Những ngày qua, dư luận Trung Quốc không ngừng xôn xao về đoạn nhật ký buồn của một cậu bé đáng thương đã cố tìm mọi cách khiến mẹ vui trong ngày 8/3, nhưng thứ mà cậu nhận được lại là một thái độ lạnh lùng, hời hợt.
Cậu bé học sinh lớp 2 ở trường tiểu học Trung tâm khu Hoàng Nham, đường Đông Thành, thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã khiến cho cộng đồng mạng nước này chấn động khi chia sẻ câu chuyện về người mẹ nghiện smartphone của mình.
Đoạn nhật ký mộc mạc kiêm bài tập làm văn của cậu bé đã nhận được vô số bình luận cảm thông sâu sắc trên mạng xã hội. Trong đó, cậu bé viết:
"Thứ 3, ngày 8/3
Hôm nay là ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Trong ngày này, mình muốn gửi lời cảm ơn tới mẹ của mình vì hàng ngày mẹ đều phải đi làm hết sức mệt mỏi, mình sẽ làm một vài việc cho mẹ.
Đầu tiên, mình kể cho mẹ nghe một câu chuyện nhỏ. Nhưng hình như mẹ không thích nghe chuyện mình kể, mà cứ dán mắt vào điện thoại thôi. Điều này khiến mình rất buồn.
Mình nghĩ có lẽ mẹ sẽ vui khi nghe lời chúc của mình, vậy nên mình đã gửi lời chúc mừng ngày 8/3 đến mẹ. Thế nhưng mẹ vẫn nhìn chằm chằm vào điện thoại khiến cho mình càng cảm thấy buồn hơn. Mình nghĩ cách này chắc cũng không được rồi, mình sẽ đấm lưng cho mẹ vậy.
Mình dùng hết sức đấm lưng cho mẹ, nhưng mẹ vẫn không rời mắt khỏi chiếc điện thoại, gương mặt chẳng tươi tỉnh chút nào. Mình lại càng buồn hơn nữa. Sau đó, mình quyết định đi rửa chân cho mẹ.
Lúc mình rửa chân cho mẹ, cuối cùng mẹ cũng rời mắt khỏi chiếc điện thoại. Việc này khiến mình cảm thấy vui hơn một chút nên càng ra sức rửa chân cho mẹ.
Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, mình hy vọng sẽ được mẹ khen thưởng, thế mà mẹ lại chỉ nghiêm giọng nói với mình: "Hôm nay con rửa chân tốt đấy, nhưng lần sau rửa sạch hơn chút nữa nhé!"
Mình thật sự rất buồn. Thế rồi lúc đi ra khỏi phòng, mẹ còn không quên dặn dò mình: "Mau đi viết nhật ký đi!"
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 của mình đã trôi qua một cách buồn chán như thế đó."
Cô giáo Vương Nguyệt Vi, chủ nhiệm lớp của cậu bé tội nghiệp ở trên cho biết, khi giao bài tập cho học sinh viết nhật ký với chủ đề "tạ ơn" nhân ngày 8/3, cô không thể ngờ được học sinh của mình sẽ viết bài về một người mẹ suốt ngày mải mê xem điện thoại.
Cô Vương bày tỏ, cô không chỉ khâm phục khả năng quan sát tỉ mỉ của học sinh, mà còn cảm thấy khá ngạc nhiên, bởi cô không nghĩ rằng trong con mắt con trẻ, việc người lớn dán mắt vào điện thoại lại trở nên đặc biệt nghiêm trọng như vậy. Cô cũng nhận định, bài văn đã phản ánh chân thực một hiện trạng vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm.
Lúc đọc được những dòng nhật ký của con trai mình, phụ huynh của "tác giả bài văn gây chấn động" cảm thấy khá thú vị và tức cười, thế nhưng sau khi ngẫm nghĩ lại, họ cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Người mẹ cho biết, mỗi ngày đi làm về, cả hai vợ chồng cô đều tranh thủ ngồi xem tin tức hoặc chat chit trên điện thoại. Những lúc như vậy, cô cảm thấy khá phiền phức khi con trai cứ nằng nặc đòi mẹ hướng dẫn viết bài tập làm văn.
Bà mẹ trẻ không thể tưởng tượng được hành động của mình đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự trưởng thành của con trai. Cô cam kết sau này sẽ không dán mắt vào điện thoại nữa và sẽ quan tâm chăm sóc con mình nhiều hơn.
Đoạn nhật ký của cậu bé lớp 2 này đã phản ánh hiện trạng thực tế của không ít gia đình. Nhiều vị phụ huynh khi về nhà đều cắm mặt vào điện thoại lướt web, xem phim hoặc chat chit... và chẳng có thời gian dành cho con cái. Trẻ em bị bố mẹ bỏ bê sẽ cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương, từ đó hình thành nên tính cách rụt rè, sống nội tâm. Nhiều đứa trẻ có xu hướng học theo bố mẹ và trong tương lai cũng sẽ trở thành những con nghiện smartphone chính hiệu.
Nhiều vị phụ huynh yêu điện thoại còn hơn cả yêu con. (Ảnh minh họa)
Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta giật mình khi đọc được bài tập làm văn của con trẻ nói về việc bố mẹ chúng yêu điện thoại còn hơn cả yêu con. Từ đó có thể thấy, việc sử dụng smartphone vô tội vạ đang là một hiện tượng xã hội vô cùng nhức nhối.
Những chiếc điện thoại thông minh giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống, thế nên đừng dại gì biến chúng thành "công cụ" phá hoại hạnh phúc và gây sứt mẻ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Cậu bé học sinh lớp 2 ở trường tiểu học Trung tâm khu Hoàng Nham, đường Đông Thành, thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã khiến cho cộng đồng mạng nước này chấn động khi chia sẻ câu chuyện về người mẹ nghiện smartphone của mình.
Đoạn nhật ký mộc mạc kiêm bài tập làm văn của cậu bé đã nhận được vô số bình luận cảm thông sâu sắc trên mạng xã hội. Trong đó, cậu bé viết:
"Thứ 3, ngày 8/3
Hôm nay là ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Trong ngày này, mình muốn gửi lời cảm ơn tới mẹ của mình vì hàng ngày mẹ đều phải đi làm hết sức mệt mỏi, mình sẽ làm một vài việc cho mẹ.
Đầu tiên, mình kể cho mẹ nghe một câu chuyện nhỏ. Nhưng hình như mẹ không thích nghe chuyện mình kể, mà cứ dán mắt vào điện thoại thôi. Điều này khiến mình rất buồn.
Mình nghĩ có lẽ mẹ sẽ vui khi nghe lời chúc của mình, vậy nên mình đã gửi lời chúc mừng ngày 8/3 đến mẹ. Thế nhưng mẹ vẫn nhìn chằm chằm vào điện thoại khiến cho mình càng cảm thấy buồn hơn. Mình nghĩ cách này chắc cũng không được rồi, mình sẽ đấm lưng cho mẹ vậy.
Mình dùng hết sức đấm lưng cho mẹ, nhưng mẹ vẫn không rời mắt khỏi chiếc điện thoại, gương mặt chẳng tươi tỉnh chút nào. Mình lại càng buồn hơn nữa. Sau đó, mình quyết định đi rửa chân cho mẹ.
Cậu bé ra sức lấy lòng mẹ, nhưng thứ mà cậu nhận được lại là sự thờ ơ, lạnh lùng của người mẹ. (Ảnh minh họa)
Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, mình hy vọng sẽ được mẹ khen thưởng, thế mà mẹ lại chỉ nghiêm giọng nói với mình: "Hôm nay con rửa chân tốt đấy, nhưng lần sau rửa sạch hơn chút nữa nhé!"
Mình thật sự rất buồn. Thế rồi lúc đi ra khỏi phòng, mẹ còn không quên dặn dò mình: "Mau đi viết nhật ký đi!"
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 của mình đã trôi qua một cách buồn chán như thế đó."
Cô giáo Vương Nguyệt Vi, chủ nhiệm lớp của cậu bé tội nghiệp ở trên cho biết, khi giao bài tập cho học sinh viết nhật ký với chủ đề "tạ ơn" nhân ngày 8/3, cô không thể ngờ được học sinh của mình sẽ viết bài về một người mẹ suốt ngày mải mê xem điện thoại.
Cô Vương bày tỏ, cô không chỉ khâm phục khả năng quan sát tỉ mỉ của học sinh, mà còn cảm thấy khá ngạc nhiên, bởi cô không nghĩ rằng trong con mắt con trẻ, việc người lớn dán mắt vào điện thoại lại trở nên đặc biệt nghiêm trọng như vậy. Cô cũng nhận định, bài văn đã phản ánh chân thực một hiện trạng vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm.
Bố mẹ nghiện smartphone sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình trưởng thành của con cái. (Ảnh minh họa)
Lúc đọc được những dòng nhật ký của con trai mình, phụ huynh của "tác giả bài văn gây chấn động" cảm thấy khá thú vị và tức cười, thế nhưng sau khi ngẫm nghĩ lại, họ cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Người mẹ cho biết, mỗi ngày đi làm về, cả hai vợ chồng cô đều tranh thủ ngồi xem tin tức hoặc chat chit trên điện thoại. Những lúc như vậy, cô cảm thấy khá phiền phức khi con trai cứ nằng nặc đòi mẹ hướng dẫn viết bài tập làm văn.
Bà mẹ trẻ không thể tưởng tượng được hành động của mình đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự trưởng thành của con trai. Cô cam kết sau này sẽ không dán mắt vào điện thoại nữa và sẽ quan tâm chăm sóc con mình nhiều hơn.
Đoạn nhật ký của cậu bé lớp 2 này đã phản ánh hiện trạng thực tế của không ít gia đình. Nhiều vị phụ huynh khi về nhà đều cắm mặt vào điện thoại lướt web, xem phim hoặc chat chit... và chẳng có thời gian dành cho con cái. Trẻ em bị bố mẹ bỏ bê sẽ cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương, từ đó hình thành nên tính cách rụt rè, sống nội tâm. Nhiều đứa trẻ có xu hướng học theo bố mẹ và trong tương lai cũng sẽ trở thành những con nghiện smartphone chính hiệu.
Nhiều vị phụ huynh yêu điện thoại còn hơn cả yêu con. (Ảnh minh họa)
Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta giật mình khi đọc được bài tập làm văn của con trẻ nói về việc bố mẹ chúng yêu điện thoại còn hơn cả yêu con. Từ đó có thể thấy, việc sử dụng smartphone vô tội vạ đang là một hiện tượng xã hội vô cùng nhức nhối.
Những chiếc điện thoại thông minh giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống, thế nên đừng dại gì biến chúng thành "công cụ" phá hoại hạnh phúc và gây sứt mẻ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Theo Trí thức trẻ