Những năm gần đây, phim được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình ngày càng nhiều. Chưa bao giờ từ thể loại cổ trang, hiện đại… lại tràn ngập ngôn tình đến vậy. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng xu hướng phim ngôn tình nên tiết chế, thậm chí ngừng hẳn dòng phim này. Hãy cùng 2Sao phân tích vì sao phim ngôn tình của Trung nên dừng lại nhé.
Là “dòng phim Quỳnh Dao” thời đại mới
Khởi đầu từ những năm 2009, 2010 với phim “Không kịp nói lời yêu em”, dòng phim ngôn tình như mang lại làn gió mới cho phim truyền hình Hoa Ngữ bấy giờ, vốn đang nhàm chán với các phim tiên hiệp, cổ trang và xã hội. Sự khác biệt của dòng phim ngôn tình chính là câu chuyện đầy bi thương và đau lòng. Đan xen vào đó là những cung bậc cảm xúc lãng mạn đã thu hút khán giả theo dõi, trong đó phần lớn là các khán giả nữ thích mơ mộng. Việc thực hiện phim ngôn tình cũng thoải mái hơn các dòng phim khác, bởi kinh phí thấp và không cần đầu tư nhiều về bối cảnh.
So sánh phim ngôn tình với Quỳnh Dao ngày xưa thì có nhiều điểm tương đồng. Như những câu chuyện vô lý đến khó tin, hay nhân vật nữ yếu đuối, dựa vào nam chính và số phận bi kịch và khóc như mưa. Tuy nhiên phim Quỳnh Dao chỉ chủ yếu tập trung vào cuối thời nhà Thanh, thời dân quốc và thập niên 70, 80. Còn ngôn tình lại trải dài từ cổ trang cho đến hiện tại. Vì vậy ngôn tình có sự đa dạng trong bối cảnh hơn Quỳnh Dao.
Điều khiến khán giả không thích phim Quỳnh Dao vì phim quá dài dòng, ướt át và nữ chính “bánh bèo”, thì ở dòng phim ngôn tình cũng tương tự như thế. Những màn khóc sướt mướt, hay những tình tiết lãng mạn phi lý luôn diễn ra nhan nhản trong phim ngôn tình. Nội dung nhìn thì đa dạng như tranh giành gia tộc, hậu cung đấu đá… song thực chất vẫn là tình yêu đôi lứa “sến rện” cùng những lời nói hoa mỹ đầy tình ái. Vì thế nên ngôn tình có nhịp phim chậm, kéo dài và không có điểm nhấn đặc biệt.
Thế hệ diễn viên ngôn tình đẹp mã ngoài, diễn kém cỏi
Vào những năm 2000, Đại Lục chứng kiến sự xuất hiện của các diễn viên tài năng như Triệu Vy, Châu Tấn, Huỳnh Hiểu Minh, Lưu Diệc Phi, Đặng Siêu… Với diễn xuất đa dạng cùng đầu phim xã hội, cổ trang phong phú, thế hệ diễn viên năm 2000 của Trung Quốc được đánh giá cao. Đây được xem là thế hệ vàng của màn ảnh Hoa Ngữ. Tuy nhiên khi dòng phim ngôn tình đổ bộ thì dàn diễn viên mới sau này lại không được như mong đợi.
Những diễn viên mới thành danh từ ngôn tình như Trịnh Sảng, Triệu Lệ Dĩnh, Lưu Thi Thi, Trương Hàn, Dương Dương, Lý Dịch Phong… tuy có vẻ đẹp về ngoại hình, song chưa bao giờ được đánh giá cao về diễn xuất. Thành công như Lưu Thi Thi từ “Bộ Bộ Kinh Tâm” cũng chỉ là do vai diễn quá hay, chứ nếu công tâm đánh giá diễn xuất thì còn kém xa các đàn chị ngày xưa. Hay Trương Hàn được xem là “nam thần ngôn tình” nhưng diễn xuất lại nhàm chán và rập khuôn.
Ngoài các diễn viên trẻ thì các diễn viên thuộc thế hệ 2000 hay trước đó như Hoắc Kiến Hoa, Chung Hán Lương, Lưu Khải Uy, Trần Kiều Ân, Huỳnh Tông Trạch… cũng bị cuốn vào dòng phim ngôn tình. Họ liên tục nhận các phim ngôn tình từ cổ trang cho đến hiện tại, đến nỗi dần dần khán giả đã nghĩ những diễn viên này chắc chỉ còn gắn bó với ngôn tình mà thôi. Nhân vật rập khuôn, na ná từ phim này đến phim khác đã hạn chế diễn xuất của họ. Dù danh tiếng có gia tăng do hiệu ứng phim ngôn tình lan tỏa đi nữa thì thực lực của họ vẫn khó được công nhận.
Cản trở sự sáng tạo và đầu tư nếu ngôn tình còn thống trị
Ngày trước, mỗi bộ phim được sản xuất đều có sự đầu tư chỉnh chu từ nội dung, kịch bản nhằm mang đến chất lượng cho khán giả. Còn ngày nay, với nguồn kịch bản dồi dào từ các tiểu thuyết ngôn tình, nên sự sáng tạo kịch bản gần như không có. Nhà sản xuất chỉ việc mua bản quyền chuyển thể và mời các ngôi sao chuyên trị ngôn tình đóng. Việc này dẫn đến chi phí nhẹ và khả năng thu hút quảng cáo cùng rating lại cao khi phát sóng.
Trong khi đó, với các phim được đầu tư kinh phí cao, chỉnh chu kịch bản và mời dàn diễn viên thực lực tham gia, chưa chắc sẽ hoàn vốn đầu tư như ngôn tình. “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”, “Mị Nguyệt truyện” hay “Như Ý truyện” đang quay là điển hình của các phim kinh phí cao, với dàn sao thực lực và tên tuổi. Dẫu vậy không phải ai cũng dám bỏ tiền đầu tư các phim “bom tấn” như vậy. Nên làm phim ngôn tình vẫn là xu hướng hiện tại là thế.
Với những lý do trên, thiết nghĩ đã đến lúc dòng phim ngôn tình của Trung nên giảm đi hoặc dừng lại hẳn, thay vì cứ làm theo kiểu mì ăn liền hời hợt qua loa như hiện nay. Bởi xu hướng nào cũng sẽ qua, như dòng phim thần tượng của Đài nay đã tàn lụi. Thực lực và sự sáng tạo vẫn là quan trọng nhất.
Là “dòng phim Quỳnh Dao” thời đại mới
Khởi đầu từ những năm 2009, 2010 với phim “Không kịp nói lời yêu em”, dòng phim ngôn tình như mang lại làn gió mới cho phim truyền hình Hoa Ngữ bấy giờ, vốn đang nhàm chán với các phim tiên hiệp, cổ trang và xã hội. Sự khác biệt của dòng phim ngôn tình chính là câu chuyện đầy bi thương và đau lòng. Đan xen vào đó là những cung bậc cảm xúc lãng mạn đã thu hút khán giả theo dõi, trong đó phần lớn là các khán giả nữ thích mơ mộng. Việc thực hiện phim ngôn tình cũng thoải mái hơn các dòng phim khác, bởi kinh phí thấp và không cần đầu tư nhiều về bối cảnh.
So sánh phim ngôn tình với Quỳnh Dao ngày xưa thì có nhiều điểm tương đồng. Như những câu chuyện vô lý đến khó tin, hay nhân vật nữ yếu đuối, dựa vào nam chính và số phận bi kịch và khóc như mưa. Tuy nhiên phim Quỳnh Dao chỉ chủ yếu tập trung vào cuối thời nhà Thanh, thời dân quốc và thập niên 70, 80. Còn ngôn tình lại trải dài từ cổ trang cho đến hiện tại. Vì vậy ngôn tình có sự đa dạng trong bối cảnh hơn Quỳnh Dao.
Điều khiến khán giả không thích phim Quỳnh Dao vì phim quá dài dòng, ướt át và nữ chính “bánh bèo”, thì ở dòng phim ngôn tình cũng tương tự như thế. Những màn khóc sướt mướt, hay những tình tiết lãng mạn phi lý luôn diễn ra nhan nhản trong phim ngôn tình. Nội dung nhìn thì đa dạng như tranh giành gia tộc, hậu cung đấu đá… song thực chất vẫn là tình yêu đôi lứa “sến rện” cùng những lời nói hoa mỹ đầy tình ái. Vì thế nên ngôn tình có nhịp phim chậm, kéo dài và không có điểm nhấn đặc biệt.
Thế hệ diễn viên ngôn tình đẹp mã ngoài, diễn kém cỏi
Vào những năm 2000, Đại Lục chứng kiến sự xuất hiện của các diễn viên tài năng như Triệu Vy, Châu Tấn, Huỳnh Hiểu Minh, Lưu Diệc Phi, Đặng Siêu… Với diễn xuất đa dạng cùng đầu phim xã hội, cổ trang phong phú, thế hệ diễn viên năm 2000 của Trung Quốc được đánh giá cao. Đây được xem là thế hệ vàng của màn ảnh Hoa Ngữ. Tuy nhiên khi dòng phim ngôn tình đổ bộ thì dàn diễn viên mới sau này lại không được như mong đợi.
Những diễn viên mới thành danh từ ngôn tình như Trịnh Sảng, Triệu Lệ Dĩnh, Lưu Thi Thi, Trương Hàn, Dương Dương, Lý Dịch Phong… tuy có vẻ đẹp về ngoại hình, song chưa bao giờ được đánh giá cao về diễn xuất. Thành công như Lưu Thi Thi từ “Bộ Bộ Kinh Tâm” cũng chỉ là do vai diễn quá hay, chứ nếu công tâm đánh giá diễn xuất thì còn kém xa các đàn chị ngày xưa. Hay Trương Hàn được xem là “nam thần ngôn tình” nhưng diễn xuất lại nhàm chán và rập khuôn.
Ngoài các diễn viên trẻ thì các diễn viên thuộc thế hệ 2000 hay trước đó như Hoắc Kiến Hoa, Chung Hán Lương, Lưu Khải Uy, Trần Kiều Ân, Huỳnh Tông Trạch… cũng bị cuốn vào dòng phim ngôn tình. Họ liên tục nhận các phim ngôn tình từ cổ trang cho đến hiện tại, đến nỗi dần dần khán giả đã nghĩ những diễn viên này chắc chỉ còn gắn bó với ngôn tình mà thôi. Nhân vật rập khuôn, na ná từ phim này đến phim khác đã hạn chế diễn xuất của họ. Dù danh tiếng có gia tăng do hiệu ứng phim ngôn tình lan tỏa đi nữa thì thực lực của họ vẫn khó được công nhận.
Cản trở sự sáng tạo và đầu tư nếu ngôn tình còn thống trị
Ngày trước, mỗi bộ phim được sản xuất đều có sự đầu tư chỉnh chu từ nội dung, kịch bản nhằm mang đến chất lượng cho khán giả. Còn ngày nay, với nguồn kịch bản dồi dào từ các tiểu thuyết ngôn tình, nên sự sáng tạo kịch bản gần như không có. Nhà sản xuất chỉ việc mua bản quyền chuyển thể và mời các ngôi sao chuyên trị ngôn tình đóng. Việc này dẫn đến chi phí nhẹ và khả năng thu hút quảng cáo cùng rating lại cao khi phát sóng.
Trong khi đó, với các phim được đầu tư kinh phí cao, chỉnh chu kịch bản và mời dàn diễn viên thực lực tham gia, chưa chắc sẽ hoàn vốn đầu tư như ngôn tình. “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”, “Mị Nguyệt truyện” hay “Như Ý truyện” đang quay là điển hình của các phim kinh phí cao, với dàn sao thực lực và tên tuổi. Dẫu vậy không phải ai cũng dám bỏ tiền đầu tư các phim “bom tấn” như vậy. Nên làm phim ngôn tình vẫn là xu hướng hiện tại là thế.
Với những lý do trên, thiết nghĩ đã đến lúc dòng phim ngôn tình của Trung nên giảm đi hoặc dừng lại hẳn, thay vì cứ làm theo kiểu mì ăn liền hời hợt qua loa như hiện nay. Bởi xu hướng nào cũng sẽ qua, như dòng phim thần tượng của Đài nay đã tàn lụi. Thực lực và sự sáng tạo vẫn là quan trọng nhất.
Nhân Sư
Theo Vietnamnet