Cũng vì suy nghĩ ấy nên đã bao anh thợ cắt tóc quyết định "tìm nghề mới kiếm thu nhập thêm, đó là nghề "trai bao".
Thợ cắt tóc không biết cầm kéo
Trong một lần đi cắt tóc với chị bạn, tôi ngạc nhiên khi bước chân vào tiệm cắt tóc V.H trên đường Lê Lai (Q.1, TP.HCM). Khi chúng tôi gọi một thợ cắt tóc trông tiệm là muốn cắt tóc thì anh này cười tươi nói giọng cực kỳ ấm áp: "Chị đợi chút xíu, em gọi thợ chính về, chứ em không biết cắt tóc". Tôi nghĩ chắc là nhân viên mới học nghề, chuyện đó cũng bình thường nên có thể thông cảm được. Nhưng ngồi đợi một lúc thì có khoảng 6 - 7 nhân viên nam lần lượt đi vào tiệm mà cũng không biết cắt. Qua câu chuyện, tôi lân la dò hỏi thì biết những người này đã làm ở đây khá lâu, từ hai đến bốn năm.
Như hiểu được câu hỏi của tôi, chị bạn ghé tai tôi thì thầm: "Cái tiệm này chị quen lâu rồi, vào đây vì có hai đứa thợ cắt tóc chính cắt rất giỏi, chứ còn mấy thằng này nó chỉ làm trai bao thôi. Nó làm không ăn lương gì hết đấy, ở đây như cái nơi để nó tìm khách cho mình, em ngồi đây đến tầm 4h chiều thì sẽ quan sát được nhiều chuyện hay lắm". Sau khi được thợ chính cắt tóc xong, tôi rủ rê chị bạn sang quán nước đối diện để chờ "mục sở thị" công việc của các "thợ cắt tóc" trá hình như chị bạn tôi nói. Đúng như lời chị bạn, khoảng 4h chiều các cửa hiệu trên các cung đường Lê Lai, Lê Lợi và Lê Thánh Tông bắt đầu có "dấu hiệu" lạ, mà chỉ những người chú tâm quan sát mới nhận ra. Đó là việc các quý bà đi trên những xe hơi đắt tiền lượn lờ qua các tiệm cắt tóc, có bà "tèm nhèm" nhất cũng là xe SH, chứ tuyệt nhiên không có chiếc xe giá rẻ nào.
Theo quan sát của chúng tôi, các nữ khách hàng đến đây khoảng từ 37 đến 60 tuổi, thân hình nói chung đã "xuống cấp" nghiêm trọng, nhưng cách ăn mặc và trang điểm thì các cô gái cứ gọi bằng …"sư phụ". Có bà vào cắt tóc, cũng có bà vào để mát-xa, nhưng chỉ làm qua loa và nhanh chóng đi ra cùng một "đào" to cao đẹp trai. Nhiều bà chỉ cần đỗ xịch xe trước cửa hiệu là đã có "đào trai" chờ sẵn mở cửa xe và đi. Chị Khánh Linh, chủ tiệm hớt tóc Q.N trên đường Lê Thánh Tông cho biết: "Bắt đầu lại đi đấy, thường thì đi từ 5h chiều, các bà sẽ đưa đi ăn uống, nói chuyện với nhau một lúc khi màn đêm buông xuống sẽ rủ nhau vào nhà nghỉ, có bà ham hố quá thì đi thẳng vào nhà nghỉ luôn!".
Khi tôi hỏi về chuyện lương cho những "thợ cắt tóc" này, chị Khánh Linh nhìn tôi cười nói: "Lương thưởng gì, tụi nó có biết cắt tóc gì đâu, đến cầm cây kéo còn không biết cách cầm, tụi nó chỉ biết mát-xa và "đi tới bến" với các bà già lắm tiền thôi. Tiệm tôi cũng có chừng gần chục tên, nó vào xin làm thợ phụ, chủ yếu là để có nơi tìm mối. Nghề này cũng phải có mánh khóe, phải tìm được đất để phát triển nghề nghiệp và tạo được nhiều mối quan hệ".
Cuộc chiến trên tình trường
Tôi được chị Khánh Linh giới thiệu cho một "đào" tên Mạnh Hùng. Theo như chị Khánh Linh thì cái tên các "trai bao hay gái bao" đều giống nhau là tên giả, các quý bà chỉ tìm cho mình một gã đàn ông đẹp trai và "khỏe", chứ cái tên chẳng quan trọng gì. Qua tiếp xúc và nói chuyện cởi mở, Mạnh Hùng chẳng than nghèo kể khổ hay tỏ ra đáng thương, mà thừa nhận "tỉnh queo" rằng: "Em cũng chẳng quá khó khăn, sinh viên một trường có tiếng, ra trường đi xin việc làm, nếu chịu khó và tiết kiệm cũng gọi là đủ sống, nhưng ghét cái kiểu mình làm bật mặt ra nhưng khó mà sắm được điện thoại xịn, xe tay ga, chứ đừng mong mua nhà Sài Gòn. Vì thế, qua một người bạn trên mạng, em đã đi theo cái nghề này, bây giờ làm cũng được hai năm rồi. Tiền bạc kiếm được chi tiêu cũng ổn, nhưng nghề này làm ăn được đều và khách hàng mối ruột cũng khó lắm, nên tình trường hơn cả chiến trường đấy, đâu phải dễ ăn như các chị nghĩ!".
Như gặp được người để dốc bầu tâm sự, Hùng bảo ngoài cái vẻ đẹp trai trời ban thì cần có sức khỏe. Đi theo cái nghề này mà thiếu hai cái đó thì coi như vứt đi. Đẹp trai thì cũng phải chăm sóc bản thân, sức khỏe thì đâu ai giữ mãi được nên các "trai bao" cũng rất quan tâm đến điều này. Hùng cho biết, các bà các cô bây giờ cũng "cả thèm chóng chán" lắm, mình mà không đổi mới bản thân, cũng chỉ cho các bà "xài" tạm một vài lần rồi các bà vứt vào "sọt rác" hết. Vì vậy, các "đào trai" phải học cách đủ "ngón nghề". Ngoài việc phải làm cho họ thỏa mãn xác thịt, các "trai bao" còn phải biết cách nói chuyện, theo Hùng thì: "Em phải nắm bắt tâm lý từng người một, có người cần ngọt ngào thì mình sẽ dùng ngọt ngào, có người cần sự hóm hỉnh thông minh thì mình cũng đáp ứng được, có bà cần sự ăn nói đần đần một chút, em chiều tất, điều quan trọng là mình được sủng ái lâu dài và tiền bo nhiều là ok hết chị ạ!".
Nhưng trong nghề với nhau, anh khôn thì người khác cũng khôn, nên chẳng ai nhường cho ai cái "cần câu cơm" của mình, nên cũng sinh ra chuyện nói xấu nhau, đôi khi còn dùng những mưu mẹo để cướp mất "mối" của nhau. Bài học xương máu này thì Hùng đã vấp phải, Hùng cay đắng nói: "Cách đây hai tháng, em bị mất một mối quen gần một năm, em cứ nghĩ mình khôn nhưng có thằng còn lọc lừa hơn. Bà này là có chồng làm sếp ở cơ quan nhà nước, nên bà ấy tìm mối an toàn, chỉ cần an toàn, còn lại tiền thì không tiếc tay, trước em bà ấy cũng đã có vài người nhưng tụi đó hay vòi vĩnh quá bả sợ, sau này gặp em, em sòng phẳng, bà gọi thì em đi, chứ em không chủ động, vì bà sợ lộ". Thằng bạn thân trong nghề em biết được quy luật này, nên nhằm lúc em đi vệ sinh, nó lấy điện thoại em nhá máy bà, bả giận rồi từ mặt em luôn, thế là nó lân la, giành được mối này!".
Có nhiều "đào trai" còn tung tin "đồng nghiệp" mình bị bệnh này bệnh kia để các bà sợ, nên cũng sinh ra những cảnh "thanh toán" nhau bằng bạo lực. Trong nghề này cũng có nhiều bà muốn "độc quyền" sở hữu một người, nhưng dù tiền nhiều đến mấy cũng không thỏa mãn hết lòng tham của các "trai bao" nên dù miệng lưỡi leo lẻo duy nhất có mình em, thì các "đào trai" này vẫn thường lén lút kiếm thêm "mối". Bởi như Quang, một "trai bao gần hết đát" ngậm ngùi chia sẻ: "Khi vào nghề tôi đã hơn 30, lúc đó cũng còn phong độ và sung sức lắm, không ai đoán được tuổi tôi hết nên có rất nhiều khách. Bây giờ, bọn trẻ nổi lên, kiếm một trai bao dễ như mua khoai mua sắn ngoài đường nên tôi cũng chẳng có tương lai gì nữa, nên làm nghề này tranh thủ lúc trẻ kiếm tiền để già mà làm việc khác, lo cho hậu phương vững chắc là vừa!".
Đó là câu nói cửa miệng của các trai bao già, chứ theo như Mạnh Hùng thì cái nghề trai bao hay gái bao chẳng bao giờ có được "hậu phương" vững chắc. Khi còn làm nghề, kiếm được tiền thì ăn chơi, lao vào những lạc thú, thấy đàn bà rẻ mạt, nghĩ tình yêu chẳng là cái quái gì nên ngủ với hàng trăm phụ nữ mà chẳng có nổi một người đàn bà tử tế cho mình. Hùng lắc đầu: "Thực ra thì của thiên trả địa thôi chị ạ, chẳng có tương lai gì đâu, tiền em làm bao nhiêu cũng hết, chỉ sắm được chiếc xe và chiếc điện thoại, quần áo vậy thôi, chứ trong tài khoản chẳng khi nào có dư nổi chục triệu. Nhưng trót theo cái nghề này rồi thì khó mà ra lắm, cũng tại mình không chịu đi làm, cứ thích hưởng thụ thì phải chịu, chứ than vãn gì, người ta biết được, người ta chửi cho…".
"Hai bên cùng có lợi!"
Cũng theo chị Khánh Linh (chủ tiệm tóc Q.N), không phải tự nhiên mà chị chấp nhận cho những "nhân viên không chuyên" này vào tiệm làm cho mình, suy đi tính lại hai bên cùng có lợi. Các "trai bao" thì có nơi làm ăn, chị thì cũng có khách quen. Trong quán vẫn có đội ngũ chuyên nghiệp cắt tóc làm đẹp đúng nghĩa, các bà, các cô ngoài việc nhu cầu có "trai bao" thì vẫn cần làm đẹp thường xuyên, nên cũng nhờ các "đào trai" này mà các tiệm cắt tóc làm ăn phát đạt. Và cái nghề này sống được cũng do các quý bà giàu có mà thiếu tình, nên vung tiền ra mua vui mà thôi.
Thợ cắt tóc không biết cầm kéo
Trong một lần đi cắt tóc với chị bạn, tôi ngạc nhiên khi bước chân vào tiệm cắt tóc V.H trên đường Lê Lai (Q.1, TP.HCM). Khi chúng tôi gọi một thợ cắt tóc trông tiệm là muốn cắt tóc thì anh này cười tươi nói giọng cực kỳ ấm áp: "Chị đợi chút xíu, em gọi thợ chính về, chứ em không biết cắt tóc". Tôi nghĩ chắc là nhân viên mới học nghề, chuyện đó cũng bình thường nên có thể thông cảm được. Nhưng ngồi đợi một lúc thì có khoảng 6 - 7 nhân viên nam lần lượt đi vào tiệm mà cũng không biết cắt. Qua câu chuyện, tôi lân la dò hỏi thì biết những người này đã làm ở đây khá lâu, từ hai đến bốn năm.
Như hiểu được câu hỏi của tôi, chị bạn ghé tai tôi thì thầm: "Cái tiệm này chị quen lâu rồi, vào đây vì có hai đứa thợ cắt tóc chính cắt rất giỏi, chứ còn mấy thằng này nó chỉ làm trai bao thôi. Nó làm không ăn lương gì hết đấy, ở đây như cái nơi để nó tìm khách cho mình, em ngồi đây đến tầm 4h chiều thì sẽ quan sát được nhiều chuyện hay lắm". Sau khi được thợ chính cắt tóc xong, tôi rủ rê chị bạn sang quán nước đối diện để chờ "mục sở thị" công việc của các "thợ cắt tóc" trá hình như chị bạn tôi nói. Đúng như lời chị bạn, khoảng 4h chiều các cửa hiệu trên các cung đường Lê Lai, Lê Lợi và Lê Thánh Tông bắt đầu có "dấu hiệu" lạ, mà chỉ những người chú tâm quan sát mới nhận ra. Đó là việc các quý bà đi trên những xe hơi đắt tiền lượn lờ qua các tiệm cắt tóc, có bà "tèm nhèm" nhất cũng là xe SH, chứ tuyệt nhiên không có chiếc xe giá rẻ nào.
Các quý bà dập dìu đón đưa sau mỗi cuộc vui (Ảnh minh họa)
Theo quan sát của chúng tôi, các nữ khách hàng đến đây khoảng từ 37 đến 60 tuổi, thân hình nói chung đã "xuống cấp" nghiêm trọng, nhưng cách ăn mặc và trang điểm thì các cô gái cứ gọi bằng …"sư phụ". Có bà vào cắt tóc, cũng có bà vào để mát-xa, nhưng chỉ làm qua loa và nhanh chóng đi ra cùng một "đào" to cao đẹp trai. Nhiều bà chỉ cần đỗ xịch xe trước cửa hiệu là đã có "đào trai" chờ sẵn mở cửa xe và đi. Chị Khánh Linh, chủ tiệm hớt tóc Q.N trên đường Lê Thánh Tông cho biết: "Bắt đầu lại đi đấy, thường thì đi từ 5h chiều, các bà sẽ đưa đi ăn uống, nói chuyện với nhau một lúc khi màn đêm buông xuống sẽ rủ nhau vào nhà nghỉ, có bà ham hố quá thì đi thẳng vào nhà nghỉ luôn!".
Khi tôi hỏi về chuyện lương cho những "thợ cắt tóc" này, chị Khánh Linh nhìn tôi cười nói: "Lương thưởng gì, tụi nó có biết cắt tóc gì đâu, đến cầm cây kéo còn không biết cách cầm, tụi nó chỉ biết mát-xa và "đi tới bến" với các bà già lắm tiền thôi. Tiệm tôi cũng có chừng gần chục tên, nó vào xin làm thợ phụ, chủ yếu là để có nơi tìm mối. Nghề này cũng phải có mánh khóe, phải tìm được đất để phát triển nghề nghiệp và tạo được nhiều mối quan hệ".
Cuộc chiến trên tình trường
Tôi được chị Khánh Linh giới thiệu cho một "đào" tên Mạnh Hùng. Theo như chị Khánh Linh thì cái tên các "trai bao hay gái bao" đều giống nhau là tên giả, các quý bà chỉ tìm cho mình một gã đàn ông đẹp trai và "khỏe", chứ cái tên chẳng quan trọng gì. Qua tiếp xúc và nói chuyện cởi mở, Mạnh Hùng chẳng than nghèo kể khổ hay tỏ ra đáng thương, mà thừa nhận "tỉnh queo" rằng: "Em cũng chẳng quá khó khăn, sinh viên một trường có tiếng, ra trường đi xin việc làm, nếu chịu khó và tiết kiệm cũng gọi là đủ sống, nhưng ghét cái kiểu mình làm bật mặt ra nhưng khó mà sắm được điện thoại xịn, xe tay ga, chứ đừng mong mua nhà Sài Gòn. Vì thế, qua một người bạn trên mạng, em đã đi theo cái nghề này, bây giờ làm cũng được hai năm rồi. Tiền bạc kiếm được chi tiêu cũng ổn, nhưng nghề này làm ăn được đều và khách hàng mối ruột cũng khó lắm, nên tình trường hơn cả chiến trường đấy, đâu phải dễ ăn như các chị nghĩ!".
Như gặp được người để dốc bầu tâm sự, Hùng bảo ngoài cái vẻ đẹp trai trời ban thì cần có sức khỏe. Đi theo cái nghề này mà thiếu hai cái đó thì coi như vứt đi. Đẹp trai thì cũng phải chăm sóc bản thân, sức khỏe thì đâu ai giữ mãi được nên các "trai bao" cũng rất quan tâm đến điều này. Hùng cho biết, các bà các cô bây giờ cũng "cả thèm chóng chán" lắm, mình mà không đổi mới bản thân, cũng chỉ cho các bà "xài" tạm một vài lần rồi các bà vứt vào "sọt rác" hết. Vì vậy, các "đào trai" phải học cách đủ "ngón nghề". Ngoài việc phải làm cho họ thỏa mãn xác thịt, các "trai bao" còn phải biết cách nói chuyện, theo Hùng thì: "Em phải nắm bắt tâm lý từng người một, có người cần ngọt ngào thì mình sẽ dùng ngọt ngào, có người cần sự hóm hỉnh thông minh thì mình cũng đáp ứng được, có bà cần sự ăn nói đần đần một chút, em chiều tất, điều quan trọng là mình được sủng ái lâu dài và tiền bo nhiều là ok hết chị ạ!".
Nhưng trong nghề với nhau, anh khôn thì người khác cũng khôn, nên chẳng ai nhường cho ai cái "cần câu cơm" của mình, nên cũng sinh ra chuyện nói xấu nhau, đôi khi còn dùng những mưu mẹo để cướp mất "mối" của nhau. Bài học xương máu này thì Hùng đã vấp phải, Hùng cay đắng nói: "Cách đây hai tháng, em bị mất một mối quen gần một năm, em cứ nghĩ mình khôn nhưng có thằng còn lọc lừa hơn. Bà này là có chồng làm sếp ở cơ quan nhà nước, nên bà ấy tìm mối an toàn, chỉ cần an toàn, còn lại tiền thì không tiếc tay, trước em bà ấy cũng đã có vài người nhưng tụi đó hay vòi vĩnh quá bả sợ, sau này gặp em, em sòng phẳng, bà gọi thì em đi, chứ em không chủ động, vì bà sợ lộ". Thằng bạn thân trong nghề em biết được quy luật này, nên nhằm lúc em đi vệ sinh, nó lấy điện thoại em nhá máy bà, bả giận rồi từ mặt em luôn, thế là nó lân la, giành được mối này!".
Có nhiều "đào trai" còn tung tin "đồng nghiệp" mình bị bệnh này bệnh kia để các bà sợ, nên cũng sinh ra những cảnh "thanh toán" nhau bằng bạo lực. Trong nghề này cũng có nhiều bà muốn "độc quyền" sở hữu một người, nhưng dù tiền nhiều đến mấy cũng không thỏa mãn hết lòng tham của các "trai bao" nên dù miệng lưỡi leo lẻo duy nhất có mình em, thì các "đào trai" này vẫn thường lén lút kiếm thêm "mối". Bởi như Quang, một "trai bao gần hết đát" ngậm ngùi chia sẻ: "Khi vào nghề tôi đã hơn 30, lúc đó cũng còn phong độ và sung sức lắm, không ai đoán được tuổi tôi hết nên có rất nhiều khách. Bây giờ, bọn trẻ nổi lên, kiếm một trai bao dễ như mua khoai mua sắn ngoài đường nên tôi cũng chẳng có tương lai gì nữa, nên làm nghề này tranh thủ lúc trẻ kiếm tiền để già mà làm việc khác, lo cho hậu phương vững chắc là vừa!".
Đó là câu nói cửa miệng của các trai bao già, chứ theo như Mạnh Hùng thì cái nghề trai bao hay gái bao chẳng bao giờ có được "hậu phương" vững chắc. Khi còn làm nghề, kiếm được tiền thì ăn chơi, lao vào những lạc thú, thấy đàn bà rẻ mạt, nghĩ tình yêu chẳng là cái quái gì nên ngủ với hàng trăm phụ nữ mà chẳng có nổi một người đàn bà tử tế cho mình. Hùng lắc đầu: "Thực ra thì của thiên trả địa thôi chị ạ, chẳng có tương lai gì đâu, tiền em làm bao nhiêu cũng hết, chỉ sắm được chiếc xe và chiếc điện thoại, quần áo vậy thôi, chứ trong tài khoản chẳng khi nào có dư nổi chục triệu. Nhưng trót theo cái nghề này rồi thì khó mà ra lắm, cũng tại mình không chịu đi làm, cứ thích hưởng thụ thì phải chịu, chứ than vãn gì, người ta biết được, người ta chửi cho…".
"Hai bên cùng có lợi!"
Cũng theo chị Khánh Linh (chủ tiệm tóc Q.N), không phải tự nhiên mà chị chấp nhận cho những "nhân viên không chuyên" này vào tiệm làm cho mình, suy đi tính lại hai bên cùng có lợi. Các "trai bao" thì có nơi làm ăn, chị thì cũng có khách quen. Trong quán vẫn có đội ngũ chuyên nghiệp cắt tóc làm đẹp đúng nghĩa, các bà, các cô ngoài việc nhu cầu có "trai bao" thì vẫn cần làm đẹp thường xuyên, nên cũng nhờ các "đào trai" này mà các tiệm cắt tóc làm ăn phát đạt. Và cái nghề này sống được cũng do các quý bà giàu có mà thiếu tình, nên vung tiền ra mua vui mà thôi.
Theo Người đưa tin