Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn tấn công người sẽ gây biểu hiện ban đầu là sốt rất cao (lạnh, tay chân run rồi lên cơn sốt cao, trên 39 độ C), đầu đau dữ dội, đau cứng cổ gáy, tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê sau đó sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp; xuất hiện các ban hoại tử trên da (xuất huyết rất to màu xám đen, bong tróc, hay lốm đốm). Một số bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên da, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng ngày càng rõ, kèm theo mệt mỏi.
Tiếp đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, đau khớp, liệt nửa mặt và nửa người, viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng. Nếu ở thể nhiễm trùng huyết, người bệnh sốt cao, da xanh, mệt mỏi phờ phạc, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn chức năng gan, đông máu nội mạc rải rác, thiểu năng thận cấp và hội chứng suy hô hấp cấp. Bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong rất cao.
Dễ chẩn đoán nhầm
Đáng lo ngại là bệnh liên cầu khuẩn lợn diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 10 - 20 giờ đã có thể rất nguy hiểm, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị muộn. Trong khi đó, các biểu hiện ban đầu thường không có dấu hiệu điển hình ngoài việc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, vì thế dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn tụ cầu, viêm màng não do não mô cầu...
Với bệnh nhân viêm màng não, nếu phát hiện sớm thì điều trị sẽ có kết quả tốt nhưng nếu điều trị muộn, người bệnh có thể bị phù não, nếu không tử vong thì cũng dễ để lại di chứng nặng như động kinh, hoại tử tay, chân. Những bệnh nhân hồi phục sau viêm màng não mủ thì mất chức năng nghe là biến chứng phổ biến nhất.
Phòng bệnh liên cầu lợn
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh nhiễm liên cầu lợn cho người. Do đó, phòng bệnh tốt nhất phụ thuộc vào ý thức mỗi người. Để phòng bệnh liên cầu khuẩn, người dân cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc lợn mang vi khuẩn gây bệnh. Cách ly lợn ốm để điều trị. Lợn chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn xung quanh hố chôn hoặc tiêu huỷ. Chuồng trại chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.
Không chỉ lợn ốm mà ngay trong lợn lành cũng có một số con có liên cầu khuẩn lưu trú ở vùng hầu họng (lợn lành mang vi trùng) nên nếu ăn các sản phẩm chưa nấu chín thì dù là thịt lợn lành vẫn có thể bị bệnh. Khi giết mổ, chế biến thịt lợn cần đảm bảo vệ sinh và đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn bệnh. Không ăn thức ăn từ thịt lợn chưa được nấu chín, đặc biệt là tiết canh sống. Thịt lợn cần được nấu chín, không mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết. Chỉ mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Không ăn thịt lợn tái, nhất là tiết canh lợn.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Chỉ trong vòng 3 ngày (từ 3 - 5/7), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 5 ca nhiễm liên cầu lợn, 2 trường hợp trong số đó đã tử vong, hai trường hợp xin về nhà. Hiện nay tại khoa Cấp cứu vẫn đang điều trị cho một bệnh nhân bị liên cầu lợn trong tình trạng bệnh rất nặng chưa thể tiên lượng được gì.
Cả 5 bệnh nhân này đều nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng nặng, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê và bị hoại tử các đầu chi nặng nề. Hai trường hợp tử vong là bệnh nhân Bùi Xuân H. (55 tuổi, Hoà Bình) và Trịnh Văn T. (40 tuổi, Ninh Bình) 2 đều có tiền sử ăn tiết canh lợn.
Bệnh viện đa khoa huyện Tân Uyên (Lai Châu) hiện cũng đang điều trị cho một bệnh nhân trong tình trạng rất nặng nghinhiễm bệnh liên cầu lợn do ăn thịt lợn ốm. Trước đó, một bệnh nhân khác trong vụ ngộ độc này cũng đã tử vong trước khi được chuyển đến bệnh viện.
Tiếp đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, đau khớp, liệt nửa mặt và nửa người, viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng. Nếu ở thể nhiễm trùng huyết, người bệnh sốt cao, da xanh, mệt mỏi phờ phạc, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn chức năng gan, đông máu nội mạc rải rác, thiểu năng thận cấp và hội chứng suy hô hấp cấp. Bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong rất cao.
Thăm khám cho bệnh nhân mắc liên cầu lợn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Ảnh: L.H
Ảnh: L.H
Dễ chẩn đoán nhầm
Đáng lo ngại là bệnh liên cầu khuẩn lợn diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 10 - 20 giờ đã có thể rất nguy hiểm, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị muộn. Trong khi đó, các biểu hiện ban đầu thường không có dấu hiệu điển hình ngoài việc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, vì thế dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn tụ cầu, viêm màng não do não mô cầu...
Với bệnh nhân viêm màng não, nếu phát hiện sớm thì điều trị sẽ có kết quả tốt nhưng nếu điều trị muộn, người bệnh có thể bị phù não, nếu không tử vong thì cũng dễ để lại di chứng nặng như động kinh, hoại tử tay, chân. Những bệnh nhân hồi phục sau viêm màng não mủ thì mất chức năng nghe là biến chứng phổ biến nhất.
Phòng bệnh liên cầu lợn
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh nhiễm liên cầu lợn cho người. Do đó, phòng bệnh tốt nhất phụ thuộc vào ý thức mỗi người. Để phòng bệnh liên cầu khuẩn, người dân cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc lợn mang vi khuẩn gây bệnh. Cách ly lợn ốm để điều trị. Lợn chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn xung quanh hố chôn hoặc tiêu huỷ. Chuồng trại chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.
Không chỉ lợn ốm mà ngay trong lợn lành cũng có một số con có liên cầu khuẩn lưu trú ở vùng hầu họng (lợn lành mang vi trùng) nên nếu ăn các sản phẩm chưa nấu chín thì dù là thịt lợn lành vẫn có thể bị bệnh. Khi giết mổ, chế biến thịt lợn cần đảm bảo vệ sinh và đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn bệnh. Không ăn thức ăn từ thịt lợn chưa được nấu chín, đặc biệt là tiết canh sống. Thịt lợn cần được nấu chín, không mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết. Chỉ mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Không ăn thịt lợn tái, nhất là tiết canh lợn.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Chỉ trong vòng 3 ngày (từ 3 - 5/7), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 5 ca nhiễm liên cầu lợn, 2 trường hợp trong số đó đã tử vong, hai trường hợp xin về nhà. Hiện nay tại khoa Cấp cứu vẫn đang điều trị cho một bệnh nhân bị liên cầu lợn trong tình trạng bệnh rất nặng chưa thể tiên lượng được gì.
Cả 5 bệnh nhân này đều nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng nặng, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê và bị hoại tử các đầu chi nặng nề. Hai trường hợp tử vong là bệnh nhân Bùi Xuân H. (55 tuổi, Hoà Bình) và Trịnh Văn T. (40 tuổi, Ninh Bình) 2 đều có tiền sử ăn tiết canh lợn.
Bệnh viện đa khoa huyện Tân Uyên (Lai Châu) hiện cũng đang điều trị cho một bệnh nhân trong tình trạng rất nặng nghinhiễm bệnh liên cầu lợn do ăn thịt lợn ốm. Trước đó, một bệnh nhân khác trong vụ ngộ độc này cũng đã tử vong trước khi được chuyển đến bệnh viện.
Theo Sức khỏe đời sống