầu thì ở bản cuối cùng, tất cả những phần này bị cắt bỏ, chỉ để lại một mình Ấn Độ, nơi bạo hành phụ nữ giống như một phần văn hóa quốc gia. Nhiều người phương Tây cũng đang thể hiện thái độ kỳ thị, có thể kể đến những vụ việc được truyền thông quan tâm như nhiều nữ giáo sư Đức đã từ chối dạy sinh viên nam Ấn Độ, hoặc từ chối cấp học bổng vì “nghe nói nhiều về nạn xâm hại tình dục ở Ấn Độ và không thể chấp nhận điều đó.”
Đừng quên rằng hiếp dâm thật sự là một vấn nạn nghiêm trọng toàn cầu, và vai trò, quyền lợi của người phụ nữ, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng cần được trân trọng hơn!
Theo Trí Thức Trẻ